Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá mức độ thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường tiểu học của phòng giáo dục quận hải an thành phố hải phòng trong bối cảnh đổi mới (Trang 92 - 94)

2.6.1 .Nhữngkết quả đã đạt được

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của PGD đối với các

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá mức độ thực

các nội dung đổi mới hoạt động dạy học trong các trường Tiểu học theo tinh thần đổi mới GD

a/ Mục đích-ý nghĩa:

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý, nó có thể được thực hiện suốt cả chu trình từ giai đoạn kế hoạch hoá đến khi kết thúc nhằm phát hiện những độ sai lệch trong quá trình vận hành của hệ thống, trên cơ sở đó chủ thể quản lý kịp thời có những quyết định đúng đắn để uốn nắn, khắc phục, điều chỉnh cho hệ vận hành đạt mục tiêu đã đề ra. Muốn chủ trương đổi mới được hiện thực hóa ở các nhà trường cần thực hiện tốt chức năng quản lí này.

b/ Nội dung của biện pháp

- Phịng GD&ĐT quận, huyện có thể thanh tra, kiểm tra toàn diện mọi mặt của nhà trường về cơng tác tài chính, kế tốn, xây dựng, TBDH… hoặc tập trung ở hoạt động dạy và nền nếp học tập của thầy và trò.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trị chính là biện pháp thường xuyên động viên, kích thích tinh thần, trách nhiệm của các chủ thể trong nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu GD-ĐT mà xã hội đang yêu cầu. Trong hoạt động quản lý mà không thực hiện nghiêm túc chức năng thanh tra, kiểm tra, đánh giá thì cũng coi như khơng có sự chỉ huy, lãnh đạo.

- Phòng GD&ĐT phải kế hoạch hố cơng tác thanh tra, kiểm tra định kỳ theo lịch thời gian phù hợp và cần thông báo cho tất cả các trường những nội

dung cơ bản cần thiết giúp cho phòng đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục, dạy học của từng trường và của cả cấp học.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra không báo trước được thực hiện đột xuất nhằm nắm bắt tình hình, thực trạng của một mặt nào đó của nhà trường. Nội dung của việc thanh tra, kiểm tra không báo trước (đột xuất) phải được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, sâu sắc để thu thập được những thông tin phong phú, khách quan, chính xác, trên cơ sở đó có sự đánh giá đúng đắn để kịp thời có những quyết định phù hợp.

- Căn cứ vào mục đích thanh tra, kiểm tra đối với mặt nào, hoạt động nào mà đi sâu vào các nội dung, chi tiết liên quan đến hoạt động đó. Chẳng hạn thanh tra, kiểm tra hoạt động của thầy thì cần phải khảo sát được thực trạng : + Kế hoạch giảng dạy của cá nhân, của tổ chuyên môn.

+ Giáo án chuẩn bị bài giảng.

+ Tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy. + Số tiết định mức của GV.

+ Thăm lớp, dự giờ. + Kế hoạch tự bồi dưỡng.

+ Kết quả của dạy học thông qua chất lượng của HS .

+ Kết quả giáo dục, dạy học của GV thơng qua kết quả bình bầu thi đua, đánh giá xếp loại của nhà trường.

+ Các sản phẩm trong quá trình dạy và học.

- Các hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá do phòng GD&ĐT chỉ đạo thực hiện là rất phong phú, có thể tổ chức đó được thành lập từ các thành viên của PGD hoặc cùng với một số những cốt cán, thanh tra viên kiêm nhiệm, cộng tác viên thanh tra của các trường hoặc thành viên những cơ quan liên đới vì mục đích đã đặt ra.

- Mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra là nhằm phát hiện những mặt tích cực, ưu điểm để khuyến khích, động viên tinh thần của cá nhân và tập thể tiếp tục hồn thành nhiệm vụ chứ khơng phải là „„bới lơng tìm vết‟‟

tìm lục những khuyết điểm để kỷ luật, cảnh cáo… Do đó, những thành viên trong tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra phải có những phẩm chất đạo đức và trình độ chun mơn nhất định để đảm bảo đưa ra những kết luận khách quan, cơng bằng và có thiện chí.

- Trong các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học để đánh giá thành tích của các cá nhân, đơn vị nên phát huy tinh thần tự đánh giá một cách thẳng thắn, nghiêm túc để động viên kịp thời.

c/Tổ chức thực hiện:

- Phải có kế hoạch thống nhất giữa phòng GD&ĐT và các trường TH trong quận đối với hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ để nhà trường chủ động những nội dung trong hoạt động đó. Đối với những kiểm tra khơng đột xuất (không báo trước) phòng GD&ĐT cũng phải xác định những nội dung cơ bản, chủ yếu.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học của thầy và trò phải phân cấp, giao quyền tự chủ cho nhà trường tổ chức thực hiện là chủ yếu.

d/ Điều kiện để thực hiện:

- Cán bộ thanh tra phải thấm nhuần mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra là nhằm phát hiện những mặt tích cực, ưu điểm để khuyến khích và chỉ ra những bất cập cần khắc phục ; chủ động tư vấn, thúc đẩy đối tượng được thanh tra phát huy cái được khắc phục dần cái chưa được.

- Cần xây dựng các tiêu chí cụ thể làm thang đo cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các trường tiểu học của phòng giáo dục quận hải an thành phố hải phòng trong bối cảnh đổi mới (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)