khoa học và công nghệ nước ta trong thời gian tới.
4.3.1. Các giải pháp vĩ mô
+ Thay đổi một số nội dung về thuế đối với sản phẩm và dịch vụ KH-CN
Trước hết Chính phủ cần thiết kế chỉnh sửa, đổi mới chính sách thuế đối với sản phẩm và dịch vụ KH-CN, kể cả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc làm đó sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động của các đơn vị nghiên cứu, của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh – một địa bàn hoạt động đổi mới công nghệ đã và đang được chú ý rất lớn. Đó là giảm thuế nhập khẩu hoặc miễn trừ đối với một số vật tư nguyên nhiên liệu phục vụ các hoạt động nghiên cứu thí nghiệm, thử nghiệm, kể cả đối với các máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và triển khai công nghệ thơng tin, máy tính đồng bộ mua về cho các cơ sở nghiên cứu.
Ngoài ra cần lĩnh hội có phê phán đối với kinh nghiệm Nhật bản về việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được miễn thuế 3 năm đầu đối với những mặt hàng chưa từng được sản xuất trong nước, nay được sản xuất ra, hoặc về kỹ thuật còn
thấp kém so với hàng nước ngồi. Chúng ta cũng có nhiều ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng cần xem xét lại để có những biện pháp mang tính thúc đẩy cao hơn, việc đó cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN.
+ Nâng mức trích để lại lợi nhuận trước thuế cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu lập Quỹ phát triển KH-CN ở doanh nghiệp
Nhìn chung phải mở rộng hơn nữa cơ chế thực hiện tín dụng thuế (Tax Credit) để hỗ trợ, giãn thuế đối với hoạt động KH-CN hơn nữa ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trên thực tế đó là khoản trích 10% lợi nhuận trước thuế với mục tiêu thành lập Quỹ phát triển công nghệ doanh nghiệp như quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Chuyển giao công nghệ ban hành trong những năm gần đây. Thực tế tỷ lệ trích lập như vậy q ít, khơng đủ để doanh nghiệp xoay sở thực hiện đổi mới công nghệ, nên nâng mức này lên gấp đôi hoặc gấp 3 may ra các doanh nghiệp mới mặn mà với gói cơ chế kích thích này. Với cơ chế mới như vậy doanh nghiệp sẽ có khả năng đầu tư thêm máy móc thiết bị cho đổi mới công nghệ, đi vào nghiên cứu triển khai thực nghiệm hay hợp tác với các Đại học và Viện Nghiên cứu. Nếu chúng đem lại hiệu quả nghĩa là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ riêng của doanh nghiệp, mà của cả nền KH-CN nói chung.
+ Tăng đầu tư cho con người để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN
Một giải pháp vĩ mô quan trọng khác là Chính phủ nên chú ý có cơ chế gia tăng đầu tư vào con người làm khoa học và công nghệ, đặc biệt cho đội ngũ trực tiếp sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị phương tiện nghiên cứu, tránh tình trạng khơng cấp tiền hoặc chậm sửa đổi tiền bồi dưỡng độc hại cho nhân viên thí nghiệm vận hành như trường hợp ở Đà lạt đối với lĩnh vực hạt nhân tại Viện Hạt nhân Đà lạt nhiều năm trước đây.
+ Hoàn thiện thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm cho mục tiêu KH-CN.
Thực tiễn đã cho thấy rằng thủ tục Hải quan quy định một số nội dung thơng quan có ảnh hưởng nhất định đến thời gian lắp đặt máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ mục tiêu đổi mới công nghệ hay hoạt động KH-CN nói chung. Nói cho cùng việc sớm vận hành ngày nào loại máy móc thiết bị đó đều là góp phần tăng khả năng sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN. Nhưng thực tế cơ quan Hải quan đều đã máy móc thực hiện nhiệm vụ thu thuế (tuy rằng cho quốc gia) chỉ đứng trên góc độ của mình. Quy trình như sau: nếu máy móc thiết bị nhập khẩu thuộc diện trong nước không sản xuất được thì được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc bằng 0, nhưng người nhập khẩu phải chứng minh được như vậy về chủng loại máy móc thiết bị đó nếu trong danh mục quy định của Hải quan khơng có liệt kê tên và biếu thuế suất của chúng. Doanh nghiệp nhập khẩu phải xin chứng nhận của cơ quan chức năng nhà nước (Bộ Công thương hoặc khác) về việc này, sau đó mới nộp cho Hải quan cửa khẩu (cảng biển, kho biên giới,...) và được thông quan. Số ngày lưu kho lưu bãi đều chịu phí tổn bổ sung khơng đáng có và sau này đều được đưa vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp, dẫn đến khả năng cạnh tranh
của sản phẩm và dịch vụ của Việt nam cịn thấp. Chúng tơi đề xuất nên cho thơng quan ngay sau khi nhập khẩu và các thủ tục về thuế phải giải quyết sau để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh hay tiến độ thực hiện các hoạt động KH-CN ở doanh nghiệp. Làm được như vậy, nhất định các vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN được nâng cao dù chỉ một phần nhỏ.
+ Xem xét cân nhắc áp dụng một số kinh nghiệm Nhật bản và các nước khác nhiều hơn nữa
Như trên ở phần kinh nghiệm nước ngồi đã nêu rõ, Chính phủ Nhật bản vào thời kỳ đầu cơng nghiệp hố đất nước đã xây dựng được cơ chế hợp tác hai chiều giữa các công ty và Trung tâm nghiên cứu khoa học, có cơ chế buộc các doanh nghiệp trích 1% quỹ lương chuyển vào ngân sách để tạo nguồn tài chính cho đào tạo lao động ở những ngành sản xuất mới, cho phép khấu hao nhanh để đổi mới cơng nghệ, bảo hiểm tín dụng cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, ưu đãi về thuế cho các cơ sở áp dụng công nghệ mới. Nhiều nội dung trên đây cũng đã hiện diện trong chính sách của Việt nam, song kinh nghiệm buộc trích nộp 1% quỹ lương hàng năm vào Ngân sách nhà nước là một kinh nghiệm hay, cần được xem xét cân nhắc áp dụng dần từ thử nghiệm trên diện hẹp đến áp dụng đại trà,...
Một giải pháp vĩ mô khác cũng cần áp dụng từ kinh nghiệm Nhật bản là nên cấp phát tài chính cho các Đại học trên cơ sở cạnh tranh. Nghĩa là ngoài định mức quy định của nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập, có thể cần có phần tài chính bổ sung sẽ được cấp cho Trường theo tiêu chí hơn kém nhau giữa các Đại học về sử dụng hiệu quả hay không cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN của đơn vị Đại học đó, kể cả đối với Đại học tư thục. Để có được cơ chế này cần phải tổ chức nghiên cứu thử nghiệm áp dụng ngay trong thời gian tới, xây dựng hệ tiêu chí hiệu quả và điều kiện cấp phát theo tiêu chí này. Đóng góp này sẽ khơng nhỏ cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN ở nước ta.
Một kinh nghiệm đáng lưu ý của CH Sec cần được cân nhắc áp dụng ở nước ta, theo đó nghiên cứu cơ bản sẽ được ngân sách nhà nước cấp đến 100% chi phí, nghiên cứu ứng dụng- đến 50% chi phí, cịn nghiên cứu phát triển thực nghiệm - đến 25% chi phí. Song tổng tài trợ cộng gộp từ ngân sách không được vượt quá:
+ 75% của tổng chi phí đối với nghiên cứu ứng dụng, + 50% của tổng chi phí đối với phát triển thực nghiệm.
Cách làm này có lẽ nên thử nghiệm đối với một số chuyên ngành KH-CN có thế mạnh về khả năng thương mại hoấ sản phẩm, sau đó mở rộng dần diện áp dụng.
+ Hồn thiện cơng tác đối ngoại thu hút Việt kiều về nước hay tham gia vào xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN trong nước.
Đặc biệt, công tác ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân cũng cần được phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với công tác vận động Việt kiều tham gia giúp đỡ hoặc trực tiếp góp phần hoạt động khoa học và công nghệ cho Việt nam. Trước mắt, cần có cơ chế tạo nguồn vốn cho các Hiệp hội và Liên hiệp KH&CN thành phố để tổ chức định kỳ và đột xuất các cuộc họp và xúc tiến giao lưu, hợp tác KH&CN trong giới KH&CN trong nước với quốc tế, trong đó có trí thức Việt Kiều; cần thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải biết "vận động tất cả lực lượng của mỗi
và đoàn thể giao cho". Mục tiêu của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là giúp kiều bào ổn định cuộc sống và thành đạt, hội nhập vào đời sống xã hội sở tại và hướng về Tổ quốc, tạo điều kiện để bà con có thể đóng góp được nhiều nhất cho sự nghiệp chung của dân tộc, làm cầu nối góp phần củng cố và tăng cường các quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa nước ta và các nước có đơng kiều bào.
Đối với các Hội người Việt Nam ở Pháp, Lào, Thái Lan, Campuchia, Anh, Bỉ, Ba Lan, Đan Mạch, LB Đức, Hà Lan, Nga, Séc, Italia, Ucraina, Angola.. cũng như các tổ chức nghề nghiệp, đồng hương, xã hội, từ thiện.., cần tiếp tục củng cố, thành lập mới, cũng như cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, sự đồng thuận, nhất trí cao về cơng tác này của toàn Đảng, toàn dân, thực sự đưa Nghị quyết 36 và Chương trình hành động của Chính phủ đi vào cuộc sống; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ở nước ngoài yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hố và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đóng góp nhiều hơn nữa về khoa học và công nghệ cho quê hương, đất nước trực tiếp ở phần đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và cơng nghệ, vì Việt kiều là các nhà khoa học vốn có kinh nghiệm nhất định về cơng tác này.
4.3.2. Giải pháp các chính sách vi mơ:
Tại cấp cơ sở cần xây dựng và củng cố một số nội dung và điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ.
Các cấp lãnh đạo từ cấp cơ sở trở lên và các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước nên nhìn nhận công bằng hơn về “độ trễ” kết quả nghiên cứu KH-CN, cho phép tự chủ nhiề̀u hơn đối với cá nhân nhà nghiên cứu và đơn vị nghiên cứu khoa học.
+ Cần đầu tư tới hạn cho hoạt động KH&CN. Sản phẩm khoa học khó cân đo đong đếm bằng các đại lượng đo lường cụ thể, vì thế khó xác định mức tới hạn để mà đầu tư. Không thể đầu tư cho ngành giao thông làm một nửa hay hai phần ba cây cầu rồi để đó, nhưng trong nghiên cứu khoa học thì hiện tượng giảm, rút kinh phí đề tài so với đề xuất là phổ biến, khơng cần biết có hồn thành hay khơng. Do vậy trong dự tốn kinh phí đề tài, đề án được phê duyệt nên có khoản dự phịng kinh phí nhất định để bảo đảm cho sự đầu tư tới ngưỡng. Sự kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp cho đề tài được đầu tư thêm nguồn lực tài chính (để đầu tư đến ngưỡng cho đủ lượng thí nghiệm hay
điều tra, hay bổ sung chuyên đề, nội dung,...- nghĩa là phù hợp cho nhiều chuyên ngành nghiên cứu) hoặc bị dừng lại để phần dự phịng đó phải được xuất tốn nộp ngân sách nhà nước.
+ Rất cần có sự thơng thống trong cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN, tránh tình trạng máy móc, cứng nhắc như hiện nay. Có thể dùng một cụm từ “chặt chẽ theo hạng mục, linh động trong chi tiết”, nghĩa là người thực hiện có thể điều chỉnh trong phạm vi hạng mục những chi tiết cụ thể về số lượng, chất lượng theo yêu cầu phát sinh. Các nước tiên tiến trên thế giới đều quản lý theo nguyên tắc đó.
+ Tập trung đầu tư để xây dựng các Trung tâm thiết kế-chế tạo-thử nghiệm để tạo nguồn cung công nghệ cho nền kinh tế và nhu cầu đời sống xã hội cần, để tham
gia giải mã, làm chủ và tiến đến nhanh chóng đổi mới cơng nghệ. Từ đó có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến đó, góp phần đẩy mạnh các hoạt động KH-CN.
Tương tự như vậy cần phải đầu tư cho việc xây dựng và nâng cấp các Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ ở các cấp từ trung ương đến địa phương, các Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kịp thời phục vụ và giải quyết các nhiệm vụ KH-CN của địa phương và từng vùng.
+ Cấp nghiên cứu cơ sở cũng cần tổ chức tốt công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH-CN để sử dụng tốt nhất và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị máy móc thí nghiệm và công suất dư thừa của hạ tầng của các cơ sở nghiên cứu KH-CN của Việt nam. Thực tế nước ta trong nhiều trường hợp đã từng đem mẫu xét nghiệm ra nước ngồi th phân tích, họ thu phí. Vậy thì đến lượt Việt nam ở giai đoạn đã trang bị thí nghiệm quy mơ và hiện đại hơn, cơng việc này cần chính các cơ sở của ta thực hiện thu nhận và làm dịch vụ xét nghiệm mẫu cho nước ngồi, do đó cần khuếch trương quảng bá .
+ Nhanh chóng thanh lý TSCĐ là thiết bị máy móc đã quá hạn sử dụng hay đã hết khấu hao ở các đơn vị R &D.
+ Thực hiện khấu hao nhanh đối với máy móc thiết bị ở các đơn vị R & D đã thực hiện tự chủ theo NĐ115/2005.
+ Tháo gỡ các rào cản đối với các dự án đầu tư mua sắm thiết bị máy móc nghiên cứu hay ứng dụng công nghệ để tránh việc lỡ thời cơ và ảnh hưởng tỷ giá và sự lạc hậu công nghệ mua sắm.
+ Đối với các Trung tâm NC và ứng dụng cơng nghệ hiện đại, nên có sự đầu tư dài hạn để phát triển tránh việc chăm lo quá mức vào phát triển ngắn hạn để lo tồn tại và tiến hành dịch vụ thu phí.
+ Đối với các lơ máy móc thiết bị và dụng cụ máy móc nghiên cứu có được để lắp đặt vận hành từ các Dự án hỗ trợ kỹ thuật khơng hồn lại của nước ngồi (ví dụ của IAEA, FAO, UNIDO, ILO, DFID, JICA, DSE, ...), nên tận dụng khả năng đồng sử dụng cho các cơ quan có nhu cầu là các Viện, các Trường, Khoa của các Đại học, Cao đẳng, dạy nghề hay Bệnh viện... Muốn vậy cần công bố thông tin và xây dựng cơ chế đồng sử dụng hay thuê mướn sử dụng.
+ Song song việc đầu tư mở rộng lắp đặt thiết bị thí nghiệm và cơ sở vật chất cho cơng tác nghiên cứu, cần lưu ý dành kinh phí lo cơng tác đào tạo các thế hệ cán bộ nghiên cứu và cán bộ lãnh đạo kế cận. Mặt khác đầu tư của đơn vị phải gắn chặt với nhu cầu và triển vọng phát triển của ngành và chuyên ngành khoa học và cơng nghệ. Chỉ có như vậy mới có điều kiện để giai đoạn sau sẽ sử dụng có hiệu quả các khoản đầu tư đó cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
+ Mở rộng cơ chế tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ của các cơ sở R & D để tăng cường trang trải chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, dụng cụ nghiên cứu và tăng thu nhập cho cán bộ nghiên cứu của đơn vị.