Giải pháp chính sách đầu tư và hoàn thiện chính sách đầu tư xây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay (Trang 49 - 50)

sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ.

Nhìn chung về chi NSNN để xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH- CN Việt nam theo đúng tinh thần và quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thi hành nhất qn đường lối cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cần phải bảo đảm tính khả thi cho suốt cả q trình đó và nên có sự liên tục cũng như định hướng rõ ràng.

Trước hết do chưa có sự cân nhắc thận trọng về thứ tự ưu tiên trong phạm vi đầu tư, dẫn đến tình trạng là với một lượng vốn hạn chế, lại phải trang trải cho nhiều hạng mục đầu tư. Nên thời gian thi cơng và hồn thành phải kéo dài, chất lượng của các máy móc thiết bị kỹ thuật thường ở mức thấp. Những yếu tố này tác động trực tiếp và gây ra sự suy giảm khả năng nâng cao năng lực của các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động KH&CN.

Để góp phần làm tăng tính khả thi của Luật NSNN hơn, điều đầu tiên là các cơ quan công quyền từ trung ương xuống địa phương cần triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho các cán bộ công chức của mình hiểu rõ hơn nữa vị thế của KH&CN. Đặc biệt là các cách thức, biện pháp để có thể từng bước tạo điều kiện cho KH&CN giành được vị thế xứng đáng đó.

Tiếp đó cần lưu ý là khi sử dụng NSNN với tư cách là một trong những cơng cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy KH&CN phát triển theo đúng định hướng mà nhà nước đã đặt ra, thì cơ quan quyền lực nhà nước các cấp rất cần phải có sự cân nhắc, tính tốn mức đầu tư cho các dự án KH&CN một cách chắc chắn. Trên cơ sở đó cân đối với khả năng ngân sách dự kiến có được mà đi đến quyết định đầu tư và ghi vào dự tốn NSNN. Suốt trong q trình chấp hành NSNN, các cơ quan quyền lực nhà nước phải thường xuyên phát huy vai trị giám sát của mình nhằm đảm bảo cho mỗi đồng vốn NSNN đã đầu tư cho KH&CN được sử dụng đúng dự toán.

Đồng thời một giải pháp quan trọng sau đó là rất cần phải hoàn thiện lại một số điểm trong Luật NSNN nhằm xác định rõ hơn các chủ thể cần phải tuân thủ các quy định của luật mang tính trung hạn. Cụ thể phải hồn thiện phương thức lập và phân bổ ngân sách từ ngân sách 1 năm sang ngân sách trung hạn (3 đến 5 năm). Đây sẽ là cơ sở chắc chắn để thủ trưởng các Bộ/ngành hay Chủ tịch UBND các địa phương tính tốn và dự đốn những nhu cầu phát triển KH&CN thuộc phạm vi mà mình phụ trách.

Kế đến cũng rất cần phải có những đánh giá hàng năm về khả năng gây ra các tác động ảnh hưởng của chi NSNN tới hoạt động của KH&CN. Thơng qua đó các cơ quan cơng quyền- đặc biệt là cơ quan quyền lực nhà nước, có được các thông tin sát thực để đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp đối với quá trình phân bổ ngân sách cho KH&CN. Tốt nhất những báo cáo đánh giá này nên giao cho cơ quan Kiểm toán nhà nước phải thực hiện.

Ngoài ra cũng rất cần tạo ra động lực để thúc đẩy lực lượng nghiên cứu khoa học đã được đào tạo hăng say hơn lao vào nghiên cứu sáng tạo để có thể cung cấp cho thị trường những công nghệ mới mang đậm dấu ấn Việt Nam. Thơng qua đó các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam với hàm lượng chất xám cao từng bước xuất hiện và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Một giải pháp quan trọng khác là nhà nước nên tăng cường thu hút nguồn đầu tư FDI và ODA cho phát triển KH-CN của nước ta. Qua nguồn lực đó có thể thu hút học hỏi kinh nghiệm nước ngồi và tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH- CN ở nhiều lĩnh vực. Việc này có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của Hungary như đã nêu ở phần trên, khi Chính phủ định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành cơng nghệ cao và máy tính hóa nền kinh tế.

Ngồi ra xét về cấu trúc, ngồi việc có tiền chi phát triển KH-CN từ Ngân sách nhà nước và thấp hơn là từ Quỹ phát triển KH-CN quốc gia (vẫn là từ tiền Ngân sách nhà nước bỏ ra nhưng tập trung hơn), cộng với tỷ lệ chi từ các doanh nghiệp và khối tư nhân rất thấp, nguồn tài chính phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN và phát triển KH-CN nói chung ở nước ta còn đơn điệu. Do vậy nhà nước đã đề ra chủ trương xã hội hoá chi phát triển KH-CN, trong đó có cho mục tiêu xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN. Quán triệt tinh thần rút ăngten trong chi phát triển KH-CN, các nước Trung quốc và Nga sớm hơn ta hoặc mạnh hơn nước ta trong việc thành lập các Quỹ phát triển KH-CN quốc gia, Quỹ phát triển Khoa học xã hội, Quỹ đầu tư mạo hiểm,....Do vậy trong thời gian tới Việt nam cũng nên sớm hình thành và vận hành các Quỹ này, ít nhất có thể thơng qua nguồn bội chi ngân sách nhà nước, hoặc đổi mới cơ cấu chi đầu tư xây dựng cơ bản, sao cho gia tăng tỷ lệ chi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN và kìm chế bớt tốc độ đầu tư xây dựng cơ bản khác. Riêng việc gia tăng bội chi ngân sách nhà nước hàng năm cho phát triển KH-CN đã được chúng tôi nêu ra và nhấn mạnh khuyến nghị từ thập kỷ 90 (các năm 1991-1993) của thế kỷ 20 khi soạn lập Chiến lược tài chính quốc gia đến năm 2020 trình lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay (Trang 49 - 50)