Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng đầu tư và sử dụng cơ sở hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

Việc khảo sát điều tra để xin ý kiến chuyên gia đã được tiến hành trên diện rộng, do đó kết quả thu được phản ánh khá sát với thực tiễn đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ ở cấp cơ sở cũng như thái độ, nhận thức và quan điểm về hiện trạng đầu tư cũng như sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ của các cơ sở và tồn quốc nói chung. Thời gian khảo sát mà Đề tài đã chọn lựa là giai đoạn 2000-2001 đến các năm 2008-2009, là giai đoạn chứng kiến sự thay đổi lớn lao về chính sách các loại đối với phát triển kinh tế nói chung và khoa học và cơng nghệ nói riêng.

3.2.1. Đánh giá về tương quan đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vu

nghiên cứu và triển khai với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao và mức

độ hoàn thành.

Trả lời về tình hình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và triển khai ở đơn vị nghiên cứu khoa học trong giai đoạn các năm từ 2001 đến nay phần đông xác nhận rằng yếu và kém chiếm đến hơn 51% (97/189 câu trả lời), còn khá và tốt cũng đã được trả lời là chưa đến 49%. Điều đó cho thấy có mối liên quan đến cường độ căng thẳng về nhiệm vụ được giao và mức độ hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cũng trong giai đoạn đó ở các đơn vị. Thật vậy, điều tra phỏng vấn đã cho thấy 56,9% trả lời là nhiệm vụ được giao về nghiên cứu khoa học năm 2008 là thấp.

Tuy vậy mức độ hoàn thành kế hoạch nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ khoa học và công nghệ nói chung cũng đã đạt tốt và khá là hơn 75%, cịn gần 25% vẫn trong tình trạng trung bình và yếu kém. Nếu cho rằng do đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp thì chỉ đúng một phần, song với việc chỉ tiêu giao cịn thấp, lại hồn thành vẫn cịn yếu kém và trung bình thì cần lưu ý đến các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng và cấp thiết hơn là gia tăng đầu tư cho KH-CN.

Trả lời câu hỏi về độ trễ hoàn thành nhiệm vụ KH-CN của đơn vị, có hơn 90% câu trả lời rằng trễ, quá trễ và yếu kém. Như vậy ngoài ý thức thực thi nhiệm vụ ra, rõ ràng một phần nhất định thuộc về mức độ đầu tư thấp và không khai thác đầy đủ cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN. Tuy vậy vẫn có hơn 80% các nhà khoa học tin rằng triển vọng phát triển đơn vị và triển vọng đầu tư là từ trung bình trở lên khá và tốt. Niềm tin đó có cơ sở ở chỗ các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương đã và đang được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ để quyết tâm đưa KH-CN trở thành then chốt và động lực phát triển kinh tế xã hội.

3.2.2. Đánh giá về thực trạng sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN với

tư cách là sử dụng tài sản cố định và tài sản vật tư Nhà nước.

Với mức độ đầu tư còn chưa cao, việc sử dụng và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là máy móc thiết bị vẫn cịn thấp đến mức báo động. Trả lời câu hỏi “Chi tiêu

vận hành và baỏ dưỡng máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ nghiên cứu, kể cả chi cho con người ở cơ quan, đ/c đánh giá là” yếu kém chiếm hơn 68% tổng số câu trả lời.

Tình hình thanh lý máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ ở các đơn vị KH-CN từ năm 2001 đến nay đang ở tình trạng cũng đáng báo động về thái độ đối với tài sản Nhà nước mà lâu nay báo chí có nêu lác đác ở một số nơi. Nay đánh giá của chính những người trong cuộc cho thấy 67% số ngưòi được hỏi đều cho rằng công việc thanh lý này chỉ ở mức trung bình và yếu kém tại đơn vị. Điều tra và khảo sát tại chỗ của đề tài ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy có những thiết bị máy móc hơn 20 năm nay vẫn còn nằm đắp chiếu ở đơn vị mà chưa được đưa ra thị trường tiêu thụ, trong khi có thể có nơi cần đến.

Một phần còn do chế độ khấu hao bảo dưỡng cịn nhiều bât cập. Theo đó “Chế

độ khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng phục vụ R & D ở đơn vị đ/c từ năm 2001 đến nay được đ/c đánh giá là” trung bình và yếu kém đến hơn 67% câu trả lời trong

số người trả lời.

Hơn thế nữa, các giải pháp và hành động đã thực thi ở đơn vị để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị dụng cụ vật tư phục vụ nghiên cứu đã được đánh giá là chỉ ở mức trung bình và yếu kém đến hơn 59%.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN được thể hiện dưới dạng vật chất là các tài sản cố định và vật tư tài sản khác của quốc gia. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó nghĩa là sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN, thể hiện rõ ràng ở việc chấp hành tốt Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí (No.48/2005/QH11), Luật Phịng chống tham nhũng (No.45/2005/QH 11) trong thực thi nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở nước ta. Về mức độ vận dụng Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí tại các đơn vị nghiên cứu khoa học, đa số ý kiến được hỏi đã cho rằng còn yếu kém hoặc trung bình (136/179 hay ~ 75,9%), chỉ có 25/179 (tức ~ 13,3%) ý kiến cho rằng đơn vị mình đã thực hiện tốt và khá Luật này, đồng thời vẫn cịn đến 18 ý kiến khơng quan tâm đến vấn đề này. Qua đây đề tài kết luận rằng ở các đơn vị được điều tra khảo sát, ý kiến người trong cuộc đều cho là Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí vẫn chưa đi vào cuộc sống một cách đầy đủ trong nền KH-CN nước ta.

Tiếp theo trả lời câu hỏi mức độ vận dụng Luật Phòng chống tham nhũng (No.45/2005/QH 11) trong thực thi nhiệm vụ khoa học và công nghệ của đất nước, đa số ý kiến cho rằng cịn ở mức trung bình (86/177), kém (43/177), và 21 chun gia khơng có ý kiến, nghĩa là khơng quan tâm đến vấn đề này.

3.2.3. Đánh giá về trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân nhà nghiên cứu :

Về mức độ trang bị thiết bị phục vụ nghiên cứu của cá nhân (máy tính, máy in, máy móc thiết bị thí nghiệm ...) có lẽ được đánh giá khách quan nhất và kết quả là:

với 178 câu trả lời thì có 5 câu trả lời của các nhà khoa học nêu rằng họ được trang bị rất tốt, 62 câu nêu là tốt, cịn cơ bản là trung bình và yếu kém về trang bị (93 câu và 14 câu trả lời tương ứng), phần này chiếm hơn 60% số phiếu câu trả lời. Qua đây ta

thấy việc trang bị phương tiện nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học là bức tranh còn chưa đủ hấp dẫn, nhất định ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ KH-CN trong điều kiện hiện tại. Việc trang bị kém đối với khu vực nghiên cứu khoa học xã hội có thể chưa gây ảnh hưởng lớn bằng sự trang bị yếu kém đối với khu vực nghiên cứu thực nghiệm, cũng như nghiên cứu trong các ngành khoa học tự nhiên.

Tuy rằng trang bị cá nhân cịn có vấn đề như vậy, song khả năng sử dụng chung thiết bị máy móc, đồ dùng dụng cụ ... phục vụ công tác nghiên cứu ở các đơn vị nghiên cứu lâu nay là yếu kém chiếm đến hơn 59% câu trả lời phiếu điều tra.

Hơn nữa trong điều kiện Thư viện hay Tủ sách KH-CN của đơn vị hoạt động cịn yếu kém và trung bình đạt mức 82,5% thì yêu cầu gia tăng chất lượng nghiên cứu và khối lượng cơng trình sản phẩm khó mà đáp ứng nổi.

Về trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN trên quy mô quốc gia, Việt nam đã chậm hơn Trung quốc hàng thập kỷ trong việc thành lập các Phịng TNTĐ. Tuy thế khi có câu hỏi về việc thành lập và đưa vào hoạt động các Phòng TNTĐ vừa qua từ

năm 2001 đến nay ở nước ta thì câu trả lời là một chủ trương được đánh giá là rất đúng, khá đúng đắn, đúng chiếm đa số câu trả lời (24+8+84= 116 phiếu) trong tổng

số 166 phiếu trả lời, chỉ có 36 ý kiến cho rằng xây dựng các Phịng TNTĐ là khơng đúng, không cần thiết (36 ý kiến) và 24 nhà nghiên cứu khơng có ý kiến gì về vấn đề này.

Tiếp theo câu hỏi này là câu hỏi về q trình hoạt động các Phịng TNTĐ vừa qua có mức độ hiệu quả như thế nào, các nhà nghiên cứu đã trả lời với đa số cho rằng hiệu quả trung bình (67/175) và thấp (53/175), lãng phí (8/175), cộng gộp lại được tỷ lệ (128/175). Tuy vậy vẫn có một số nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý KH- CN bày tỏ sự không quan tâm đến các Phịng TNTĐ. Và cũng chỉ có 29 ý kiến cho rằng q trình hoạt động của các Phịng TNTĐ có hiệu quả cao trở lên. Điều này cũng đúng với sự lo lắng và đánh giá của dư luận về việc vận hành các Phòng TNTĐ của nước ta cho đến nay, một số thì hoạt động hiệu quả, một số đắp chiếu, số khác vừa xây dựng vừa vận hành. Nhìn chung phải quan niệm nhiều trường hợp đối với các Phòng TNTĐ là sự chuẩn bị giống như trong nghệ thuật quân sự: nuôi quân 3 năm nhưng chỉ dùng 1 giờ, vì lẽ có nhiều nhiệm vụ KH-CN không phát sinh ngay, nhất là về kiểm nghiệm chống dịch, xác minh thành phần hóa chất hay dư chất cần tìm,…, có khi để khỏi phải đi thuê mướn ở tận nước ngoài, gây tốn kém tiền bạc và thời gian, có khi cịn khơng được phép.

Việc khắc phục tình trạng lãng phí, tăng cường tiết kiệm chi phí nghiên cứu khoa học ở các đơn vị được hỏi chủ yếu thông qua trả lời của các cấp lãnh đạo hay các nhà nghiên cứu kỳ cựu của các đơn vị đó lâu nay được coi là hơn 50% còn yếu kém hoặc chỉ ở mức trung bình.

Với một câu hỏi tiếp theo về điều kiện nghiên cứu khoa học nói chung của đơn vị hiện nay, câu trả lời trung bình chiếm 106/174, còn trả lời yếu kém là 30/174. Nếu cộng 2 loại ý kiến này laị sẽ là 136/174, tức hơn 78% so với tổng số câu trả lời.

Trường hợp tổng quát việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN của nước ta hiện nay được đánh giá là yếu kém (62/181), trung bình (106/181), chỉ có 10/181 ý kiến cho là đầu tư tốt.

Tiếp theo việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH-CN của nước ta hiện nay là trung bình và yếu kém là chính với tỷ lệ 158/178 câu trả lời; chỉ có 19 ý kiến cho rằng sử dụng tốt và 1 ý kiến cho là rất tốt.

Giải ngân kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm ở đơn vị cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng csht kỹ thuật KH-CN của các đơn vị. Và trả lời câu hỏi này, 103/180 nhà khoa học cho rằng yếu kém (30 ý kiến) và trung bình (73 ý kiến). Vậy là đánh giá định tính bấy lâu nay của chúng ta nêu rằng việc giải ngân cho công tác nghiên cứu khoa học gặp rất nhiều khó khăn nay đã được chứng minh bằng con số của những người trong cuộc.

Do vậy việc khốn kinh phí nghiên cứu khoa học để tự chủ hoàn toàn trong chi tiêu, giảm bớt thủ tục giải ngân là điều được đa số các nhà khoa học ủng hộ (105/172 ý kiến trả lời), đồng thời nó cũng đặt ra vấn đề phải kiểm tra kiêm soát đối với đơn vị và chủ nhiệm đề tài. Các nhà khoa học và quản lý cơ sở đã đánh giá việc kiểm soát và kiểm tốn chi tiêu phát triển khoa học và cơng nghệ hiện nay ở các đơn vị, đạt mức trung bình chiếm 70/179, yếu kém là 23/179; nhưng nếu tổng hợp ý kiến tốt và trung bình thì được 70+78/179.

Tiếp theo trả lời câu hỏi về kinh nghiệm về đầu tư mua sắm máy móc thiết bị

phục vụ nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài nào là phù hợp nhất đối với Việt nam qua các năm từ 2001 đến nay thì đa số nêu kinh nghiệm Nhật bản (59/214) và Trung

quốc (34/214), song cũng có một số lớn các nhà nghiên cứu không bày tỏ mối quan tâm đến vấn đề này (29/214). Phân tích điều này cho phép đề tài rút ra kết luận sơ bộ rằng, dù là đánh giá định tính qua hiểu biết về thực tại ở đơn vị và so sánh với của nước ngoài, mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu chưa cao nên hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn ở mức chưa như mong muốn. Giải pháp là cần tuyên truyền phổ biến hàng năm ở các cơ quan nghiên cứu khoa học về chủ đề này. Người thực hiện có thể là Vụ Kế hoạch tài chính hay Trung tâm truyền thơng của Bộ KH- CN. Đó là phương cách tạo ra ý thức thường trực về mua sắm trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật (yêu cầu về trang bị, góp ý về mua sắm, tăng cường trách nhiệm sử dụng và bảo quản cơ sở hạ tầng đó - một loại tài sản Nhà nước đặc biệt.

Việc thành lập và đưa vào hoạt động các Thư viện khoa học và công nghệ và thư viện khoa học kỹ thuật chuyên ngành, đa số ý kiến cho rằng chúng ta có nên học tập nhiều nhất từ kinh nghiệm Mỹ, kế đến là Singapore và Hàn quốc. Điều này thể hiện rõ quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu đã từng qua lại nhiều nước trên thế giới và họ nhận xét như vậy là xác đáng. Đề tài cho rằng việc mở mang và hoạt động hiệu quả của các Thư viện như của Singapore là có tác dụng kép, thứ nhất là giúp cho nhà nghiên cứu mở mang tri thức để sử dụng tốt hơn máy móc thiết bị và nói chung là cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nơi nghiên cứu của mình, thứ hai là bản thân việc sử dụng Thư viện đó để đọc sách và làm việc là đã khai thác tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật KH- CN quốc gia. Riêng đối với cơng chúng, đó là tạo được điều kiện để xây dựng xã hội học tập, xây dựng tiềm năng để sau này nâng cao năng lực KH-CN quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoa học và công nghệ việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)