Giới thiệu về làng nghềmay mặc xã Tam Hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án xử lí ô nhiễm môi trường ở làng nghề may mặc xã tam hiệp trong dạy học chương điện tích – điện trường – vật lí 11 (Trang 39 - 43)

Tam Hiệp là một xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.Xã có diện tích 5,6 km², dân số năm 1999 là 9.154 người,mật độ dân số đạt 1.635 người/km². Cả xã Tam Hiệp có 3.200 hộ dân thì có trên 2.000 hộ tham gia sản xuất hàng may mặc. Nghề phát triển ở cả 5/5 làng, trong đó làng Thượng Hiệp đã được công nhận làng nghề truyền thống. Năm 2014, nghề may mặc ở Tam Hiệp mang về cho địa phương gần 300 tỷ đồng, đóng góp vào 90% cơ cấu thu ngân sách của xã; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng, tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 1,8%, thấp nhất trong số 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo UBND xã Tam Hiệp, bình quân mỗi hộ làm nghề thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm, thu nhập của người lao động làm thuê trung bình 2 - 3 triệu đồng/tháng. Nhờ có các ngành nghề, thu nhập của người dân trong xã được nâng lên, năm 2011 đạt 16 triệu đồng/người/năm, tăng 17% so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ cịn 2,9%. Quy trình sản xuất hàng may mặc chung của các cơ sở ở sơ đồ 2.1.

Dựa vào sơ đồ công nghệ may ta nhận thấy ô nhiễm chủ yếu gây nên bởi bụi và tiếng ồn. Cụ thể như sau:

 Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu vải sử dụng được nhập khẩu bằng những cuộn có khổ thường là khoảng 1,5m (hay 59”), có chiều dài tùy theo từng cuộn. Vải sử dụng chủ yếu là vải cotton và polyester, trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu để rải sơ đồ có rất nhiều các loại bụi, chủ yếu là bụi vải và bụi do nguyên liệu bỏ trong kho đưa ra sử dụng bị

bám bụi trong quá trình di chuyển và ứ đọng.

Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất hàng may mặc

 Rải sơ đồ: Mỗi một kiểu mẫu quần áo sẽ có những bản vẽ kỹ thuật kèm theo, một số khách hàng còn gửi kèm nguyên phụ liệu những cuộn mẫu giấy là những sơ đồ bản vẽ cho mẫu quần áo đó. Mỗi cuộn mẫu giấy có hình vẽ những mảnh của sản phẩm. Cơng nhân dùng hình vẽ trên cuộn mẫu giấy hoặc là hình vẽ trong tài liệu kỹ thuật để rải lên bàn cắt đã rải vải trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu. Quá trình này sẽ sinh ra rất Máy may Công nghiệp Xà phịng Di chuyển Thủ cơng Ngun liệu Đầu vào (Vải)

May công đoạn

Chuyển vào kho hàng

Rải dây chuyền

Ráp thành phẩm

Gấp, Đóng gói Cắt bằng máy

Giặt, mài (nếu cần)

Bụi

Bụi vải, ồn, vải thừa

Tiếng ồn,bụi

Tiếng ồn, bụi

Nước thải, bụi

Bụi, tiếng ồn Máy may Công nghiệp Hộp, Thùng giấy Xe nâng hàng Bằng tay Bụi giấy, hộp Xuất hàng Rải sơ đồ

Bụi, mùi vải Bụi

một khoảng thời gian rồi mới đưa ra sử dụng.

 Cắt bằng máy: Quá trình này dùng những máy cắt để cắt vải theo sơ đồ đã được rải, quá trình này gây nên bụi vải và lượng vải thừa khá lớn.

Hình 2.1: Máy cắt vải tự động

 Rải dây chuyền: Những mảnh cắt được công nhân đưa tới các bàn may để tiến hành ghép các mảnh, quá trình di chuyển và giao các mảnh vải sẽ sinh ra một lượng bụi vải trực tiếp ảnh hưởng tới người công nhân do những mảnh vải vừa được cắt ra, sản sinh ra lượng bụi khá lớn.

 May công đoạn và ráp thành phẩm: Sau những công đoạn may để ghép các mảnh vải là q trình chun mơn hóa để được sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh, bao gồm cả các khâu may phụ liệu như nhãn, cúc, dải băng,…vào sản phẩm. Cuối cùng sẽ tạo nên sản phẩm gần như hoàn chỉnh. Quá trình này sẽ tạo nên bụi do quá trình may và tiếng ồn do máy may phát ra, tiếng ồn có cường độ khơng q cao nhưng phát ra với tần suất lớn, cộng với khơng gian có lượng người đông sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ.

 Giặt, mài: Đây là q trình mà khơng phải sản phẩm nào cũng trải qua, chỉ một số các sản phẩm mài và giặt theo yêu cầu của đơn hàng (một số quần áo bò, áo sơ mi, T-shirt,…). Trong quá mài sinh ra khá nhiều bụi do vải bị cọ sát, cịn q trình giặt gây ra nước thải vào mơi trường.

Hình 2.2:Hình ảnh chụp tại 1 xưởng may của xã Tam Hiệp

 Là: Đây là công đoạn tạo nếp cho sản phẩm, quá trình này sản sinh ra bụi, mùi khi vải được là nóng.

Hình 2.3: Hình ảnh người cơng nhân đang là quần áo

 Gấp, đóng gói: Đây là một trong những khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, sản phẩm được cơng nhân gấp và đóng gói vào những hộp giấy và nhựa, sau đó được đóng theo lơ bằng những thùng giấy to hơn, có thể cả bằng những thùng gỗ hoặc nhựa. Quá trình này sinh ra bụi do những hộp đóng gói và sản sinh ra lượng chất thải là thùng giấy thừa

 Chuyển vào kho: Sau khi được đóng gói các sản phẩm được chuyển bằng xe nâng hàng tự động bằng tay vào kho để chờ xuất hàng. Trong lúc di chuyển sẽ sinh ra bụi và tiếng ồn.

 Xuất hàng: Hàng được xuất đi có thể là xuất hàng lẻ hoặc bằng thùng lớn chuyển bằng ô tô. Thường được xếp hàng ngay tại kho, cũng có thể xếp lên xe tải ra cảng để xếp hàng. Khi di chuyển và xếp hàng sinh ra một lượng bụi và tiếng ồn rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án xử lí ô nhiễm môi trường ở làng nghề may mặc xã tam hiệp trong dạy học chương điện tích – điện trường – vật lí 11 (Trang 39 - 43)