Điều kiện thực thi các giải pháp về chính sách đầu tư và nâng cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay (Trang 54 - 109)

quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ ở nước ta.

Với kết quả điều tra khảo sát ý kiến các chuyên gia và các cán bộ khoa học, chủ yếu là các nhà lãnh đạo các đơn vị, cơ sở nghiên cứu khoa học trên cả nước, đề

tài chúng tôi rút ra một số điều coi như là điều kiện cần thiết để thực thi các giải pháp về chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN như sau.

Trước hết cần nhấn mạnh lại việc quán triệt quan điểm và định hướng đầu tư phát triển chung của Đảng và nhà nước đối với phát triển khoa học và công nghệ quốc gia như đã ghi trong Nghị quyết TW 2, Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ giai đoạn 2001-2010, các Luật Ngân sách nhà nước, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Doanh nghiệp và gần đây nhất là Luật Công nghệ cao, Đề án 171/năm 2004 về đổi mới cơ chế tài chính cho phát triển khoa học và cơng nghệ của đất nước,...

Tiếp đến trong điều kiện nhà nước đã ban hành Luật thực hành Tiết kiệm và Phịng chống lãng phí, Luật Phịng chống tham nhũng (ban hành năm 2005), Luật Tài sản công (2008), các giải pháp về đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và công nghệ phải quán triệt các điều liên quan.

Có thể và cần phải áp dụng kinh nghiệm Hàn quốc trong việc bổ nhiệm Bộ trưởng KH-CN lên chức Phó Thủ tướng để có tiếng nói quyền lực hơn trong phân bổ đầu tư cho phát triển KH-CN ở địa phương và các ngành, đây được coi như điều kiện rất hữu ích cho Việt nam vì thực tế một số năm qua, đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN ở địa phương còn chịu nhiều áp lực các ưu tiên chi tiêu khác, nên các khoản chi này bị chiếm dụng, không theo kịp kế hoạch ngân sách đã bố trí. Nếu chưa áp dụng được kinh nghiệm trên thì cũng nên lưu ý kinh nghiệm CH Balan (như nêu ở Chương trên) giao phó thêm quyền hạn cho Bộ trưởng KH-CN, tức là quyền được ra quyết định trong phân phối và phân bổ Ngân sách Khoa học. Các chương trình khung quốc gia do Bộ Khoa học – Công nghệ đưa ra là cơng cụ quan trọng để thực hiện chính sách KH-CN, liên quan đến quyền tự chủ trong nghiên cứu và các nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong điều kiện Việt nam thì có thể bước đầu là áp dụng từng bước, giai đoạn đầu Bộ trưởng KH-CN nên có tiếng nói trọng lượng và quyết định trong nhiều trường hợp đầu tư cho phát triển KH-CN, đặc biệt là chi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN. Tiến đến quyết định phân phối ngân sách KH-CN từ ngân sách nhà nước, giống như các khoản chi đặc biệt hiện nay đó là chi tiêu quân sự và chi cho các hoạt động của Đảng cộng sản trong chức năng của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính khơng có quyền đi vào chi tiết các khoản chi này, mà chỉ có trách nhiệm tổng hợp.

Nếu thực thi việc giao phó nhiệm vụ quan trọng nêu trên cho bộ trưởng KH- CN thì cũng cần thành lập Hội đồng Khoa học – tổ chức đại diện chính thức cho giới nghiên cứu có vai trị tư vấn quan trọng, có quyền đưa ra các ý kiến độc lập với Bộ trưởng, gồm tối đa 70 thành viên do H.Đ.KH và Bộ trưởng bổ nhiệm. Đây được coi như là cơ quan đối trọng với Bộ trưởng trong trọng trách phân bổ chi tiêu ngân sách hoạt động KH-CN, làm cho tránh được hiện tượng độc đốn hoặc khơng bao qt hết nhu cầu của việc phát triển KH-CN, trong đó có việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN.

Một điều kiện không kém phần quan trọng là cân nhắc tạo điều kiện để cổ phần hoá các cơ sở nghiên cứu KH-CN ở những nơi có thể và đã chín muồi khả năng, nhất là nơi có tiềm năng sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ cho bên ngồi. Khi đó như trên đã nói, việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, cơng

nghệ, ...và nói chung là sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ đều được họ cân nhắc và không bị ảnh hưởng bởi các quyết định hành chính dội từ trên xuống theo kiểu phân bổ lâu nay.

Trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tài chính cũng như Bộ Khoa học và cơng nghệ cần có nhiều đợt học tập tuyên truyền, quán triệt việc thực thi các Luật này đến các nhà quản lý các cấp, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu để thấm nhuần tinh thần và nhiệm vụ thực thi các Luật nêu trên.

Một mặt sớm hoàn tất quá trình chuyển đổi các cơ sở nghiên cứu khoa học sang hoạt động theo NĐ115/2005 ở những nơi có điều kiện chín muồi, sao cho việc gia hạn với mốc thời gian hạn cuối cùng là năm 2013 được tuân thủ.

Mặt khác quá trình tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở nghiên cứu với quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan được thực thi theo hướng tự trị (autonomy) nhiều hơn nữa, các rào cản lên quá trình này phải được bãi bỏ sớm. Đồng thời xây dựng cơ chế và cho phép cá nhân các người say mê khoa học có điều kiện tiếp cận sử dụng thiết bị nghiên cứu ở các Phịng thí nghiệm của các Viện, trường Đại học hay Bệnh viện, hợp tác cùng nghiên cứu và thụ hưởng kết quả thành tựu cùng nghiên cứu ra. Tiếp theo các Đại học và các Viện, Trung tâm nghiên cứu cũng cần mở cửa hơn nữa (nhất là các trường kỹ thuật) để các doanh nghiệp (chủ yếu là Giám đốc) đến tham quan định kỳ, mở cơ hội làm ăn ký kết hợp đồng hay nêu yêu cầu nhờ tư vấn hay thiết kế, sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ,...

Các Ngân hàng hay các cơ quan chủ quản của các đơn vị thuê mua tài chính (financial leasing) phải đẩy mạnh cung ứng dịch vụ thuê mua tài chính này cho các cơ quan nghiên cứu khoa học để giúp họ lựa chọn tối ưu giữa mua sắm mới máy móc thiết bị hay thuê mua tài chính cho các hoạt động nghiên cứu của mình.

Một điều kiện khơng kém phần quan trọng là phải kiểm sốt chặt chẽ hơn nữa để tránh tình trạng nhập khẩu cơng nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, hay sản xuất theo cơng nghệ lạc hậu,...gây khó khăn tốn kém về sử dụng vận hành sau này. Ví dụ trường hợp cơng nghiệp đóng tàu/nhập khẩu tàu biển của Tập đồn Vinashin đã nêu ở phần trên hay về tình trạng nhập khẩu công nghệ second-hand ở nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của nhiều tỉnh thành trên cả nước đã chứng minh cho lập luận này.

Điều kiện cuối cùng mà Đề tài muốn nhấn mạnh chính là việc đào tạo nguồn nhân lực để sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN tiên tiến mà chúng ta đã và sẽ cố gắng trang bị. Con người- nguồn nhân lực được đào tạo đầy đủ sẽ góp phần sử dụng và nâng cao hiệu quả vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN của nước ta .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đặt ra vấn đề nghiên cứu trên đây về chính sách đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ của quốc gia, chúng tôi thấy rằng:

Trước hết, đây là vấn đề khó giải quyết bởi lẽ chính sách đầu tư phát triển của

quốc gia thường có lồng ghép các kế hoạch phát triển tài sản cố định của các doanh nghiệp với trang bị về khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp đó, nên càng khó

tách bạch ra các phần riêng biệt của cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ từ phần tài sản cố định, kể cả từ cấu phần khác tạo nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN.

Hai là, hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khoa học và cơng nghệ

cũng là phạm trù trừu tượng vì yếu tố rủi ro đã làm mất đi sự linh hoạt và tương thích trong sự xét đốn hiệu quả chung của khối tiền chi cho phát triển sự nghiệp khoa học và công nghệ với kết quả đạt được. Mặt khác hoạt động khoa học và công nghệ từ phía nhà nước một phần lớn (nếu khơng phải tất cả) là sản phẩm hàng hố cơng (public goods), cho nên vấn đề hiệu quả trực tiếp không đặt ra. Nghĩa là khơng thể lấy chi phí so với kết quả đạt được về khoa học và công nghệ để tính tốn các chỉ số như trong khu vực kinh doanh. Chỉ có thể xét đốn hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và cơng nghệ một cách gián tiếp (và ít khi trực tiếp) trong một số lĩnh vực.

Về tổng thể Việt nam cần tuân thủ chặt chẽ hơn nữa Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đã nêu ra cho giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn sau để

+ Nâng cấp hệ thống KH &CN + Cải tổ hệ thống quản lý KH &CN

+ Tăng cường năng lực đổi mới của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

+ Tăng cường phổ biến công nghệ và chú trọng vào thương mại hóa các kết quả R &D.

Theo nội hàm và khuôn khổ của các điều nói trên có thể nêu lên một số khuyến nghị sau đây liên quan chặt chẽ đến chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN quốc gia :

a/ Khuyến nghị đối với Chính phủ:

Do nghiên cứu và thấy kinh nghiệm Trung quốc ở phần liên kết giữa cơ sở nghiên cứu với khu vực doanh nghiệp có thể phù hợp với Việt nam, chúng tơi khuyến nghị chính phủ nên xây dựng cơ chế cho phép Viện Khoa học Việt nam đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo nhiều kênh hợp tác để thúc đẩy phát triển KH-CN và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN, nâng cao hiệu quả sử dụng chúng ở cả các Viện trực thuộc và ở các doanh nghiệp tương ứng. Cách làm đó sẽ đẩy thêm một bước quá trình hình thành các doanh nghiệp KH-CN hay xuất hiện ý tưởng cơng nghệ, giải pháp hữu ích,… làm cho ngành cơng nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần xứng đáng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

b/ Khuyến nghị về trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Liên quan đến chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN Bộ Tài chính cần phải:

1. Tăng chi NSNN để đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong đó có tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi cho sự nghiệp KH-CN. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật KH & CN. Sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư cho hợp lý, đảm bảo nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho KH &CN. Nhanh chóng thực hiện chi đầu tư phát triển theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn cho việc gia

tăng và củng cố tiềm lực các cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ quốc gia. Chấn chỉnh sớm tình trạng chi sai mục đích của các tỉnh đối với phần kinh phí đã bố trí để chi cho đầu tư phát triển tiềm năng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN. Đồng thời sớm cho phép nới rộng việc áp dụng khoản 3 Điều 8 Luật NSNN về vay đầu tư xây dựng cơ bản để địa phương chủ động hơn trong chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN, nhất là đối với các tỉnh nghèo hoặc có quy mơ vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn khiêm tốn.

2. Hồn thiện chính sách thuế theo định hướng tạo mơi trường phát triển gắn kết chặt chẽ giữa KH & CN với sản xuất, làm hình thành nhiều hơn các doanh nghiệp KH-CN và góp phần sao cho họ hoạt động có hiệu quả hơn. Sửa đổi tiến tới giảm nghĩa vụ thuế (đối với thuế thu nhập doanh nghiệp) để tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu để phát triển khoa học công nghệ. Đảm bảo mức thuế nhập khẩu ở mức độ tối thiểu theo điều kiện gia nhập WTO (20%) duy trì mức bảo hộ này trong thời hạn 5 năm, sau đó giảm dần để khuyến khích cạnh tranh.

3. Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các quy định chi tiết hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, về khấu hao tài sản cố định để phù hợp với thông lệ quốc tế, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngồi hơn nữa. Quy định rõ ràng hơn về điều kiện áp dụng phương pháp khấu hao cho doanh nghiệp hoặc quy định cụ thể tiêu chí để các doanh nghiệp có thể lựa chọn một cách chính xác phương pháp khấu hao.

4. Bộ Tài chính hỗ trợ tăng vốn Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học cơng nghệ quốc gia và góp phần xây dựng thêm một số Quỹ khác hoạt động chuyên biệt với tính chất như Quỹ địa phương, Quỹ Phát triển KH-CN doanh nghiệp,... Nâng cấp vốn điều lệ từ 200 tỉ đồng lên cao hơn thông qua nguồn vay ODA của Chính phủ để cho Quỹ hỗ trợ phát triển KH-CN quốc gia mở rộng khả năng hoạt động theo quy định tại Nghị định số 112/2003/NĐ - CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ. Đối với các tỉnh đã thành lập được Quỹ phát triển KH-CN thì tìm thêm nguồn vốn bổ sung và sớm đưa hoạt động vào nề nếp, các tỉnh chưa có Quỹ tương tự thì xem xét điều kiện để sớm thành lập. Trong tương lai, có thể xem xét cơ hội chuyển nguồn vốn đầu tư phát triển KH-CN địa phương về các Quỹ này để bám sát hơn nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN tại địa phương, đồng thời tránh được tình trạng chi sai mục đích ở địa phương đối với các nguồn tài chính đã bố trí cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN địa phương. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu khả năng xây dựng Quỹ liên vùng, liên tỉnh của lĩnh vực hoạt động này để giảm chi phí quản lý và phù hợp với nhu cầu phát triển KH-CN địa phương từng tỉnh, liên tỉnh và liên vùng.

c/ Khuyến nghị về trách nhiệm của Bộ KH & CN.

Để góp phần vào các nội dung chính sách đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ quốc gia nói chung và cơ sở riêng biệt nói cụ thể, Bộ KH-CN nên sớm:

1. Hoàn thiện và hoàn tất việc xúc tiến và hỗ trợ thành lập cũng như triển khai các cơng việc có liên quan tới hoạt động của Quỹ KH&CN các cấp, xây dựng quy trình thẩm định dự án, cho vay, thu nợ, quy trình quản lý, giám sát, phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, cụ thể hóa đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ, tránh việc hỗ trợ vốn tràn lan.

2. Phân loại, sắp xếp các tổ chức nghiên cứu và phát triển để có căn cứ đầu tư từ ngân sách một cách có hiệu quả.

3. Là đầu mối trong việc tập hợp, tổ chức vận động thu hút các trí thức Việt kiều trên thế giới tham gia các hoạt động KH&CN các cấp của đất nước và Thủ đô; Tổ chức khen thưởng và đề nghị khen thưởng các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc đầu tư, huy động vốn và đổi mới công nghệ.

c/ Khuyến nghị về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1. Trình Chính phủ để trình Quốc hội bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các tổ chức KH – CN. Đổi mới cơ chế xác định cơ cấu đầu tư cho KH&CN theo hướng giao cho Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thực hiện trước khi tiến đến bổ nhiệm Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay (Trang 54 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)