2.3.3 .Chính sách kinh tế
2.5. Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến sự vận
sự vận động của giá cả xăng dầu Việt Nam
Từ thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố có thể thấy một lần nữa chứng minh mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế như cung cầu hàng hóa, tiền tệ, chính sách kinh tế của nhà nước với giá cả xăng dầu tại Việt Nam.
Theo phân tích cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu được thực hiện là đầu năm 2022, sự vận động của tỷ giá tiền tệ đối với giá cả mặt hàng xăng dầu có mức độ tương đồng khá lớn, thực trạng đã chứng minh rằng, khi tỷ giá tiền tệ USD/VND tăng lên, giá trị của đồng tiền Việt Nam giảm một lượng thì mức tiền người dân phải chi trả để sử dụng sản phẩm xăng dầu cũng tăng lên một lượng tương ứng với mức giá trị tiền mặt bị mất đi, đối với bối cảnh khủng hoảng Nga- Ukraine diễn ra theo hướng tiêu cực thì tình trạng lạm phát ngày một gia tăng thì việc giá cả xăng dầu tăng là một điều không thể tránh khỏi.
Từ mối quan hệ cung và cầu hàng hóa thì các yếu tố chính được cho là ảnh hưởng tới mức chênh lệch giá cả xăng dầu qua từng thời điểm là nhu cầu tiêu thụ mặt hàng xăng dầu, chi phí nhập khẩu xăng dầu và sản lượng nhập khẩu xăng dầu đối với đối tượng nghiên cứu chính là giá cả xăng dầu biểu hiện từ thực trạng trong bối cảnh căng thẳng từ thế giới cũng cho thấy sự tương đồng về mức độ tăng giảm. Đối với yếu tố liên quan đến cầu thị trường, nhu cầu sử dụng đối với mặt hàng này có mức tăng đáng kể từ sau thời điểm Chính phủ chính thức nới lỏng giãn cách xã hội và nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn để hồi phục và bù đắp những tổn thất do dịch bệnh toàn cầu Covid 19 gây ra, thời điểm mức tiêu thụ tăng cao được nhận định trùng hợp với thời gian bắt đầu diễn ra khủng hoảng chính trị tại các nước phương Tây là cuối tháng 2 sau một kì nghỉ lễ dài và người dân bắt đầu cuộc hành trình mới cho cơng việc của mình. Về hai yếu tố cịn lại là chi phí nhập khẩu và sản lượng nhập khẩu, hai yếu tố này được coi là hai yếu tố đóng góp lớn nhất trong khả năng đảm bảo nguồn cung ra thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Việc lượng cung giảm, chi phí tăng cao là một phần tất yếu làm cho giá của các mặt hàng tiêu dùng nói chung và mặt hàng xăng dầu các loại nói riêng tăng cao, đặc biệt trong giai đoạn
48
đầu năm 2022, khi nguồn cung xăng dầu bị gián đoạn trên thị trường thế giới, các nước xuất khẩu mặt hàng này phải bù đắp một phần mất đi từ nguồn cung nước Nga để chuyển thị trường bán sang Châu Âu trong khi ngân hàng xăng dầu thị giới từ OPEC và các nhân vật lớn trong ngành xăng dầu chỉ cam kết tăng một lượng xăng dầu vừa phải, không đủ lớn ra thị trường để thay thế cho lượng xăng dầu thiếu hụt. Việc Việt Nam phải bỏ thêm một phần lớn chi phí để tiếp tục nhập khẩu mặt hàng xăng dầu từ nước ngoài về là một điều tất nhiên phải xảy ra trong lúc nguồn cung giảm sâu và giá xăng dầu thế giới được đẩy cao lên đến mức kỷ lục. Từ đó, doanh nghiệp bắt buộc tăng giá cao đối với sản phẩm của mình để khơng bị thua lỗ nếu để nguyên mức giá cũ.
Để đối phó với tình trạng giá mặt hàng xăng dầu tăng cao đột biến, bắt buộc Chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế để làm giảm tốc độ tăng cao giá mặt hàng này. Chính phủ bắt đầu triển khai chính sách giảm thuế và áp mức giá trần khi sự vận động giá này diễn biến ngày càng phức tạp từ hồi tháng 3 năm 2022, biểu hiện là sự thay đổi giá Bộ công thương đưa ra một tháng lên đến 3 lần theo thay đổi lớn từ giá cả xăng dầu thành phẩm thế giới trong bối cảnh diễn ra xung đột Nga-Ukraine. Mức thuế bảo vệ môi trường mà mặt hàng xăng dầu phải gánh chịu đã được giảm 50% làm cho giá xăng dầu giảm một phần đáng kể, đây thể hiện cho một tín hiệu tốt đối với người tiêu dùng trong lúc giá cả tăng cao trên mặt hàng năng lượng.
Từ đây có thể thấy, thực chất, các yếu tố kinh tế chịu ảnh hưởng bối cảnh khủng hoảng chính trị từ xung đột Nga-Ukraine đang có tác động rất lớn tới giá cả xăng dầu tại Việt Nam và trong nền kinh tế Việt Nam, xăng dầu đang là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất hàng hóa từ các doanh nghiệp hay trong sinh hoạt của người dân. Để giảm mức độ ảnh hưởng này thì các nhà kinh tế phải tìm hiểu rõ sự ảnh hưởng từ sự vận động của giá cả xăng dầu đến nền kinh tế đất nước cùng với ảnh hưởng từ cơ chế quản lý của nhà nước và kinh nghiệm bình ổn xăng dầu trong những năm qua để từ đó đưa ra được các biện pháp phù hợp nhất nhằm giảm sự tác động tiêu cực từ các nhân tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại Việt Nam trong bối cảnh diễn ra xung đột Nga-Ukraine.
49
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP GIẢM ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ ĐẾN GIÁ CẢ XĂNG DẦU TRONG BỐI CẢNH DIỄN RA
CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE