Giải pháp xã hội hoá hoạt động DLvà sự tham gia của cộng đồng trong

Một phần của tài liệu hoạt động du lịch biển và sinh kế của người dân xã xuân thành - huyện nghi xuân - tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 114)

trong tổ chức và quản lý hoạt động DL biển bền vững

Trong phát triển DL thì điều cần chú ý là phải làm sao cho cộng đồng dân cư ở vùng biển đó nhận thức được rằng DL sẽ đem lại những điều tốt đẹp và đời sống kinh tế khá hơn, hướng họ cùng tham gia phát triển DL biển. Đó chính là sự chia sẻ lợi nhuận từ DL cho người dân bằng nhiều hình thức. Để làm được điều này thì cần có một chiến lược lâu dài và quy hoạch chi tiết tổng thể. Tăng cường sự tham gia của người dân dặc biệt là người nghèo, người khơng có điều kiện tham gia vào các hoạt động DVDL vào trong quá trình lập, thực hiện, giám sát, đánh giá các kế hoạch phát triển KT – XH và đặc biệt là phát triển DL tại xã. Người dân cần phải được tham vấn theo từng nhóm với các đặc điểm KT – XH khác nhau, phận theo giới, thành phần kinh tế, tuổi tác. Quá trình này mất nhiều thời gian hơn so với việc cử cán bộ chuyên trách thực hiện, nhưng có như thế mới đảm bảo cho một kế hoạch phát triển tổng thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân đảm bảo cho sự phát triển bên vững.

Tuy nhiên chính quyền địa phương cũng khơng nên quá chú trọng vào việc làm sao để tạo được lợi nhuận nhiều nhất, mà phải hiểu rằng những người

dân sống ở vên biển đều có quyền tiếp cận với các nguồn lợi biển, nơi mưu sinh cho cuộc sống hằng ngày của họ. Chính vì vậy, chính quyền địa phương phải làm sao cân bằng được giữa phát trỉên DL và sinh kế cho người dân, vừa tạo công ăn việc làm để tăng thu nhập đồng thời tạo nguồn thu nhập chính đáng cho người dân, những người mà đã gắn bó lâu đời với biển. Bên cạnh đó phải ưu tiên cho các ngành dễ bị ảnh hưởng như NTTS và nông nghiệp. Cần hành thành DL sinh thái kết hợp với sự phát triển của nghề NTTS và ngề đánh bắt cá để có thể kiểm sốt được các ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động DL biển đến môi trường xã hội của địa phương.

Phát triển DL nói chung và DL sinh thái biển nói riêng trước hết sẽ cải thiện sinh kế cho chính người dân địa phương, đồng thời mang lại lợi ích mong muốn cũng như mang tính bền vững về mặt mơi trường. Tuy nhiên để làm được điều này trước hết DL Xuân Thành cần được khoanh vùng, quy hoạch thật chi tiết, bài bản, rồi kêu gọi đầu tư, xây dựng để hành thành nên những khu DVDL (lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, mua sắm, DL, sức khoẻ…) đạt chất lượng cao. Có như vậy xã mới thành cơng khi dùng biển để tiếp thị DL và quảng bá hành ảnh dịa phương.

PHẦN VI

6.1 Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động DL biển và sinh kế người dân tại xã Xuân Thành, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

a. Về hiện trạng sinh kế người dân.

* Nguồn lực sinh kế:

Xuân Thành là một xã có nguồn lực đất đai thuộc vào loại khơng dồi dào, chính vì thế người dân nơi đây đang tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Có một thực tế hiện nay là nhóm hộ nơng ngư kiêm dịch vụ vẫn chưa sử dụng hết tiềm lực đất đai của hộ, chính vì thế chính quyền địa phương cần sớm tìm ngay giải pháp để khắc phục vấn đề này.

Là một xã ven biển có nguồn lao động dồi dào, đây cũng là một khó khăn cho vùng khi lực lượng lao động này có trình độ tay nghề cao nhưng kỹ thuật chưa cao nên việc giải quyết việc làm cho số lượng lao động này đang là một vấn đề nhức nhối, do đó nâng cao trình độ tay nghề cho người dân hiện nay là một việc làm rất cần thiết của địa phương.

Địa phương rất chú trọng phát triển DL nên nguồn lực vật chất, tư liệu sản xuất rất được coi trọng. Trong những năm qua chính quyền và nhân dân xã Xuân Thành đã rất quan tâm và có sự đầu tư phù hợp với lĩnh vực này, cho đến nay đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, hệ thống cơ sở vật chất, CSHT của địa phương tương đối khang trang tạo điều kiện thu hút du khách cũng như đảm bảo sinh hoạt cho người dân địa phương. Song nguồn lực này vẫn cần được đầu tư thêm nhất là hệ thống thuỷ lợi và các cơng trình phúc lợi tạo cho địa phương phát triển bền vững.

Nguồn lực tài chính của xã nhìn chung tương đối dồi dào, xã huy động được một lượng vốn ngoại lực rất lớn chủ yếu là từ vốn dự án, nguồn vốn huy động nội lực cũng tương đối cao. Người dân ở xã được tạo điều kiện để vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất phù hợp song lượng vốn vay chưa lớn, các tổ chức tín dụng địa phương chưa là điểm tin cậy của người dân. Do vậy cần có giải pháp khắc phục những vướng mắc này.

Nguồn lực xã hội của địa phương là tiền đề để các nguồn lực khác phát triển, xã có đầy đủ các tổ chức xã hội, và hoạt động mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng khơng thiếu những mặt chưa được. Để nguồn lực xã hội là nền tảng cho các nguồn lực khác cũng như cho sự phát triển kinh tế của địa phương thì chính quyền và các ban ngành cần có sự quan tâm chú ý đặc biệt đến các vấn đề văn hoá xã hội, tinh thần của nhân dân nơi đây.

* Các hoạt động sinh kế của nhân dân xã Xuân Thành:

Nông nghiệp, TMDV DL, NTTS là những hoạt động sinh kế chính của người dân xã Xuân Thành, hoạt động TTCN cũng đang dần được người dân quan tâm. Ngành nông nghiệp địa phương vẫn còn phụ thuộc phần lớn vào thời tiết nên sản xuất gặp nhiều rủi ro, trong nội bộ ngành đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành TMDV. Tuy nhiên sự phát triển của nó vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu để tương xứng với tiềm năng của vùng, các hoạt động TMDV DL còn kém đa dạng chất lượng phục vụ còn chưa cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc thu hút du khách về địa phương. NTTS tuy đang được chính quyền xã quan tâm để trở thành hoạt động sinh kế bền vững của vùng song hiện nay vẫn chưa thực sự phát triển do cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho ngành còn yếu. Các hoạt động sinh kế khác vẫn còn phát triển kém, quy mô nhỏ.

Trong những năm tới hoạt động sinh kế của địa phương có xu hướng dịch chuyển như sau: giảm dần tỷ trọng ngành nơng nghiệp, trong đó tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Đẩy mạnh và phát triển ngành TMDV, NTTS, TTCN một cách nhanh và hiệu quả để duy trì sinh kế bền vững cho địa phương nơi đây.

b. Các hoạt động DL và tác động của nó lên sinh kế của người dân xã Xuân Thành.

Từ khi hoạt động DL phát triển ở địa phương, nó đã trở thành hoạt động sinh kế quan trọng của người dân nơi đây, góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Nó đã mở ra một hướng đi mới trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sinh kế khác cùng phát triển. Tuy vậy hoạt động sinh kế này cũng gây ra một sô tác động tiêu cực tới các hộ gia đình và cộng đồng địa phương, nhất là về văn hoá xã hội, an ninh trật tự, môi trường sinh thái, sự phân hố giàu nghèo. Vì vậy, trong qúa trình đẩy mạnh hình thức kinh doanh DVDL địi hỏi chính quyền địa phương cũng như người dân phải cùng nhau duy trì và phát triển những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực, tìm ra giải pháp hữu hiệu để đưa hoạt động DL trở thành một hoạt động sinh kế ổn định và bền vững của địa phương.

6.2. Kiến nghị

* Đối với các cấp quản lý

Quy hoạch phát triển DL DL sinh thái:

Việc thực hiện quy hoạch phải trả lời được những câu hỏi sau: Có những tài nguyên DL gì? Khai thác những tiềm năng đó như thế nào mà không làm tổn hại đến môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên? Dự báo khả năng thu hút du khách đến điểm DL này (số lượng, loại khách)? Quan hệ trong phát triển DL ở đây với các điểm DL khác như thế nào để tăng sự hấp dẫn DL chung? Tổ chức hoạt động DL ở khu vực này như thế nào để khai thác có hiệu quả các tiềm năng DL, Đầu tư xây dựng những cơng trình gì, vốn ở đâu và lộ trình đầu tư? Đánh giá tác động môi trường của phương án phát triển?

Nghiên cứu xây dựng một số chính sách chủ yếu cho phát triển DL biển:

Chính sách thu hút đầu tư, chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho sự tham gia cộng đồng vào các hoạt động DL, cơ chế đảm bảo có sự đóng góp từ DL cho cơng tác bảo tồn, v.v..

Bao gồm việc xác định “sức chứa” của điểm DL, xây dựng cơ chế quản lý các hoạt động DL phù hợp với “sức chứa”.

Tạo điều kiện cho công đồng được tham gia đầy đủ vào hoạt động DL: trên cơ sở những chính sách cụ thể đề xuất được các cấp có thẩm quyền chấp thuận cần tiến hành việc đào tạo kỹ năng và tạo những điều kiện vật chất ban đầu để cộng đồng có thể tham gia thăm một cách tích cực vào các hoạt động DL như hướng dẫn khách, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú...

Tuyên truyền quảng cáo (có trách nhiệm): Đây được xem như như một hoạt động có tính ngun tắc mà bất kỳ một điểm DL tích cực nào cũng cần phải thực hiện nghiêm túc bởi bên cạnh việc giới thiệu đầy đủ những giá trị đặc biệt về DL, cần cung cấp cho du khách đầy đủ những thơng tin về những điều “có thể” và “không nên” làm khi đến điểm DL nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du khách đến môi trường và các giá trị tự nhiên ở đây. Điều này yêu cầu phải có những nghiên cứu tồn diện về các tác động có thể có từ du khách và chuẩn bị những phương thức, nội dung tuyên truyền quảng cáo phù hợp.

• Đối với hộ DL

Nghiêm túc chấp hành các chủ trương, định hướng, kế hoạch nhằm phát triển, mở rộng quy hoạch khu DL của các cấp quản lý lãnh đạo từ trung ương đến địa phương.

Phối kết hợp với các vùng phụ cận để giảm tối đa các thất thoát của địa phương, phát huy thế mạnh của làng nghề đối với các hoạt động bổ sung cho DL. Thắt chặt mối quan hệ đoàn kết trong phát triển DL nhằm tăng hơn nữa những tác động của hoạt động DL đến phát triển kinh tế nông thôn đồng thời vẫn giữ vững các mối quan hệ trong xã hội.

Quan tâm đến công tác đào tạo, giáo dục nhận thức về DL để từ đó có nền tảng cơ bản trong việc thực hiện những hoạt động nhằm phát triển ngành DL hiệu quả và bền vững.

Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005). Việt Nam: Tăng cường năng lực giảm nghèo Miền Trung. Dự án hỗ trợ kỹ thuật – các đề xuất chính sách và thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Phát triển Quốc tế Anh, chương trình đối tác hỗ trợ xã nghèo (2003). “Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và khung phân tích”, hội thảo quốc tế đào tạo sinh kế bền vững Việt Nam ngày 04 – 11/10/2003.

3. Hoàng Thị Liên (2007). “Đánh giá tính thời vụ trong kinh doanh du lịch biển của khu du lịch Thị xã Cửa Lò - Tỉnh Nghệ An”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nơng nghiệp I – Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Hồn (2003). “Đánh giá thực trạng và tác động của ngành du lịch biển nên sinh kế kiém sống của người dân ở xã Quỳnh Bảng - huyện Quỳnh Lưu - Tỉnh Nghệ An”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Định, Phạm Hồng Chương (2000). Giáo trình quản trị kinh doanh du lịch, NXB thống kê, Hà Nội.

6. http://www.abc.com.vn

7. http://www.vietnamtouristm.gov.vn

8. Phạm Duy Thái (2005). “Đánh giá một số tác động của du lịch đến phát triển kinh tế tại Ninh Bình”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương (2002). “Phát triển du lịch sinh thái biển: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

11. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2003). Quản lý phát triển du lịch biển, dự án khu bảo tồn biển Hịn Mun, khố tập huấn Quốc Gia về quản lý khu bảo tồn biển, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Nha Trang.

Tiếng Anh

12. CHF – Partner in ruran development (2005), suitainable livelihoods approach guidelines, Ottawa, Canada.

PHỤ LỤC : HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TRONG ĐỀ TÀI Nội dung Chỉ tiêu tổng hợp Cấp đánh giá

Chỉ tiêu chi tiết

Hiện trạng sinh kế của người dân địa phương Nguồn lực sinh kế cấp xã (cộng đồng) Nguồn lực đất đai: +) Tình hình sử dụng đất của xã (diện tích từng loại đất?)

+) Đất sản xuất cho người dân (BQ đất NN/ hộ?...)

Nguồn lực lao động:

+) Tình hình sử dụng lao động (sự phân bổ lao động vào từng lĩnh vực sản xuất, số lao động thiếu việc làm, số lao động đi làm ăn xa?) +) Chất lượng lao động (Số lao động được đào tạo? Tập huấn?)

Nguồn lực vật chất:

+) Các nguồn lực vật chất chủ yếu như: CSHT, cơ sở lưu trú…?

Nguồn lực tài chính:

+) Tình hình nguồn vốn của xã (vốn tự có? vốn đi vay?vốn dự án?)

+) Khả năng huy động vốn trong dân (BQ thu nhập/ hộ/ năm, số hộ giàu, nghèo?)

Nguồn lực xã hội:

+) Các tổ chức ở địa phương (hội nơng dân, tín dụng,…) cấp hộ điều tra Nguồn lực đất đai: +) Tình hình sử dụng đất của hộ (BQ diện tích đất NN/ hộ,…)

+) Hiện trạng đất sản xuất (% hộ thiếu đất, % hộ thừa đất, % hộ đủ đất)

Nguồn lực lao động:

+) Tình hình sử dụng lao động (BQLĐ/ hộ, BQ số LĐ đi làm ăn xa/ hộ)

+) Hiện trạng sử dụng lao động của hộ (% hộ thiếu LĐ, % hộ thừa LĐ)

Nguồn lực tài chính:

+) Tình hình tích luỹ của hộ (% hộ có tích luỹ, % hộ khơng có tích luỹ)

+) Hiện trạng vốn (% hộ tự lo vốn sản xuất, % hộ đi vay)

Nguồn TLSX:

+) Mức trang bị tài sản và TLSX của hộ: BQ chiếc Tivi/ hộ, BQ chiếc xe máy/ hộ…

Các

hoạt động sinh kế tại

địa phương

Cấp xã Trồng trọt (các cây trồng chủ yếu, số LĐ tham gia, diện tích sản xuất,…)

Chăn ni (LĐ, các loại vật nuôi, …)

TTCN (mức độ phát triển, số LĐ tham gia,…)

TM – DV – DL (loại hình, LĐ tham gia, quy mơ,…)

Những vấn đề về sinh kế

Cấp xã Những khó khăn trong sinh kế của người dân xã Xuân Thành

Chính quyền xã Xuân Thành khác phục khó khăn như thế nào?

Xu hướng chuyển dịch sinh kế

Cấp xã Thay đổi cơ cấu tỷ trọng các ngành nghề, ngành nào có xu hướng tăng lên, ngành nào giảm xuống?

Nội dung Chỉ tiêu tổng hợp

Cấp đánh giá

Chỉ tiêu chi tiết

Tình hình hoạt động DL biển Tình hình hoạt động kinh doanh DVDL tại địa phương

Cấp xã Hoạt động kinh doanh DVDL (kết quả thu hút khách? DT và cơ cấu DT) Cơ sở vật chất (số cơ sở lưu trú?) Các loại hình hoạt động DVDL

Một phần của tài liệu hoạt động du lịch biển và sinh kế của người dân xã xuân thành - huyện nghi xuân - tỉnh hà tĩnh (Trang 100 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w