0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nguồn lực vật chất, TLSX

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN THÀNH - HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH (Trang 56 -97 )

Bảng 5.5: Nguồn lực vật chất xã Xuân Thành (2007)

Diễn giải ĐVT Số lượng

1. Cơng trình điện - Trạm biến áp Trạm 7 - Đường cao thế Km 6 - Đường hạ thế Km 22 2. Đường - Đường nhựa Km 21,5 - Đường cấp khối Km 18.8 3. Cơng trình phúc lợi

- Trường học (cấp I, II, III) Trường 2 - Trạm y tế Trạm 1 - Trường mầm non Trường 2 4. Thủy lợi

- Giếng tưới ẩm Giếng 40

- Đê M 1200

- Máng bê tông M 0 - Mương đất Km 12

(Nguồn: Ban thống kê xã)

Đây là một nguồn lực đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới các nguồn lực khác, đặc biệt là hai nguồn lực đất đai và lao động. Nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy mỗi vùng miền hoặc một quốc gia nào đó trong việc sử dụng và khai thác nguồn lực nói trên. Do vậy, nguồn lực này rất được chú trọng bởi vì nó

đảm bảo cho mọi hoạt động của con người cũng như của xã hội từ lĩnh vực sản xuất đến tiêu dùng.

Là một địa phương chú trọng phát triển DL nên đối với Xuân Thành thì nguồn lực này lại càng quan trọng hơn, vì nếu nguồn lực này mà phát triển thì mới tạo được điều kiện để thu hút được nhiều khách DL đến với điạ phương. Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân xã Xuân Thành đã rất quan tâm và có sự đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khả năng phát triển của địa phương

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên và bên ngoài, việc xây dựng CSHT của địa phương cho đến nay đã đạt được những thành tựu rất quan trọng (kết quả thể hiện ở biểu 5).

Về điện, tồn xã có 7 trạm biến áp trong đó địa phương quản lý 3 trạm, cịn 4 trạm do khu du lịch quản lý. Có 6 km đường cao thế 110 kV, 22 km đường hạ thế 0.4 kV và đường 02 phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, xã cịn có một hệ thống đèn đường trên các trục đường chính trải dài từ đầu xã đến tận bờ biển, đảm bảo ánh sáng và an toàn cho khách DL cũng như người dân vào buổi đêm. Hiện nay, xã có 100% hộ dùng điện với mức giá đảm bảo quy định của Nhà nước, các đường điện đảm bảo quy trình kỹ thuật, quy định của Bộ.

Trên địa bàn xã có 21,5 km đường nhựa trong đó có 7 km đường nội khu DL mà Nhà nước quản lý 5 km. Ngồi ra cịn có 18,8 km đường cấp khối, các tuyến đường liên thơn liên xóm, đảm bảo xe ơ tơ vào trung tâm xóm, giao thơng thơng suốt và thuận lợi. Đây là một thuận lợi của xã vì nhìn chung tồn xã đã được bao bọc bởi đường nhựa phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân địa phương và khách DL.

Cả xã có 4 trường học gồm: Cấp tiểu học 1 trường, cấp trung học cơ sở 1 trường liên xã, có 2 trường mầm non. Trong đó có 2 trường học cao tầng với 20 phòng học cấp 4 đảm bảo cho học sinh học tập tốt. Xã đã phổ cập giáo dục cho cấp tiểu học và trung học cơ sở, riêng cấp trung học phổ thơng thì có 95 – 96% học sinh.

Về y tế, cả xã có 1 trạm y tế đang được nâng cấp thành trạm y tế chuẩn quốc gia, năm 2007 đã có 6313 lượt bệnh, chẩn đốn và điều trị hợp lý 80%, phục vụ tốt nhu cầu khám và chữa bệnh cho địa phương.

Xã có 1 chợ ở trung tâm được quy hoạch và được đầu tư tương đối tốt phục vụ nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá thuận lợi cho nhân dân tồn xã.

Xn Thành có 1200 m đê đất ngăn mặn và lũ lụt, 40 giếng tưới ẩm phục vụ cho NTTS. Tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi ở đây chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất nói chung cũng như sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Hiện tại chưa có hệ thống tưới, chỉ có 1 số hệ thống thoát úng đã được xây dựng từ lâu song nay đã xuống cấp, bên cạnh đó xã vẫn chưa có máng bê tơng mà chỉ làm mương bờ đất do nhân dân tự đào lấy dẫn tới việc sản xuất trồng trọt dễ bị ngập úng hay khô hạn gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp và NTTS.

(Nguồn: Phỏng vấn) Có thể nói đây là điều trăn trở chung của chính quyền địa phương và những người trực tiếp sản xuất nơng nghiệp và NTTS. Vì vậy hiện nay chính quyền địa phương đang tìm mọi cách để khắc phục khó khăn này, tận dụng nguồn nước ngọt từ con sông Mỹ Dương để đưa nước về phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2008 xã sẽ xây dựng được 2 km máng bê tông tưới tiêu để người dân yên tâm đầu tư sản xuất nùăm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối với CSHT phục vụ cho DL thì nhờ xã, Nhà nước và các tổ chức bên ngoài đầu tư xây dựng nên giao thông trong khu DL dễ dàng ơ tơ có thể đi vào tận khu DL một cách thuận tiện.

Hộp số 5: Sản xuât nông nghiệp – Phụ thuộc nước trời là chính

Khi đề cập đến hệ thống thuỷ lợi của địa phương, mọi người đều lắc đầu nói: thuỷ lợi là một vấn đề hết sức đau đầu, các cơng trình q giản đơn, sản xuất nơng nghiệp ở đây phụ thuộc vào trời đất là chính, mà đất thì lại xấu, nơi thì nước to thật là to mà nơi thì khơ hạn. Có mùa lúa thiếu nước nghẹn địng khơng chịu trổ bơng, màu đến khi thu hoạch vẫn còn chịu ảnh hưởng của thiên tai làm giảm năng suất.

Từ thực tế trên, chúng ta dễ nhận thấy một điều đó là hoạt động DL đang được địa phương rất quan tâm và đặc biệt chú trọng bởi sự đóng góp của nó đối với sự phát triển kinh tế địa phương.

Về cơ sở lưu trú phục vụ DL: khá phong phú và đa dạng, về cơ bản có các loại hình lưu trú như khách sạn và nhà nghỉ. Ngồi ra cịn có các cơ sở khác cũng nằm trong cơ sở lưu trú như nhà hàng ăn uống.

Bảng 5.6: Cơ sở lưu trú tại xã Xuân Thành qua 3 năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 06/ 05 07/06 BQ

Số cơ sở lưu trú 76 83 103 109.21 124.10 116.42 Số phòng 1405 1546 1872 110.04 121.09 115.43 Số giường 2913 3186 3760 109.37 118.02 113.61

( Nguồn: Phòng thương mại – DL Nghi Xuân)

Các cơ sở lưu trú của xã không ngừng tăng lên để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của du khách. Tính đến tháng 12 năm 2007 tồn xã có 103 cơ sở lưu trú, tăng 24,10% cơ sở so với năm 2006, số phòng nghỉ và giường cũng tăng lên. Về chất lượng các cơ sơ lưu trú ở đây, ngoài 3 khách sạn tương đối đẹp còn lại là các nhà nghỉ phục vụ tương đối tốt, được đánh giá là có đầy đủ tiện nghi. Các nhà nghỉ khách sạn cao nhất cũng chỉ 3 tầng, chính điều đó tạo nên được tính ngun sơ khơng che khuất tầm nhìn của du khách. Tuy nhiên vẫn có nhiều cơ sở có chất lượng phịng cịn hạn chế, chất lượng phục vụ kém do nguồn lao động thiếu trình độ, điều này đã ảnh hưởng đến ấn tượng của du khách khi về địa phương DL. Nên việc cấp thiết đối với các hộ kinh doanh trong lĩnh vực này là phải nhanh chóng cải tạo, nâng cấp chất lượng của cơ sở lưu trú tạo ra sự thoải mái trong sinh hoạt của du khách ở đây.

Về cơ sở ăn uống phục vụ DL: Khu DL Xuân Thành có rất nhiều cơ sở ăn uống nằm sát ven biển đến các cơ sở nằm trong các khu lưu trú phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cho du khách.

Về cơ sở vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác: Đối với loại hình này ở Xuân Thành vẫn chưa phát triển, trong khi đây là một điều kiện hết sức quan trọng để thu hút thêm nhiều du khách, kéo dài thời gian lưu trú và giảm tính thời vụ trong DL biển. Ở Xuân Thành các cơ sở này thực sự yếu kém, mặc dù đã có nhiều dự án như: dự án xây dựng công viên, dự án xây dựng sân golt … Nhưng chỉ mới đang trong quá trình khởi cơng xây dựng, chính điều này đã hạn chế khả năng phát triển của DL Xuân Thành, thời gian lưu trú của khách khi về địa phương còn rất thấp, nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của hoạt động DL.

Qua phân tích ở trên chúng ta thấy rằng: Cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí cho du khách ở Xn Thành cịn quá nghèo nàn và đơn điệu. Hoạt động DL chỉ thuần tuý là tắm và nghỉ dưỡng nên DL của vùng vẫn cịn mang nặng tính thời vụ. Vì vậy xã cần có biện pháp thúc đẩy nhanh q trình xây dựng và thu hút đầu tư để xây dựng nhiều hơn các khu vui chơi giải trí hấp dẫn nhằm đa dạng các hình thức DL để thu hút du khách, hạn chế tính thời vụ trong DL biển.

Về TLSX của nhân dân xã Xuân Thành, theo đánh giá của người dân địa phương thì “đủ làm nhưng cịn rất thơ sơ”. Đặc biệt là với người nghèo vẫn còn dùng các dụng cụ thủ cơng và thiếu thốn hơn nhiều, do đó họ gặp khó khăn trong mọi hoạt động sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Nhìn chung nguồn lực vật chất và TLSX của nhân dân xã Xuân Thành còn yếu và thiếu ở nhiều mặt và thiếu sự đồng bộ. Chính vì thế đã làm cho hiệu quả kinh tế chưa đạt được ở mức cao nhất trên tất cả các lĩnh vực.

Bảng 5.7: Tình hình một số tài sản và tư liệu sản xuất ở nhóm hộ điều tra ( 40 hộ) Chỉ tiêu ĐVT Hộ TN Hộ nông ngư kiêm DVDL Hộ ĐVL SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC Số hộ có nhà mái bằng Hộ 34 23.08 6 42.86 3 23.08 Số hộ có nhà mái ngói Hộ 9 69.92 1 7.14 0 0 Số hộ có nhà tầng Hộ 1 7.69 6 42.86 10 76.92 Số hộ có Ti Vi Hộ 13 100.00 14 100.00 13 100.00 Số hộ có xe máy Hộ 11 84.62 13 92.86 100.00 BQ xe đạp/ hộ Chiếc/ hộ 2.16 - 2.35 - 2.43 - BQ máy bơm nước/ hộ Chiếc/ hộ 1.01 - 1.03 - 1.03 - Số hộ có xe bị kéo Hộ 8 61.53 8 57.14 0 0 Số hộ có xe chở hàng Hộ 0 0 1 7.14 4 30.77 Số hộ có ơtơ Hộ 0 0 0 0 3 23.08 Tổng số hộ điều tra hộ 13 100.00 14 100.00 13 100.00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Trong các hộ được điều tra thì số hộ có nhà mái bằng chiếm 32,5% tổng số hộ điều tra tập trung phần lớn ở nhóm hộ kiêm, 10% trong tổng số hộ điều tra có nhà mái ngói tập trung phần lớn ở nhóm hộ thuần nơng và 42.5% trong tổng số hộ điều tra có nhà tầng và tập trung phần lớn ỏ nhóm hộ làm DVDL . Như vậy đời sống của nhóm hộ làm DVDL và hộ kiêm khá hơn rất nhiều so với nhóm hộ thuần nơng. Nhìn chung nhóm hộ chúng tơi điều tra đã có cuộc sống tương đối ổn định, thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên những hộ chúng tôi điều tra ở đây được chọn ở 3 thôn ven biển chịu tác động lớn nhất của hoạt động DL. Cịn nhìn chung đời sống của người dân ở bên trong không tham gia vào hoạt động DL thì chưa cao lắm.

Theo điều tra có 100% số hộ có Tivi, đây là món ăn tinh thần hàng ngày cho mọi gia đình và là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho người dân trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Về xe máy thì phần lớn các hộ đều có (92,5%), đây là phương tiện hữu ích để bà con có thể đi từ địa phương này đến địa phương khác để

giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất hoặc lên huyện, lên tỉnh một cách dễ dàng. Xe đạp được xem là phương tiện thơng dụng nhất hầu như hộ nào cũng có, bình qn mỗi hộ có 2,75 chiếc phục vụ cho việc đi lại của người dân đặc biệt là các em học sinh. Riêng máy bơm nước nhỏ thì 100% hộ đều sử dụng, bình qn mỗi hộ có 1,075 chiếc chủ yếu là bơm nước phục vụ cho sinh hoạt của các hộ và một số được dùng cho sản xuất trồng trọt. Xe bò kéo là phương tiện mà các hộ làm nông nghiệp vẫn thường dùng, do nơi sản xuất cách xa chỗ dân cư nên người dân sử dụng xe bò kéo làm phương tiện để chở nông sản về tận nhà. Xe chở hàng chủ yếu tập trung ở nhóm hộ làm DVDL. Ơtơ là loại phương tiện ít có, thế nhưng trong nhóm hộ chúng tơi điều tra thì đã có 3 hộ mua được ơtơ để phục vụ cho mọi hoạt động của gia đình.

Với những máy móc cần thiết phục vụ cho hoạt động DL có giá trị lớn như máy đá lạnh, máy nổ cũng được trang bị tương đối tốt, song vẫn chưa có sự đầu tư lớn về những trang thiết bị quan trọng phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sản xuất. Hy vọng các hộ sớm khắc phục tình trạng này để hoạt động DL ngày một phát triển hơn nữa.

5.1.1.4. Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu duy trì và phát triển của con người và xã hội. Nó thể hiện mức độ giàu nghèo của cá nhân, tổ chức hoặc trên phạm vi của cả một vùng, miền và một đất nước.

Bảng 5.8: Tình hình tài chính của xã Xn Thành năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Cơ cấu (%)

1. Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 1,300 100 - Huy động nội lực Tỷ đồng 0,160 12,31

- Huy động ngoại lực Tỷ đồng 1,140 87,69 + Vốn dự án Tỷ đồng 0,516 45,29 2. Tổng thu nhập Tỷ đồng 23,837 - TNBQ/ người/ năm Triệu đồng 5,076 - TNBQ/ người/ tháng Triệu đồng 0,423 -

(Nguồn: Ban thống kê xã)

Theo đánh giá của người dân địa phương thì Xn Thành có khả năng tài chính thuộc vào loại khá của huyện. Mặc dù chưa tự lo được ngân sách để hoạt động và nguồn nội lực (vốn tự có) chỉ đáp ứng được 12,31% nhu cầu của địa phương nhưng giá trị tương đối lớn 160 triệu đồng. Năm 2007, trong tổng nguồn vốn của xã thì nguồn vốn từ ngoại lực là chủ yếu được cấp từ ngân sách địa phương và của huyện, chiếm 87,69% trong đó có 45,29% vốn của dự án, các dự án lớn như là: CIBRIR, 106… là các dự án đầu tư xây dựng hệ thống điện – giao thông vận tải, xây dựng cơng viên.

Xn Thành là một xã có thu nhập vào loại trung bình khá của huyện Nghi Xuân và của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của người dân là 5 triệu đồng/ năm, thu nhập bình quân đầu người/ tháng đạt 417 ngàn đồng tăng 11,11% so với năm 2006 với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/ năm. Vì thế mà nguồn vốn huy động trong nhân dân tương đối cao, chính điều này có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng cũng như nâng cao tính chủ động của địa phương trong sản xuất và chăm lo đời sống cho nhân dân.

Bảng 5.9: Tình hình tài chính ở nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ TN Hộ nông ngưkiêm DVDL Hộ ĐVL SL (%)CC SL (%)CC SL (%)CC Số hộ khá Hộ 1 7.69 11 78.57 11 84.62 Số hộ TB Hộ 10 76.92 3 21.43 2 15.38 Số hộ nghèo Hộ 2 15.38 0 0 0 0

TNBQ/ hộ/ năm Tr.đồn g 14.75 - 69.12 - 98.7 - Số hộ có tích lũy Hộ 4 30.77 12 85.71 13 100.00 Số hộ khơng có tích lũy Hộ 9 69.23 2 14.29 0 0 Số hộ phải vay vốn Hộ 13 100.0 0 14 100.0 0 13 100.00 Tổng số hộ điều tra Hộ 13 100.0 0 14 100.0 0 13 100.00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Thu nhập bình qn của các nhóm hộ DVDL là tương đối cao đạt khoảng 98,7 triệu đồng/ năm, trong đó hộ thu nhập cao nhất là 270 triệu đồng/ năm, đây

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN THÀNH - HUYỆN NGHI XUÂN - TỈNH HÀ TĨNH (Trang 56 -97 )

×