Xử lý hình sự vi phạm môi trường

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 38 - 41)

III. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG:

1. Một số tồn tại trong các văn bản pháp luật về tranh chấp mô

1.1 Xử lý hình sự vi phạm môi trường

Theo nghiên cứu của Trung tâm Con người và thiên nhiên Việt Nam, thì luật pháp về mơi trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, một số quan điểm về tội phạm mơi trường cịn chưa rõ ràng, gây khơng ít khó khăn cho người thừa hành cơng vụ trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm về môi trường. Vedan là một trong số các ví dụ điển hình.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (sửa đổi) đã xác định: Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (Điều 4, Mục 2); và “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có trách nhiệm khắc phục,

bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật” (Điều 4, Mục 5).

Đây chính là quan điểm nhất quán về quyền và trách nhiệm của các chủ thể pháp luật đối với công tác Bảo vệ môi trường ơ Việt Nam. Điều 7 của Luật này cũng quy định 15 hành vi vi phạm môi trường cụ thể bị nhà nước nghiêm cấm.

Tuy nhiên, theo PanNature, đến nay, khái niệm về tội phạm mơi trường vẫn chưa được luật hóa, mà mới chỉ được định nghĩa trong một số cơng trình nghiên cứu... Những vụ sai phạm rất điển hình như vụ Công ty Vedan Việt Nam, vụ Công ty Hyundai - Vinashin, vụ Nhà máy Miwon ơ Phú Thọ... đều đã khơng bị xử lý hình sự.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với các trường hợp này, trên thực tế đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm mơi trường, cũng như sự yếu kém của bộ máy cơ quan nhà nước về quản lý mơi trường ơ Trung ương và địa phương. Từ đó, dẫn đến những quan ngại cùng những nghi ngờ rằng, các trường hợp phạm tội đã lọt lưới pháp luật.

Thực tế, trong số 10 tội danh về phạm tội môi trường , đến nay ơ Việt Nam chỉ có 2 tội danh bị khơi tố điều tra và đưa ra xét xử là hủy hoại rừng (Điều 189 Bộ luật Hình sự 1999) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190 Bộ luật Hình sự 1999).

Một số cơ quan chức năng phản ảnh rằng khái niệm mang yếu tố định tội, định khung hình phạt như “làm mơi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”… trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) chưa được giải thích cụ thể. Luật Bảo vệ mơi trường (năm 2005) cũng có định nghĩa thế nào là nghiêm trọng, là đặc biệt nghiêm trọng ơ Điều 92. Tuy nhiên chưa có quy định có thể áp dụng cách giải thích từ ngữ đó khi tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường không, quy định như vậy có

phù hợp với chính sách pháp luật hiện nay khơng? Điều này cũng cần có sự giải thích hoặc làm rõ trong pháp luật hình sự.

Ngồi ra, cịn một số điểm khác cần làm rõ. Ví dụ, xử lý hình sự hiện nay chỉ áp dụng đối với cá nhân chứ không áp dụng đối với pháp nhân hay một tổ chức. Vấn đề xác định chứng cứ phạm tội cũng phải hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn…

Theo thống kê của Cục Cảnh sát môi trường, 6 tháng đầu năm 2008 Cục đã phát hiện 13 vụ với 16 đối tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong số này chỉ khơi tố được 2 vụ với 2 bị can, cịn chuyển xử lý hành chính 6 vụ, 5 đối tượng. Nhìn vào những con số khiêm tốn này có thể nói việc xử lý hình sự chưa tương xứng với các hành vi vi phạm đang diễn ra trên thực tế.

Lý giải vì sao tội phạm mơi trường ít bị xử lý, ơng Nguyễn Quốc Việt – Vụ trương Vụ hành chính hình sự – Bộ Tư pháp cho rằng: nguyên nhân chính là do bất cập trong yếu tố cấu thành. Cụ thể, cả mười tội thuộc chương này đều quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi đã bị xử lý hành chính mà cịn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Quy định này đã hạn chế khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các loại tội phạm này. Bơi, xác định hậu quả về mơi trường là rất khó khăn, hơn nữa nhiều trường hợp hậu quả lại không xảy ra ngay mà phải sau một thời gian dài, có thể vài chục năm sau mới thấy được. Nhưng đợi đến khi đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm này đã hết.

Chung nhận định với ông Việt, ông Nguyễn Xuân Lý – Cục trương Cục Cảnh sát môi trường phân tích: có đến 8/10 Điều luật của Chương các tội phạm về môi trường quy định “đã bị xử phạt hành chính” là yếu tố bắt buộc để xử lý hình sự. Trong khi đó, theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn có hiệu lực của quyết định hành chính chỉ trong vịng

1 năm. Sau một năm đó, cá nhân tổ chức vi phạm tiếp tục vi phạm thì cũng khơng xử lý hình sự được.

Cũng về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phương Hoa- Vụ phó Vụ pháp chế, Bộ Tài ngun – mơi trường bổ sung : thời gian qua nhiều vụ mua bán, hoặc nhập khẩu rác thải lớn vào Việt Nam gây hậu quả rất lớn cho sức khoẻ, tính mạng con người nhưng chúng ta chủ yếu xử lý hành chính. Vì sao vậy? Một mặt bà Hoa cho rằng các hành vi này phần vì chưa có quy định để xử lý hình sự, mặt khác việc vi phạm chủ yếu do các tổ chức gây ra, nhưng pháp luật lại chưa có chế tài, do vậy cần phải quy định rõ trong trường hợp tổ chức vi phạm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, nếu không chúng ta sẽ không xử lý được ai .

Trước đây, quan điểm của Việt Nam trong vấn đề tội phạm mơi trường là hạn chế hình sự hóa, lấy giáo dục, phịng ngừa là chính. Điều này đã và đang tạo nên những lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe và thực thi của luật pháp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần phải có những cách tiếp cận và nhận thức mới hơn để hoàn thiện cơ sơ pháp luật về tội phạm môi trường cũng như công tác giám sát thực thi pháp luật về Bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp môi trường (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w