Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học của phòng GD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường tiểu học của phòng giáo dục quận hải an thành phố hải phòng trong bối cảnh đổi mới (Trang 28 - 29)

1.4. Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của phòng Giáo dục (PGD)

1.4.3.Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học của phòng GD

Thực hiện phân cấp quản lý theo ngành dọc từ cấp Bộ, cấp Sở đến phòng GD&ĐT, phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các trường TH thuộc địa bàn quâ ̣n (huyện), trong đó nội dung quản lý chủ yếu là quá trình dạy học; phịng GD&ĐT là cơ quan chun mơn, được xác định là chủ thể quản lý hoạt động dạy học ở trường TH . Hiệu trưởng quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp, hàng ngày, hàng giờ, cịn phịng GD&ĐT có thể quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra hoặc qua hiệu trưởng các trường TH.

Theo tác giả B.P. Exipơp Quản lý hoạt động dạy học chính là quản lý quá trình dạy học: “ Quá trình dạy học là tập hợp những hành động tiếp diễn của giáo viên, học sinh được giáo viên hướng dẫn, hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và trong q trình đó phát triển được năng lực nhận thức, nắm được yếu tố của văn hóa lao động trí óc và lao động chân tay, hình thành cơ sở thế giới quan và hành vi cộng sản chủ nghĩa” [41; tr 41].

Quản lý hoạt động dạy học của phòng GD&ĐT phải đảm bảo các yêu cầu như tính pháp lý; tính khoa học; tính thực tiễn; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giáo dục TH cần đạt một số mục tiêu giáo dục cụ thể đó là nâng cao chất lượng PCGD, PCGD -TH đúng độ tuổi , phổ câ ̣p xóa mù chữ , nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng các giải pháp: chuẩn bị tốt cho HS có đủ các điều kiện học 2 buổi/ ngày; chuẩn bị các điều kiện đáp ứng yêu cầu đổi mới CT - SGK, đổi mới PPDH; dạy đủ các môn học bắt buộc và môn tự chọn; xây dựng và đánh giá trường TH theo mức chất lượng tối thiểu, theo Chuẩn quốc gia, xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, tiến tới kiểm định chất lượng các trường TH; đảm bảo cho việc giáo dục HS về Đức-Trí-Thể-Mĩ và các kĩ năng cơ bản khác.

Với mục tiêu trên, giáo dục TH phải đảm bảo cho HS có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật.

Điều này được NQ -TW2 khoá VIII nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy, sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS ”

Cách thức tiến hành khác nhau có thể tạo ra những tác động cụ thể khác nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học, phòng GD&ĐT phải có định hướng, xác định rõ mục tiêu của các biện pháp, trên cơ sở đó mà có cách thức tiến hành hợp lý, có khả năng thuyết phục tới đối tượng quản lý.

Phòng GD&ĐT với tư cách là một cơ quan tham mưu, quản lý chuyên môn cần đổi mới về tư duy, về phong cách, phương pháp quản lý, cần đặt ra cho mình nhiệm vụ quản lý chun mơn cụ thể trong đó có nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học theo cách nhìn mới, hướng tư duy mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội, cải tiến nếp nghĩ, cách tiếp cận cái mới phù hợp tình hình thực tế, khả năng của địa phương theo yêu cầu đổi mới mới có thể bắt nhịp được với cơ sở.

Quản lý hoạt động dạy học của phòng GD đối với các trường TH là bao gồm một loạt những việc làm cụ thể, những cách thức tiến hành của phòng GD&ĐT trong q trình quản lý, nhằm tác động có hiệu quả đến những lĩnh vực trong quản lý hoạt động dạy học làm cho hoạt động dạy học ở các trường TH ngày càng đạt hiệu quả cao và phát triển theo chiều hướng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường tiểu học của phòng giáo dục quận hải an thành phố hải phòng trong bối cảnh đổi mới (Trang 28 - 29)