Mối quan hệ giữa cung và cầu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng xung đột nga ukraine (Trang 40 - 48)

5. Kết cấu khóa luận

2.3.2. Mối quan hệ giữa cung và cầu

a, Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng xăng dầu - Thế giới

Suốt nhiều tháng, các lệnh phong tỏa của Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố lớn khác tại Trung Quốc đã kìm hãm nhu cầu của nước nhập dầu lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu rút dần các hạn chế, nhu cầu tăng trở lại có thể kéo giá dầu lên cao.

Trung Quốc cũng đang tăng tốc nhập dầu Nga, khi dầu Urals nước này đang được bán với giá thấp hơn 34 USD so với Brent. Ước tính Trung Quốc nhập 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Nga hồi tháng 5, tăng gần 40% so với trung bình năm ngối.

Có thể nói, về nhu cầu, thị trường đã kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch bệnh Covid-19 và nhu cầu một số mặt hàng xăng, dầu tăng khi đang vào mùa lái xe mùa Hè tại nhiều nước Châu Âu, Mỹ, tuy nhiên do đang vào mùa Hè nên nhu cầu nhiên liệu phục vụ việc sưởi ấm giảm. Nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ không giảm nhiều, bất chấp giá

35

hiện ở mức kỷ lục. Lượng xăng bán ra tại các trạm xăng của Mỹ chỉ giảm một phần rất nhỏ. Giá xăng tại đây đã tăng hơn 50% trong một năm qua.

Trong khi giá xăng dầu tiếp tục leo thang vì những nguyên nhân khác thì nhu cầu của người tiêu dùng lại không giảm mức đáng kể để phù hợp cân bằng thị trường, vì vậy việc kỳ vọng vào giá của mặt hàng xăng dầu sẽ giảm nhờ vào tổng cầu sẽ ít thấy được kết quả.

- Việt Nam:

Trên thị trường bán lẻ xăng dầu, năm 2021, tốc độ phục hồi của các công ty kinh doanh xăng dầu đã bị chậm lại trong nửa cuối năm do sự bùng phát của biến thể Delta (Covid 19). Tuy nhiên thị trường kinh doanh xăng dầu Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng trong năm 2022 do được hỗ trợ bởi nhu cầu đi lại của người dân và hoạt động sản xuất của Việt Nam phục hồi từ quý 4/2021 trở đi khi Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội.

Hình 2.2: Tiêu thụ xăng dầu nội địa giai đoạn 2015 – 2021 và dự kiến đến năm 2030.

Nguồn: Dự thảo Kế hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia giai đoạn 2021-2030

Cùng với đó, mức tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu tính theo đầu người ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao khoảng 7%/năm và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng

36

nên dự báo nhu cầu ô tơ sẽ nhanh chóng phục hồi khi đại dịch được kiểm sốt từ quý 4/2021. Chính phủ dự kiến nhu cầu xăng dầu của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5%/năm trong cùng thời kỳ, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tồn cầu là 1,3%/năm.Tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước bắt đầu có xu hướng giảm. Theo chủ trương mới của Chính phủ về việc thích ứng an tồn, linh hoạt với dịch bệnh COVID-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi trở lại.

Dự kiến nhu cầu xăng dầu quý 2 năm 2022 khoảng 5,2 triệu m3. Tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 là khoảng 20,6 triệu m3. Đối với giai đoạn cuối tháng 2 đầu tháng 3, là lúc người dân Việt Nam bắt đầu với cơng việc của mình sau một kì nghỉ lễ dài ngày, việc đi lại tăng cao từ đó tạo nên nhu cầu sử dụng nguyên liệu xăng dầu cho phương tiện của mình tăng nhanh chóng, việc này địi hỏi các doanh nghiệp cung cấp mặt hàng này phải nhập thêm số lượng lớn hơn khi cầu tăng cao hơn bình thường mà sản lượng dự trữ được dự báo không thể đáp ứng đủ hoặc khi không đủ sản lượng để cung cấp ra thị trường thì việc tăng giá đối với mặt hàng xăng dầu để đánh vào tâm lý người tiêu dùng làm giảm mức tiêu thụ là điều cần thực hiện, khi mức giá xăng dầu bắt đầu đạt đến ngưỡng mà người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ càng hơn để chi tiêu một cách hợp lý thì việc lựa chọn một số phương án khác để thay thế cho mặt hàng đang tăng giá này là điều hiển nhiên xảy ra. Từ đây, việc tăng giá là cần thiết để cầu về mặt hàng xăng dầu được ổn định hơn để phù hợp với nguồn cung được đưa ra thị trường tại cùng thời điểm.

b, Chi phí nhập khẩu

Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh hôm 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Lệnh cấm này tiếp tục đẩy giá “vàng đen” leo thang phi mã. Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Thông tin EU áp dụng lệnh trừng phạt đối với dầu thô Nga đã đẩu giá dầu ngày 15/4 tăng vọt. Trong khi đó việc tìm nguồn cung thay thế tại bối cảnh như hiện tại là không hề đơn giản. Nguồn cung dầu thơ ít, trữ lượng thấp và sản

37

lượng toàn cầu gần đạt mức tối đa đang đẩy giá dầu tăng. Việc giá xăng dầu tăng mạnh làm cho Việt Nam phải bỏ gấp đôi tiền để nhập khẩu.

Tính trong cả quý I, cả nước nhập khẩu 2,66 triệu tấn xăng dầu các loại với trị giá 2,45 tỉ tăng 26,5% về lượng và tăng mạnh 128,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hết quý 1, giá dầu thơ nhập khẩu trung bình đạt 683 USD/tấn, tăng gấp 1,3 lần giá dầu thô năm 2021 và gấp 2,1 lần giá dầu thô năm 2020.

Bảng 2.4 : Trị giá mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam đầu năm 2022. (Đơn vị: Triệu USD)

Thời gian Thán g 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Trị giá (triệu USD) 451, 4 631,6 1356,5 860,4 906,7 Tỷ lệ (%) Tháng 2 so với tháng 1 Tháng 3 so với tháng 2 Tháng 4 so với tháng 3 Tháng5 so với tháng 4 139,92 214,77 63,43 105,38 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại chi tiết từng tháng năm 2022 – Bộ Cơng thương Việt Nam.

Nhìn vào bảng trị giá mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn đầu năm 2022 có thể thấy chi phí mà doanh nghiệp xăng dầu phải bỏ ra để nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam có sự chênh lệch khá rõ. Trong khi tháng 1, trị giá xăng dầu nhập về chỉ ở mức 451,4 triệu USD thì đến tháng 2 đã tăng 180,2 triệu USD tương ứng hớn 39% đến tháng 3, trị giá xăng dầu nhập khẩu một lần nữa tăng cao từ 631,6 lên đến 1356,5 triệu USD tương ứng tăng 114% tứ tăng 724,9 triệu USD

38

Biểu đồ 2.2: Trị giá mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam giai đoạn đầu năm 2022 (Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại chi tiết từng tháng năm 2022 – Bộ Công thương Việt Nam.

c, Sản lượng nhập khẩu ảnh hưởng đến giá xăng dầu tại Việt Nam

Do lo ngại căng thẳng địa chính trị leo thang và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ khiến sự chênh lệch ngày càng tăng giữa cung và cầu, lượng tồn kho tại các trung tâm nhiên liệu trên toàn cầu đạt mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Ngân hàng Goldman Sachs nhận định giá dầu thô sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn chế, thị trường dầu thô sẽ phải trải qua thời kỳ thiếu hụt nguồn cung dài nhất trong nhiều thập kỷ qua và nhu cầu sẽ ngày một tăng. Việc thiếu đầu tư thượng nguồn trong

451.4 631.6 1356.5 860.4 906.7 0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1000.0 1200.0 1400.0 1600.0 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Trị giá mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam giai đoạn đầu năm 2022

Trị giá (triệu

39

khai thác dầu trong khi nhu cầu ngày một tăng là chỉ báo về giá dầu đứng ở mức cao kéo dài ít nhất trong năm 2022.

Giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước khơng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, do khó khăn về tài chính, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giảm sản lượng làm cho nguồn cung xăng dầu trong nước bị suy giảm và gián đoạn.

Biểu đồ 2.3: Những thị trường Việt Nam nhập khẩu xăng dầu lớn nhất trong năm 2021

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Tổng cục Hải quan

Năm 2021, thị trường nhập khẩu chính mặt hàng xăng dầu các loại chính của Việt Nam là Malaysia, Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, chiếm tỷ lệ % sản lượng lần lượt là:

Malaysia là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam chiếm tới 32,5% tương đương 30,8% tổng giá trị sản phẩm. Singapo đứng thứ hai khi tỷ lệ % sản lượng Việt Nam nhập về từ nước này là 23,2% (đạt 23,8% trên tổng trị giá

32,5% 23,2% 18,5% 17,1% 4,5% 0,01%

Thị trường Việt Nam nhập khẩu xăng dầu năm 2021 Malaysia Singapo Hàn Quốc Thái Lan Trung Quốc Nhận Bản

40

hàng hóa xăng dầu nhập khẩu). Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc cung là những thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn đối với Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt với tổng sản lượng năm 2021 là 18,5%, 17,1% và 4,5%. Đứng ở vị trí cuối cùng, thị trường Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nền cơng nghiệp phát triển và đang hợp tác với Việt Nam trên nhiều ngành của kinh tế, đối với thị trường nhập khẩu này, năm 2021, Việt Nam chỉ nhập lượng sản phẩm xăng dầu các loại ở mức 0,01% tương đương là 635 tấn, thậm chí giảm 34, 7 tấn so với năm 2018 với tỷ trọng trị giá sản phẩm đạt 0,01%.

Đến đầu năm 2022, các thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của Việt Nam vẫn giữ nguyên vị thế của mình mặc dù đối với nền công nghiệp xăng dầu thế giới đang có nhiều biến động lớn bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra hồi cuối tháng 2. Theo Tổng cục Hải quan, Lượng nhập khẩu xăng dầu vào thị trường Việt Nam 4 tháng đầu năm tăng mạnh ở thị trường Hàn Quốc, Brunei và Singapore nhưng giảm mạnh ở thị trường Malaysia và Thái Lan. Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,38 triệu tấn, tăng 106,3%; Brunei 276.000 tấn, tăng 198%; Singapore là 450.000 tấn, tăng 2,6%; trong khi đó nhập khẩu từ Malaysia là 661.000 tấn, giảm 42,2%; Thái Lan 308.000 tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

41

Bảng 2.5: Số lượng mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam đầu năm 2022. Thời gian Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Số lượng (nghìn tấn) 612,6 747,5 1307,9 789,3 780 Tỷ lệ (%) Tháng 2 so với tháng 1 Tháng 3 so

với tháng 2 với tháng 3 Tháng 4 so Tháng 5 so với tháng 4 122,02 174,97 60,35 98,82 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại chi tiết từng tháng năm 2022 – Bộ Công thương Việt Nam.

Đầu năm 2022, tính từ tháng 1 đến tháng 5, Việt Nam đã nhập về tổng sản lượng với mặt hàng xăng dầu các loại là 4202,2 nghìn tấn với trị giá tương đương là 4201,7 triệu USD.

Căn cứ vào bảng số liệu sản lượng và trị giá mặt hàng nhập khẩu xăng dầu các loại trên, có thể thấy việc nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường khác vào Việt Nam cũng không tăng đều theo từng tháng, từng thời kì. Từ tháng 2, sản lượng xăng dầu các loại nhập về là 747,51 nghìn tấn. Sang đến tháng 3, lập tức con số này tăng cao thêm đến 75% tức tăng 560,4 nghìn tấn. Tuy nghiên, sản lượng xăng nhập về lại giảm đáng kể trong tháng 4 khi đang nhập ở mức 1307,909 nghìn tấn vào tháng 3 lại giảm xuống còn 789,335 nghìn tấn trong tháng 4 (giảm 60,3% tức 518,6 nghìn tấn), trong khi ước tính của bộ cơng thương với chỉ số này vào tháng 4 là 1 triệu tấn xăng dầu.

Bộ Công Thương cho biết, thị trường mặt hàng xăng dầu trong nước trong quý 1 năm 2022 có nhiều biến động. Nguồn cung xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35 - 40% tổng cung) đã

42

giảm mạnh công suất sản xuất (trong tháng 1 và tháng 2 đã giảm công suất xuống mức 85%, 60% và 55%) và không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết.

Biểu đồ 2.4: Sản lượng mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam giai đoạn đầu năm 2022 (Đơn vị: Nghìn tấn)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại chi tiết từng tháng năm 2022 – Bộ Công thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng xung đột nga ukraine (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)