Tăng nặng chế tài xử phạt hành chính:

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 73)

IV/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔ

5. Tăng nặng chế tài xử phạt hành chính:

Sự ra đời của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP mà sau đó được thay thế bằng Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường thực sự đã giúp ích rất nhiều trong việc khắc phục hậu quả do những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ra. Tuy nhiên, các chế tài đặt ra trong các quy định pháp luật này cịn q “nhẹ nhàng” dẫn đến mục đích đặt ra là khắc phục hậu quả và răn đe các chủ thể khác vẫn chưa đạt được; hay, quy định là một chuyện,thực thi như thế nào lại là chuyện “còn đang bàn tiếp”, tức là các biện pháp cưỡng chế thi hành các quy định xử phạt còn chưa mạnh, chưa quyết liệt nên chủ thế vi phạm còn chưa biết “sợ”. Cũng cần phải nói thêm, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính chỉ là một năm và thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm về mơi trường cũng chỉ có 2 năm ( Khoản 1 điều 11 và Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002). Tuy nhiên, thực tế các vi phạm về môi trường thời gian qua cho thấy, các vi phạm về môi trường thường phải mất một thời gian dài mới có thể bị phát hiện. Hậu quả của những vi phạm này không thể đánh giá hết ngay được. Các tác động của nó ảnh hương lâu dài tới cuộc sống người dân trong khu vực đó, đồng thời tác động xấu tới mơi trường trong suốt thời gian dài. Do vậy, để các biện pháp xử lý vi phạm hành chính có tác dụng hơn trong thực tế cần: _ Tăng nặng mức xử phạt hành chính cho các trường hợp vi phạm gây thiệt hại trên phạm vi lớn,ảnh hương rộng;

_ Quy định thời hạn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường dài hơn để tránh bỏ sót những trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm

trọng trong thời gian dài;

_ Nghiêm túc thực thi các biện pháp cưỡng chế nhằm thực hiện các quy định của pháp luật một cách có hiệu quả nhất.

6. Thay đổi khung hình phạt cho các tội phạm về mơi trường:

Vấn đề bảo vệ môi trường đã được nhà nước chú trọng từ rất lâu, đã đưa ra rất nhiều các biện pháp, cách thức ngăn chặn, phòng chống, xử lý triệt để các hành vi xâm phạm gây ơ nhiễm mơi trường, thậm chí các hành vi xâm phạm mơi trường đã được hình sự hóa thành một chế định trong bộ Luật hình sự để nhằm đưa ra biện pháp nghiêm khắc nhất để tác động một cách hiệu quả nhất vào ý thức của người dân trong việc bảo vệ, duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững mơi trường. Thế nhưng, thực tế hồn tồn đi ngược lại những mong muốn, ước nguyện của Nhà nước và nhân dân về một đất nước “sạch”. Tình hình vi phạm pháp luật mơi trường đang tỉ lệ thuận với mức độ phát triển kinh tế, ngày càng tăng dần lên với một tốc độ chóng mặt và để lại những hậu quả khơn lường tới sức khoẻ, tính mạng, tài sản của nhân dân. Các cơng cụ pháp lý của Nhà nước dường như không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Một số luật về môi trường dường như tỏ ra quá “hiền” không đủ sức răn đe với các hành vi vi phạm, cịn một số thì lại q hình thức, chỉ tồn tại trên giấy chứ khơng thể áp dụng vào thực tiễn. Các vi phạm pháp luật môi trường ngày càng để lại vô vàn hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội nhưng trách nhiệm hình sự áp dụng cho các hành vi đó lại q ít. Từ thực tiễn đáng lo ngại này, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam để trơ thành một công cụ pháp lý hiệu quả trong q trình đấu tranh phịng ngừa tội phạm mơi trường, Bộ luật hình sự 1999 đã có hẳn một chương về tội phạm môi trường gồm 10 tội danh: Tội hủy hoại rừng ,tội gây ơ nhiễm khơng khí - Điều 182; tội vi

phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm - Điều 190 ; tội gây ô nhiễm nguồn nước - Điều 183; tội gây ô nhiễm đất - Điều 184; tội nhập khẩu cơng nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường - Điều 185; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người - Điều 186; tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật - Điều 187; tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản - Điều 188; tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên - Điều 191.

Nhìn chung Bộ luật hình sự 1999 đã hình sự hóa rất nhiều hành vi xâm hại mơi trường rất cụ thể và chi tiết ơ từng biểu hiện của hành vi, từng quan hệ xã hội bị hành vi xâm phạm, và từng mức hình phạt rất nghiêm khắc mang tính giáo dục răn đe cao với từng hành vi và mức độ vi phạm, rất phù hợp với thực tiễn tội phạm đang ngày càng gia tăng về sự đa dạng, biến đổi khơn lường của hành vi, về tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi đó gây ra. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xử lý tội phạm về mơi trường cịn rất nhiều bất cập. Nhưng hầu hết quá trình xử lý tố tụng hình sự với các tội danh đó đều đi vào ngõ cụt, việc áp dụng pháp luật hình sự dường như rất hạn chế. Chỉ mới có 2 tội danh Điều 182 - Tội hủy hoại rừng và Điều 190 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm là bị xử lý và thi hành trên thực tế. Nhưng cũng chiếm tỉ lệ quá ít ỏi so với thực trạng tội phạm ơ Việt Nam.Còn các tội danh còn lại chỉ là những quy định suông, không thể áp dụng trên thực tế. Mặc dù có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật mơi trường có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng nhưng cũng khơng thể xử lý hình sự với những tội danh đó. Một điểm chung rất dễ nhận ra ơ hầu hết các “Cấu thành phạm tội” của chương “Các tội phạm mơi trường” là mỗi tội trong chương này đều địi hỏi phải có dấu hiệu đã từng bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm đó. Đây là một trong những vướng mắc, bất cập lớn của pháp luật hình sự hiện nay khiến chúng ta khơng có cơ sơ pháp lý để xử lý

hình sự đối với những vi phạm về mơi trường.

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng khung hình phạt cho các tội danh về mơi trường cịn q nhẹ,chưa đủ sức răn đe cảnh báo. Mức phạt tiền cao nhất là năm trăm triệu đồng đối với tội quy định tại điều 185: “ Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam”; còn với các tội khác thì mức phạt tiền cao nhất chỉ là một trăm năm mươi triệu đồng. Mức phạt này là quá nhẹ so với thiệt hại mà những hành vi đó gây ra. Các nhà làm luật nên tăng mức phạt tiền để có thể khắc phục được hậu quả do các hành vi đó gây ra và tăng tính răn đe đối với các chủ thể khác.

Một vấn đề khác nữa cũng rất đáng lưu ý đó là, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về mơi trường lại chủ yếu được áp dụng, hay dành cho các tổ chức, pháp nhân. Thực tế các cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về mơi trường là khơng đáng kể. Trong khi đó, trách nhiệm hình sự (theo quy định của Bộ luật hình sự 1999) lại chỉ được áp dụng với các cá nhân chứ khơng thể áp dụng với pháp nhân. Luật hình sự Việt nam khơng thừa nhận trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Song thực tế, các vi phạm pháp luật hình sự về mơi trường lại chủ yếu do các pháp nhân gây ra.Có thể nói rằng Bộ luật hình sự 1999 quy định các tội phạm mơi trường cịn nặng về hình thức, là quy định khiến khơng xử lý vi phạm về môi trường được. Thực tế các vi phạm pháp luật môi trường thời gian gần đây đã đặt ra nhu cầu cần thiết phải sửa đổi các quy định trong “các quy định về tội phạm môi trường” . Thời gian qua, chúng ta đã luôn đặt cao mục tiêu tăng trương kinh tế mà không chú trọng công tác bảo vệ mơi trường. Thậm chí, để phát triển kinh tế chúng ta đã phải đánh đổi bằng môi trường.

Qui định về hậu quả nghiêm trọng của tội phạm môi trường cũng là một vấn đề gây rất nhiều trơ ngại, khó khăn tới cơng tác định tội, quyết định hình phạt của cơ quan tiến hành tố tụng. Thông thường, hậu quả do hành vi ơ

nhiễm mơi trường gây ra là khó nhận biết ngay, thường ơ dạng nguy cơ tiềm ẩn, nên việc xác định vi phạm sẽ rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian, ảnh hương tới cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm. Vì thế ta cần dùng phương pháp “sử dụng mức độ ô nhiễm tương đương với thiệt hại nghiêm trọng” làm căn cứ để xác định tội phạm. Hiện nay chức năng quản lý môi trường được giao cho nhiều bộ, ngành trong cơ quan nhà nước: như ủy ban nhân dân các cấp, bộ, sơ, phịng Tài ngun mơi trường,… nên mỗi cơ quan sẽ có 1 mức độ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng để xác định về hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra. Vì vậy đi kèm với việc sửa đổi Bộ luật hình sự 1999 thì các bộ, ngành cần gấp rút ban hành thông tư liên ngành, hướng dẫn cụ thể quy định về mức độ ô nhiễm để đảm bảo tốt hơn tính thực tiễn của pháp luật hình sự .

Một số kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi Bộ luật hình sự:

_ Quy định chủ thể của tội phạm trong một số trường hợp cụ thể có thể là pháp nhân;

_ Quy định mức hình phạt nghiêm khắc mang tính giáo dục răn đe cao với từng hành vi và mức độ vi phạm cho phù hợp

_ Với những tội phạm xâm hại nghiêm trọng đến môi trường cũng như xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các bên chủ thể trong lĩnh vực môi trường có thể khơng cần có dấu hiệu “đã bị xử lý vi phạm hành chính” trong cấu thành tội phạm để có thể xử phạt nhanh chóng kịp thời và phù hợp với hành vi vi phạm.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I/ Tài liệu lí luận:

1. Giáo trình Luật mơi trường, khoa Luật, Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2. Giáo trình Luật mơi trường,Đại học Luật Hà Nội

II/Hệ thống các văn bản pháp luật

1. Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 2. Bộ luật Dân sự 2005

3. Luật Bảo vệ môi trường 2005 4. Luật tố tụng dân sự 2005

5. Pháp lệnh về xử phạt hành chính 2002

6. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

7. Nghị định số 35/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên môi trường

8. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường đã được sửa đổi bổ sung bơi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008

9. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải nguy hiểm 10.III/Các trang web tham khảo:

11.www.nea.gov.vn 12.www.tuoitre.com.vn 13.www.dantri.com.vn 14.www.yeumoitruong.com 15.www.nld.com.vn 16.www.vnexpress.com.vn

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w