Kết quả xây dựng cánh đồng mẫu

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tại thị trấn vôi, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

Phần I : ĐẬT VẤN ĐỀ

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả xây dựng cánh đồng mẫu

Để nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp, cuối năm 2004 sau khi hồn thành cơng tác “dồn điền, đổi thửa”, UBND huyện Lạng Giang đã chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn xây dựng cánh đồng mẫu. Đến nay, cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng trên các cánh đồng mẫu chuyển dịch tích cực mang lại hiệu quả kinh tế cao...

Thị trấn Vôi đã chọn cánh đồng ở 2 thôn: Kim Sơn và Sơn Lập với diện tích mỗi thơn trên 10 ha để xây dựng cánh đồng mẫu. Để nông dân canh tác hiệu quả, lãnh đạo thị trấn đã giao cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và cán bộ khuyến nông xã chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị khuyến nông thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT; đồng thời xã đầu tư kinh phí xây dựng đường giao thơng, cứng hố kênh mương nội đồng bảo đảm đủ nước tưới, hỗ trợ một phần vật tư phối hợp với

các doanh nghiệp chế biến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân... Do vậy phong trào xây dựng cánh đồng mẫu thị trấn đã được nơng dân hưởng ứng tích cực. Kết quả đánh giá mơ hình tại cánh đồng mẫu của thị trấn cho thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng/ha/năm.

Một số công thức luân canh của các loại cây trồng một năm/ha như sau: * Công thức luân canh 1 :

1 lúa xuân + 1 đậu tương hè + 1 lúa VN20 + khoai tây Đức Thu trên 1 ha:

1 vụ lúa: 1 sào = 250kg x 5000 đ = 1.375.000 đ 1 ha = 27sào x 1375000 = 34.625.000 đ 1 vụ đậu tương: 1 sào = 80kg x 16000 đ = 1.080.000 đ

1 ha = 27,7sào x 1.080.000 = 29.916.000 đ 1 vụ lúa: 1 sào = 220 kg x 5500 đ = 1210000 đ

1 ha = 27,7 sào x 1.210.000đ = 33.517.000 đ 1 vụ khoai tây: 1 sào = 650kg x 3500đ = 2.450.000 đ

1 ha = 27,7 sào x 245000 = 67.865.000 đ Tổng thu nhập của công thức 1 là:

Lúa: 38087500 đ

Đậu tương: 29.916.000 đ Lúa: 1.210.000 đ

Khoai tây: 63.017.500 đ Tổng cộng: 161.075.500 đ * Công thức luân canh 2:

Gồm 4 vụ ngô ngọt ( với thời gian sinh trưởng của mỗi vụ từ 60 - 70 ngày thì cho thu hoạch).

Thu trên 1 ha:

4 sào = 6600 bắp x 800đ = 5.280.000đ 1 ha = 27,7 sào x 5280000đ = 146.256.000đ Tổng thu nhập của 4 vụ = 146.256.000đ

* Công thức luân canh 3:

1 cà chua xuân hè + 5 vụ hành hoa (đối với thời gian mỗi vụ 30 - 35 ngày thì cho thu hoạch)

Thu trên 1 ha:

Cà chua: 1 sào = 1000kg x 2000 đ = 2.000.000 đ 1 ha = 27,7 sào x 2000000 đ = 55.400.000 đ 5 vụ hành: 1 sào = 600 kg x 1000 đ = 600.000 đ

5 sào = 3000 kg x 1000 đ = 3.000.000 đ 1 ha = 27,7 sào x 3.000.000 đ = 83.100.000 đ Tổng thu nhập của công thức luân canh 3 là : 138.500.000 đ

Ngồi ra cịn một số công thức luân canh khác như: 2 vụ dưa bao tử xuất khẩu Đông và Xuân + 1 vụ lúa Mùa, đạt giá trị thu nhập tới 99 triệu đồng/ha/năm (trong đó 2 vụ dưa cho thu nhập 87 triệu đồng/ha, vụ lúa 12 triệu đồng /ha); công thức: 2 lúa +1 dưa chuột xuất khẩu, cho thu nhập 70,6 triệu đồng/ha/năm; công thức 2 lúa +1 sa lát vụ Đông, cho thu nhập 58 triệu đồng/ha/năm; 2 vụ lúa + 1 vụ cà chua và rau màu, cũng cho thu nhập 55 triệu đồng/ha/năm và cơng thức 2 vụ lúa + 1 vụ bí xanh, cho thu nhập 50,8 triệu đồng/ha/năm.

Từ hiệu quả trên cánh đồng mẫu, nơng dân thị trấn đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Trước kia tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp chủ yếu gieo cấy lúa và không được áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế thu được rất thấp. Sau khi nghiên cứu tình hình thực tế ở địa phương, xã đã chỉ đạo bà con giữ lại một phần diện tích đất phù hợp với gieo cấy lúa, phần còn lại chuyển hẳn sang trồng các loại cây rau màu, trong đó tập trung phát triển mạnh cây rau màu xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao. Các hợp tác xã chủ động liên hệ với Công ty xuất nhập khẩu rau quả phổ biến cho bà con

phương pháp trồng những cây rau cho giá trị thu nhập hơn 1 triệu đồng/sào/vụ. Ngồi dưa chuột, ngơ ngọt xuất khẩu, các loại cây trồng khác như: bí xanh, cà chua, khoai tây, xu hào, bắp cải, đậu, đỗ, cà rốt, hành tỏi, rau thơm... cũng được nông dân đưa vào gieo trồng theo hình thức xen canh, luân canh gối vụ, cho giá trị thu nhập khá cao.

Tại thôn Sơn Lập vụ đông, bà con trồng hầu hết là ngô và đậu tương, xen vào đó có một số diện tích trồng rau cải, xu hào và bắp cải. Anh Hoàng Văn Thái, chủ hộ vườn rau cho biết, gieo cấy 2 vụ lúa chỉ đủ ăn, phần dư thừa không nhiều. Nhưng tận dụng đất ruộng trồng rau vụ đơng đầu tư chi phí ít, thu nhập lại gần gấp 2 lần cấy lúa. Vụ đơng năm 2006, gia đình có 1.800 m2 ruộng đưa vào trồng rau, thu về 10 triệu đồng. Nhưng vẫn diện tích ấy, trồng vụ lúa xuân và lúa mùa chỉ thu được hơn 2 tấn thóc, nếu bán cũng chỉ hơn 6 triệu đồng. Gia đình đã duy trì cơng thức luân canh 2 lúa +1 rau, một năm đạt mức thu nhập từ 13 đến 16 triệu đồng (đạt giá trị canh tác khoảng hơn 70 triệu đồng/ha/năm). Trao đổi với chúng tôi, chị Đông cho biết: "Do chủ động giống, nguồn nước thuận tiện nên tơi trồng 4 sào bí xanh, 2 sào cịn lại trồng cà chua bi. Ưu điểm của cây bí xanh là thời gian sinh trưởng ngắn (75 ngày), dù phải bỏ ra nhiều công lao động hơn so với các loại cây trồng khác nhưng bù lại cây bí xanh cho năng suất cao, bán được giá". Ơng Vũ Văn Sơn thơn Kim Sơn, hồ hởi: Thơn Kim Sơn vận động bà con đưa bí xanh, cà chua Mỹ, cải bắp... vào trồng đại trà. Thơn có 35 ha đất canh tác đều trồng cây vụ đơng, trong đó có hơn 10 ha trồng bí xanh". Gia đình ơng Sơn đã trồng 2 sào cà chua Mỹ, 2 sào bí xanh, 1 sào cịn lại trồng bắp cải. Khi được hỏi về đầu ra cho cây vụ đơng, ơng nói: " Mặt hàng này thị trường đang cần, hơn nữa đây là loại "rau sạch" phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng". Chính nhờ sự nhạy bén nắm bắt thị trường, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào thâm canh nên qua các vụ đông, gia đình ơng Sơn đã thu gần 10 triệu đồng trên 5 sào ruộng. Chị Nguyễn Thị Hằng, thôn Kim Sơn cho biết: " Với 3 sào dưa chuột bao tử, mỗi

vụ gia đình tơi thu được hơn 6 triệu đồng do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, dưa bao tử đạt năng suất bình quân từ 800 kg/sào - 950 kg/sào, cà chua bi 1,4 tấn/sào".

Mặt khác tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng cánh đồng mẫu, hai năm qua, UBND huyện Lạng Giang đã đầu tư hỗ trợ 60% kinh phí bằng nguồn vốn ngân sách của huyện cho việc kiên cố hoá kênh mương cánh đồng

Một phần của tài liệu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tại thị trấn vôi, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w