- Xác định mục tiêu bài học;
4. HTML export
2.5.4. Sử dụng E-book hóa học vơ cơ
Sau khi hồn thành e-book, đã đề xuất về mặt lí thuyết các hướng sử dụng e- book như sau (dựa trên giả thuyết khoa học) :
2.5.4.1. Sử dụng e-book theo hướng cao nhất của tự học là cho SV tự nghiên cứu e-book mà khơng có GV hướng dẫn
Theo hướng này, SV sẽ được phát mỗi em một đĩa CD-ROM (có quyền mang về nhà) với nội dung là e-book hóa học vơ cơ 2, Đại cương kim loại và Các nguyên tố kim loại kiềm. GV chỉ giới thiệu qua về điểm giống và khác biệt lớn giữa E-book (học tập trên trang web, có thí nghiệm, mơ phỏng, hình ảnh sinh động, có thể vào trang web bất kì khi đang học) và SGT thơng thường (học tập trên trang giấy, khơng có thí nghiệm, mơ phỏng). Sau đó SV sẽ tự mình nghiên cứu nội dung trong E-book:
- Có thể nghiên cứu vào đúng tiết học Hóa học theo đúng thời khóa biểu trên lớp, với điều kiện cả lớp lên phịng máy tính của trường (máy đã nối mạng và đã cài sẵn những phần mềm cần thiết để có thể chạy được đĩa CD-ROM (E-Book), mỗi em sử dụng một máy, ngồi riêng rẽ và có GV dạy trực tiếp trong cùng phòng học quản lí. SV sẽ tự nghiên cứu đúng bài học theo đúng phân phối chương trình. Các tiết học sau cũng sẽ tương tự. SV cứ thế tự nghiên cứu (có thể
mang về nhà nghiên cứu) như trên đến lần kiểm tra thì cả lớp cùng tham gia làm bài kiểm tra, SV có thể cho ngồi (hai em ngồi cách xa nhau) trong phịng họp hội đồng tồn trường (rộng gấp ba lần phòng học) để đảm bảo kì kiểm tra nghiêm túc, công bằng, công khai.
- Có thể cho SV tự nghiên cứu E-book ở nhà (đối với nhà những em có máy tính, có nối mạng internet và được hướng dẫn cài đặt các phần mềm để có thể đọc được đĩa e-book), đối với số ít em nhà khơng có máy thì các em có thể dùng nhờ máy của anh em họ hàng hoặc mượn máy nhà trường (phịng máy tính của trường và đương nhiên cũng phải cài đặt đầy đủ) để tự nghiên cứu nội dung trong E-book. Đối với hướng này thì SV có thể tự mình nghiên cứu tự do, thoải mái tìm hiểu những vấn đề thú vị bao lâu cũng được. Và đến kì kiểm tra thì cả lớp sẽ cùng tham gia làm bài cùng một thời điểm với cách thức kiểm tra giống như trên (ngồi trong phòng họp hội đồng của trường).
2.5.4.2. Sử dụng E-book theo hướng GV dạy sẽ sử dụng phần mềm trình diễn (có đường link đến E-Book) để dạy.
Theo hướng này GV sẽ dạy các bài học trong chương trình Hóa học vô cơ 2, chương đại cương kim loại và chương các nguyên tố kim loại kim loại kiềm theo các mục giống với chương trình chi tiết nhưng dùng power point, đồng thời các slide trong power point GV sẽ hyperlink đến e-book để dạy với những mục cần thiết. SV sẽ học Hóa học vào đúng tiết theo đúng thời khóa biểu trên lớp. GV dạy có thể là tác giả của e-book hoặc kết hợp với GV dạy trực tiếp lớp này từ trước để cùng thực hiện.
2.5.4.3. Sử dụng E-book theo hướng có hướng dẫn của GV và có sự phản hồi của SV.
Theo hướng này chúng tôi sẽ phát cho SV mỗi em một đĩa CD-ROM (có nội dung là E-book hóa học vơ cơ 2, đại cương kim loại và các kim loại kiềm). Sau đó GV cũng trình bày qua về điểm giống và khác biệt lớn giữa E-book (học tập trên trang web có kèm thí nghiệm, mơ phỏng, hình ảnh sinh động, có thể vào trang web bất kì) và SGT phổ thông (học tập trên trang giấy, khơng kèm thí nghiệm, mơ phỏng). GV cũng hướng dẫn trước SV về bài học trong tiết học sau và yêu cầu SV chuẩn bị trước các câu hỏi thảo luận (hay sự phản hồi của SV về E-book). SV mang đĩa e-book về nhà (đương nhiên máy tính của SV phải cài đặt các phần mềm cần thiết để đọc được e-book, nếu SV mà gia đình khơng có máy thì có thể mượn máy ở phịng tin học của nhà trường với đầy đủ các yêu cầu để chạy e-book) và tự mình nghiên cứu, tìm tịi những nội dung của bài học trong tiết sau. SV sẽ soạn thảo ra trước những câu hỏi để cùng thảo luận, thắc mắc trong tiết học sau với GV và với các bạn trong cùng lớp, trong phần này GV sẽ chia theo tổ nghiên cứu kĩ một phần trong bài và soạn ra câu hỏi thảo luận chung cho lớp. Đến tiết học chính ở trên lớp, GV sẽ là người đặt ra các câu hỏi tình
huống dẫn dắt SV tìm hiểu về nội dung bài học. Trong quá trình này đến phần học nào thì GV lại mời tổ chịu trách nhiệm về phần học đã được giao nhiệm vụ trước, đặt ra câu hỏi thảo luận chung cho cả lớp. GV là người chốt câu trả lời. Trong các bài tiếp theo cũng tương tự, nhưng đối với bài luyện tập ơn tập thì GV có thêm gợi ý là cho SV tóm tắt lại nội dung toàn chương hay nội dung một phần học nào đó theo dạng cây thư mục hay dạng lược đồ tư duy (một cách ghi nhớ mới), từ đó tạo cho SV có thói quen lập sơ đồ sau mỗi bài học, cách tạo ra cách ghi nhớ, tư duy hay suy luận để từ kiến thức trung tâm ra những kiến thức khác. Theo hướng học như thế này SV được đặt trong môi trường học tập tồn diện, được tự mình thể hiện và được học tập cùng bạn bè, thầy cô giáo. Tạo ra mơi trường học tập có sự giao lưu trao đổi thông tin giữa SV-SV, SV – GV, giữa SV, GV với môi trường học tập