Ảnh hưởng từ sự vận động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng xung đột nga ukraine (Trang 55 - 57)

2.3.3 .Chính sách kinh tế

3.1. Ảnh hưởng từ sự vận động giá xăng dầu đến nền kinh tế Việt Nam

Chỉ trong vòng 1 tháng, giá xăng dầu ở Việt Nam đã tăng 3 lần liên tiếp. Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vơ hiệu hố chính sách tài khóa cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh toàn cầu Covid 19, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang dần khơi phục lại trạng thái vốn có và tiếp tục phát triển vượt bậc hơn, bắt đầu mở cửa và khởi động lại các hoạt động giao lưu sản xuất kinh doanh toàn cầu.

Do lo ngại căng thẳng chính trị leo thang ở các nước phương Tây, đồng thời cùng như cầu sử dụng nhiên liệu của nguời dân tăng cao trong thời kì khơi phục kinh tế, hồi giữa tháng 2 năm 2022, giá dầu trong nước đã được xác lập ở mức đỉnh trong vòng 7 năm qua.

Khi thị trường xăng dầu bị ảnh hưởng ít nhiều từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, nếu căng thẳng vẫn tiếp tục khơng có dấu hiệu hạ nhiệt, dự đoán giá xăng dầu thế giới và trong nước vẫn có thể tiếp tục tăng cao và xác lập kỷ lục mới với tốc độ tăng chưa từng thấy trong nhiều năm qua.

Bên canh đó, xăng dầu là mặt hàng quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi hàng hóa sản phẩm dịch vụ đều chứa đựng một phần ít nhiều về giá trị của xăng dầu. Vì vậy việc thị trường xăng dầu tại Việt Nam nói chung hay giá cả mặt hàng xăng dầu

50

các loại nói riêng nếu có biến động bất ngờ có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam.

Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của tồn nền kinh tế. Điều này cho thấy xăng dầu chiếm tỷ trọng khá cao và tác động mạnh vào giá thành sản phẩm sản xuất.

Đặc biệt, giá xăng dầu tăng có tác động rất mạnh tới các ngành sử dụng nhiều xăng dầu như: đánh bắt thủy sản, vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.

Bên cạnh tác động trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm, giá xăng dầu tăng cịn làm tăng giá hàng hố trong khâu lưu thông, tạo áp lực lên lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với nền kinh tế nước ta, khi giá xăng dầu tăng 10% làm GDP giảm khoảng 0,5 %, mức giảm khá lớn, phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt khi giá xăng dầu liên tục tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả và có thể vơ hiệu hố chính sách tài khố cắt giảm 2% thuế VAT đang triển khai thực hiện nhằm kích cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực lạm phát, dẫn tới không đạt được mục tiêu tăng trưởng, thất thu ngân sách nhưng lạm phát vẫn gia tăng.

Giá xăng dầu tăng không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, mà còn trực tiếp làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Giá xăng dầu tăng 10% làm cho chỉ số CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, chi tiêu cho xăng dầu chiếm 1,5% trong tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình. Khi giá xăng dầu tăng cao, hộ gia đình sẽ cơ cấu lại và cắt giảm một phần chi tiêu, điều này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế.

51

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế đến giá cả xăng dầu tại việt nam trong bối cảnh khủng hoảng xung đột nga ukraine (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)