Giải pháp từ cơ quan chức năng, nhà nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng xung đột nga ukraine (Trang 61 - 69)

2.3.3 .Chính sách kinh tế

3.3. Giải pháp

3.3.2 Giải pháp từ cơ quan chức năng, nhà nước

Việc giá xăng dầu tăng nhanh một cách chóng mặt trong tời gian qua tác đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, Ban cán sự Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp:

56

Một là, chú trọng bảo đảm nguồn cung thông qua chỉ đạo các đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu tăng nhập gấp 3 lần bình thường để bù đắp phần cung thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn;

Hai là, thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gồm doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc tiếp tục tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/01/2022 của Bộ Công Thương; đặc biệt kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Ba là, giao chỉ tiêu nhập bổ sung cho 10 doanh nghiệp đầu mối và định kỳ kiểm tra việc nhập khẩu để đảm bảo không để thiếu hụt nguồn cung trong bất kỳ tình huống nào.

Bốn là, sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí xăng, dầu

Trong bối cảnh giá xăng, dầu thế giới biến động, để không gây ra đột biến thiếu hàng hoặc biến động lớn về giá các mặt hàng khác Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng hợp lý, tiết kiệm tiêu dùng xăng, dầu trong sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm trong thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm sử dụng xăng, dầu để đề ra những giải pháp cụ thể, đồng bộ trong thực hiện. Bộ Công Thương cũng sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tại các đơn vị sử dụng năng lượng nói chung và xăng dầu nói riêng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí. Ðối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần quan tâm chỉ tiêu tiêu hao xăng, dầu trong quá trình sản xuất, lưu thông vật tư, nguyên liệu và sản phẩm. Ðây cần được coi là một nội dung của

57

việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất. Từng sản phẩm cần được xây dựng lại định mức kinh tế - kỹ thuật về chỉ tiêu sử dụng xăng, dầu. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện giữa các dây chuyền sản xuất, từ đó có biện pháp khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí xăng, dầu. Cùng với các giải pháp tiết kiệm bằng kỹ thuật, giải pháp bắt buộc cần tuân thủ, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi người là tự giác thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí xăng, dầu, bảo đảm mọi hoạt động trong các cơ quan, đơn vị vẫn diễn ra bình thường.

Năm là, tiếp tục điều hành giá theo Nghị định số 95/2021/ND-CP ngày 01/11/2021

Ban cán sự đảng Bộ Công Thương cũng đã giao Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác có liên quan tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình thế giới về mặt hàng xăng dầu để kịp thời tham mưu phương án ứng phó phù hợp; Tăng cường kiểm tra, đánh giá, điều hành một cách tổng thể để đảm bảo nguồn cung, nguồn dự trữ xăng dầu cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế đất nước trong mọi tình huống; Cần đánh giá chính xác nguồn cung trong nước và nhu cầu sử dụng thực tế để có phương án nhập khẩu bù đắp thiếu hụt hợp lý; Việc điều hành giá xăng dầu cần theo hướng tiệm cận giá thế giới và tiến hành rà soát thường xuyên để kịp thời báo cáo sự biến động giá xăng dầu với Chính phủ.

Bộ Công Thương sẽ cùng các Bộ, Ban, ngành liên quan, nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh các loại thuế, phí (Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế bảo vệ mơi trường), các loại chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu (lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh định mức, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngồi về Việt Nam…) để có cơ hội ghìm tốc độ tăng giá trong bối cảnh diễn biến không thuận của giá xăng dầu thế giới.

Sáu là tiếp tục giải quyết nâng cao hiệu quả các vấn đề: Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu

58

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ tính chất nhạy cảm của mặt hàng, việc định giá bán tại thị trường trong nước cần có sự thay đổi căn bản. Cơ chế quản lý giá bán xăng dầu cần hướng tới các mục tiêu sau:

(1)/ Sự bình ổn giá, ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý; khuyến khích cạnh tranh về giá;

(2)/ Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bn lậu xăng dầu qua biên giới. Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện pháp hành chính trong trường hợp “khẩn cấp/ đặc biệt” và được công bố công khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ.

(3)/ Thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu phải có trách nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách Nhà nước theo luật định (theo mức thuế mà Nhà nước công bố).

Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu

Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại, nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế VAT, phí xăng, dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra.

Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới

59

xuống thấp. Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ khơng khuyến khích nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu khơng cạnh tranh được.

Cơ chế Phịng ngừa rủi ro giá dầu

Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép...) có điều kiện áp dụng cơ chế “Phòng ngừa rủi ro giá dầu” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội,giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh.

60

KẾT LUẬN

Xăng dầu được coi là một mặt hàng không thể thiếu trong đời sống lao động sản xuất của người dân thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, khi đất nước đang ngày một phát triển thì nhu cầu sử dụng mặt hàng xăng dầu này tăng rất cao, chúng khơng có mặt hàng thay thế khi nhiên liệu tái tại vẫn chưa được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trên toàn cầu. Từ nghiên cứu trên có thể thấy, mặc dù mức quản lý Nhà nước đang dần tích cực thay đổi nhằm ổn định giá xăng dầu tạo niềm tin vững chắc và tâm lý mua hàng ổn định cho người dân, tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng giữa xung đột Nga – Ukraine thì, thị trường xăng dầu khơng chỉ thế giới mà ngay cả tại Việt Nam vẫn mang một tính bất ổn nhất định với sự tăng giá kỷ lục bất ngờ trong cơ cấu giá của mặt hàng này, từ đây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển nền kinh tế đang dần ổn định lại của Việt nam sau thời kỳ khủng hoảng do dịch bệnh tồn cầu. Nội dung của khóa luận chủ yếu làm rõ vấn đề:

1, Cơ sở lý luận về giá cả hàng hóa, mặt hàng xăng dầu và các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận động giá cả xăng dầu tại Việt Nam.

2, Khóa luận phân tích các tác động của các yếu tố nói trên đến giá cả xăng dầu Việt Nam từ thực trạng bối cảnh khủng hoảng khi xung đột Nga – Ukraine diễn ra ngày càng cẳng thẳng và khơng có dấu hiệu hạ nhiệt.

3, Từ đó đưa ra những điểm đạt được hiệu quả, những điểm cần khắc phục và tìm ra các giải pháp giúp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu trong bối cảnh khủng hoảng nhiên liệu thế giới do Nga – Ukraine gây ra.

Vì thời gian có hạn cũng như phạm vi thực hiện đề tài với thời gian đầu năm 2022 khá ngắn nên khóa luận cịn nhiều sai sót, kính mong được nhiều sự góp ý của thầy cơ và các bạn để đề tài nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện hơn.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản hành chính nhà nước:

Bộ Công Thương (23/05/2022) Công văn 2738/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (01/06/2022) Công văn 3011/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (11/05/2022) Công văn 2531/BCT-TTTNvề điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (04/05/2022) Công văn 2293/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (21/04/2022) Công văn 2078/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (12/04/2022) Công văn 1846/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (01/04/2022) Công văn 1674/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (21/03/2022) Công văn 1403/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (11/03/2022) Công văn 1214/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (01/03/2022) Công văn 961/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (21/02/2022) Công văn 791/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương (11/02/2022) Công văn 603 /BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

62

Bộ Công Thương (11/01/2022) Công văn 326/BCT-TTTN về điều hành kinh doanh xăng dầu

Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12

Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12

Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12

Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 - Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Báo điện tử, trang wed

Anh Minh (2022), “Hết quý I/2022: Quỹ bình ổn giá xăng dầu âm hơn 169 tỷ đồng”, - Báo điện tử chính phủ https://baochinhphu.vn/het-quy-i-2022-quy- binh-on-gia-xang-dau-am-hon-169-ty-dong-102220512195705795.htm

(12/05/2022).

Hải Vân (2022), “Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay nghiêm trọng như cú sốc dầu mỏ năm 1973” - Báo tin tức Thông Tấn Xã Việt Nam https://baotintuc.vn/the-gioi/cuoc-khung-hoang-nang-luong-hien-nay-nghiem- trong-nhu-cu-soc-dau-mo-nam-1973-20220309235735093.htm (10/03/2022).

Phương Oanh (2022), “Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh tốn tiền khí đốt bằng đồng ruble” – Báo Thông Tấn Xã Việt Nam/ Vietnam+ https://www.vietnamplus.vn/tong-thong-nga-ky-sac-lenh-yeu-cau-thanh-toan- tien-khi-dot-bang-ruble/781327.vnp (31/03/2022).

Thảo Phương(2022). “Năm 2022: Nhu cầu xăng dầu gần 21 triệu m3, liệu có đủ nguồn cung trong nước” – Báo Quân đội nhân dân. https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/nam-2022-nhu-cau-xang-dau-gan-21-trieu- m3-lieu-co-du-nguon-cung-trong-nuoc-

693525#:~:text=2%20tri%E1%BB%87u%20m3.-

63

BA%A7u%20cho%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20tro ng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc,1%2C5%20tri%E1%BB%87u%20m3.

(05/05/2022).

Tên sách, tên đề tài

Bộ Cơng Thương (2022), Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại tháng 5 và 5 tháng năm 2022.

Bộ Cơng Thương (2022), Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại tháng 4 và 4 tháng năm 2022

Bộ Cơng Thương (2022), Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại tháng 3 và 3 tháng năm 2022

Bộ Công Thương (2022), Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại tháng 2 và 2 tháng năm 2022

Bộ Cơng Thương (2022), Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại tháng 01 năm 2022

Giáo trình Kinh tế chính trị - Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I Giáo trình tài chính tiền tệ - Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng xung đột nga ukraine (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)