II. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG:
4. Trình tự giải quyết tranh chấp môi trường:
4.1 Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong đơn thư khiếu kiện:
thiệt hại về môi trường và tiến hành xem xét giải quyết theo trình tự các bước như sau:
- Kiểm tra xác minh những nội dung được phản ánh trong đơn thư khiếu kiện.
- Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
- Tham gia giải quyết tranh chấp,góp phần điều hịa lợi ích giữa các bên xung đột.
4.1 Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong đơn thưkhiếu kiện: khiếu kiện:
Đây là bước đầu tiên trong q trình xem xét giải quyết các tranh chấp mơi trường, là một bước quan trọng xác định mức độ chính xác của nội dung đơn thư khiếu kiện từ đó là cơ sơ để xem xét các tình tiết cụ thể của tranh chấp. Do đặc điểm trong các tranh chấp môi trường, bên bị thiệt hại thường
khó xác định được đúng nguyên nhân gây thiệt hại và chủ thể gây thiệt hại nên trong đơn thư khiếu kiện chỉ mô tả được sơ lược tình trạng vi phạm pháp luật gây ơ nhiễm và mức độ thiệt hại ước tính chung chung. Mà theo quy định tại các Điều 93, 127 Luật Bảo vệ môi trường 2005, Điều 624 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì chủ thể phải bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường khi thỏa mãn các yếu tố sau: i) Có hành vi trái pháp luật; ii) Có thiệt hại xảy ra và iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp pháp luật. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự, chủ thể gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp khơng có lỗi.
Vì vậy, để có thể xác minh được nội dung của đơn thư khiếu nại cũng như để xác định được nguyên nhân gây thiệt hại đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như:
• Lấy mẫu các thành phần mơi trường bị ơ nhiễm,phân tích các đặc tính hóa,lý,sinh của các yếu tố mơi trường.
• Kiểm tra tình hình quan trắc và kiểm sốt ơ nhiễm trong khu vực. • Đánh giá hiện trạng môi trường nơi ô nhiễm xảy ra,xác định nguồn gây ô nhiễm.Xác định mức độ thiệt hại môi trường thông qua việc xác định phạm vi, giới hạn mơi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích theo khoản 2 Điều 131, việc xác định phạm vi, giới hạn mơi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm có: i) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; ii) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm; iii) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hương từ vùng lõi và vùng đệm.
• Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại vật chất về mơi trường…Từ đó đối chiếu các số liệu thu thập được
với hồ sơ thiế kế,hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam để đưa ra kết luận nội dung khiếu kiện đúng hay sai sự thật.Chính phủ được giao nhiệm vụ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ơ nhiễm,suy thối môi trường(khoản 7 Điều 131 Luật BVMT 2005)
• Dựa trên cơ sơ kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,đối tượng gây ơ nhiễm…Các chủ thể có thẩm quyền quyết định xử phạt các đối tượng gây ô nhiễm,buộc họ tiến hành các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường,đồng thời giúp bên bị thiệt hại thực hiện quyền u cầu địi bồi thường thiệt hại do ơ nhiễm mơi trường.
4.2 Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại:
Như chúng ta đã thấy,thiệt hại trong lĩnh vực mơi trường thường khơng những có giá trị lớn mà cịn rất khó xác định.Do vậy mà bên thiệt hại cần có sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn để đưa ra được những số liệu chứng minh thiệt hại.Đây cũng là nét riêng trong quá trình xem xét giải quyết tranh chấp môi trường khác với các tranh chấp trong lĩnh vực khác việc thu thập các chứng cứ về sự thiệt hại phải do các bên đương sự tiến hành.Hiện tại, Luật BVMT (2005)xác định có 3 mức độ của sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường, đó là: i) có suy giảm, ii) suy giảm nghiêm trọng, iii) suy giảm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1 Điều 131). Nhiệm vụ của văn bản hướng dẫn là phải lượng hóa được một cách đầy đủ hơn 3 mức độ suy giảm nêu trên, làm căn cứ cho việc xác định các mức độ thiệt hại.Còn Điều 92 Luật BVMT 2005 căn cứ vào tiêu chuẩn mơi trường để lượng hóa ơ mức có thể nhận diện được các cấp độ ơ nhiễm môi trường.
Theo quy định tại Điều 131 Luật BVMT (2005), có 2 loại thiệt hại: • Thứ nhất, thiệt hại đối với mơi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của mơi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của mơi trường được thể hiện qua các phương diện chính như sau: 1) Mơi trường là không gian sinh tồn của con người; 2) Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người); 3) Môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình. Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường xảy ra khi: Một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng.
• Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có ngun nhân từ ơ nhiễm, suy thối mơi trường. Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường gây nên. Cịn thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của mơi trường.
Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ
sinh) - thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khơng phải ln ln và hồn tồn tách biệt. Trong một số trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ơ khu vực đó. Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý để tránh sự trùng lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm, suy thối mơi trường gây nên.
Về tính thiệt hại tài sản,một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến là phương pháp so sánh đối chứng.Phương pháp này thường được áp dụng để tính tổng thiệt hại về cây trồng vật nuôi tại khu vực bị ô nhiễm,đặc biệt là trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng,thiệt hại xảy ra đối với nhiều cá nhân tổ chức mà khơng thể tính cụ thể đối với từng người.Trong đó các số liệu dung để đối chứng là sản lượng cây trồng,vật ni trung bình hàng năm được thu thập từ các cơ quan thống kê địa phương,ban quản lý hợp tác xã… Cách thức tiến hành là đối chứng sản lượng cây trồng vật nuôi trong năm ơ nhiễm với những năm trước đó,và đối chứng các số liệu trong khu vực ô nhiễm với các khu vực khác với điều kiện tương đồng về khí hậu thổ nhưỡng…Số lượng thành phần mơi trường, loại hình hệ sinh thái, giống lồi bị suy giảm, và mức độ thiệt hại của từng loại cũng là một trong những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại đối với môi trường (khoản 3 Điều 131 Luật BVMT 2005).
Về tính những thiệt hại về tính mạng,sức khỏe do ơ nhiễm mơi trường gây nên thì dựa trên những chi phí khám bệnh do cơ sơ y tế cung cấp.Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và thời gian ảnh hương mà thiệt hại gây ra đối với sức khỏe con người có thể biểu hiện dưới các dạng như:bệnh mãn tính,bệnh
cấp tính,tử vong…Tuy nhiên,những thiệt hại về sức khỏe này mới chỉ được tính thơng qua các chi phí cho việc cứu chữa bệnh mà chưa tính đến các chi phí bồi dưỡng phục hồi sức khỏe,chức năng bị mất hoặc giảm sút…
Ngồi ra việc tính tốn thiệt hại mơi trường thơng qua chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi mơi trường được hiểu là bên gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường một khoản bằng chi phí bỏ ra để xử lý ô nhiễm, để loại bỏ các yếu tố độc hại có trong thành phần mơi trường, như chi phí để xử lý, cải tạo đất bị ô nhiễm, để phục hồi độ phì nhiêu của đất; chi phí để nạo vét kênh rạch, sông, hồ, làm sạch môi trường nước...