Chủ đề 1 “Khí CO2 và vấn đề ô nhiễm môi trường”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương cacbon – silic – hóa học 11 (Trang 53 - 69)

2.4. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp chương Cacbon – Silic – Hóa học

2.4.1. Chủ đề 1 “Khí CO2 và vấn đề ô nhiễm môi trường”

2.4.1.1. Kế hoạch dạy học chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 1

“KHÍ CO2 VÀ VẤN ĐỀ Ơ NHIỄM MƠI TRƢỜNG” I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học và phương pháp điều chế khí CO2.

- Tìm hiểu về khí CO2, ảnh hưởng của khí CO2 đến mơi trường, đặc biệt là những tác động tích cực và tiêu cực của hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

- Học sinh nêu được một số biện pháp giảm nồng độ khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

2. Kĩ năng

- Giải thích được tính chất của CO2, giải được bài tập liên quan đến CO2. - Tăng cường khả năng hợp tác, làm việc nhóm, làm việc khoa học có kế hoạch của học sinh.

- Làm TN, viết PTHH minh họa cho tính chất của CO2.

- Vận dụng kiến thức hóa học liên quan đến chủ đề giải thích một số hiện tượng tự nhiên.

- Nâng cao kỹ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin qua các phương tiện thơng tin khác nhau, kĩ năng lắng nghe, thuyết trình.

3. Thái độ

- Giúp HS hăng say và u thích mơn học.

- Nhận thức rõ những ảnh hưởng của khí CO2 đối với mơi trường từ đó có ý thức bảo vệ mơi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Hình thành được năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) : đưa ra được các câu hỏi xung quanh vấn đề cần nghiên cứu, lựa chọn được giải pháp GQVĐ…

- Hình thành được NL hợp tác: cùng các thành viên trong nhóm lập được kế hoạch HĐ, đưa ra được sản phẩm của nhóm..

- Hình thành NLVDKTHH vào thực tiễn: VDKT hóa học đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

- Hình thành NL công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Biết thu thập thông tin trên các trang Web và xây dựng sản phẩm trình chiếu.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, máy quay, máy ảnh, máy ghi âm (nếu có). - Sơ dồ tư duy, sơ đồ kĩ thuật 5W1H.

- Dự án mẫu, các phiếu đánh giá dự án (bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu tự đánh giá cá nhân).

- Hồ sơ theo dõi tiến độ thực hiện dự án của các nhóm.

Học sinh:

- Thiết bị thu thập thơng tin (nếu có). - Bút dạ, giấy A0 để vẽ bản đồ tư duy.

- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án. - Tranh ảnh liên quan đến nội dung dự án.

III. Đối tƣợng

Học sinh lớp 11D1 tại trường THPT Nguyên Hồng – Tp Bắc Giang.

IV. Thời gian thực hiện: 3 tuần V. Phƣơng pháp dạy học

- Phương pháp dạy học dự án (phương pháp chính).

- Phối hợp với các phương pháp dạy học khác: Dạy học giải quyết vấn đề, Đàm thoại nêu vấn đề,…

VI. Thiết kế dạy học theo chủ đề

* Giai đoạn 1: Thiết kế dự án

1. Ý tưởng dự án

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ khơng chỉ riêng Quốc gia nào. Mơi trường đang biến đổi và có tác động xấu đến con người và các sinh vật. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2. Khí nhà kính làm cho trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng, bão lũ hồnh hành. Chủ đề ngày mơi trường thế giới 5/6/2014 là “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các khu vực như hải đảo và các khu vực ven biển. Vì vậy, việc nghiên cứu về khí CO2 sẽ giúp các em HS hiểu rõ được các tác động của chúng đến mơi trường. Từ đó HS có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường và đưa ra được các giải pháp góp phần bảo vệ mơi trường sống của bản thân và những người xung quanh.

2. Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát: Làm thế nào chúng ta có thể hạn chế hiện tượng “hiệu ứng nhà

kính”, BVMT.

Câu hỏi bài học Câu hỏi nội dung

- CO2 là chất khí có lợi hay có hại?

- Khí CO2 có ảnh hưởng như thế nào đến MT, nó gây ra hiện tượng gì?

- Làm thế nào để bảo vệ mơi trường?

- Khí CO2 được sinh ra từ những nguồn nào trong tự nhiên.

- Tính chất vật lí và tính chất hóa học của CO2.

- Những tác dụng và ảnh hưởng của khí CO2 trong đời sống và sản xuất.

- CO2 có những ảnh hưởng như thế nào đến môi trường.

- Thế nào là hiện tượng hiệu ứng nhà kính? - Nêu những tác động tích cực của hiệu ứng nhà kính?

- Nêu những tác hại của hiệu ứng nhà kính? - Nêu biện pháp làm giảm nồng độ CO2 trong khơng khí?

Giai đoạn 2: Tiến trình dạy học theo dự án

Dự án được thực hiện trong 3 tuần

Tuần 1 – Tiết 1: Giới thiệu về dạy học theo dự án

Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu về dạy học theo dự án

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Cho HS xem một số hình ảnh về DHDA và sản phẩm của HS thực hiện DA.

GV nêu vấn đề: DHDA là một phương pháp dạy học mới, được dùng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn mới lạ ở Việt Nam. Vậy thế nào là DHDA? Các bước học theo dạy học DA áp dụng trong mơn hóa như thế nào?

GV: Giới thiệu kế hoạch thực hiện dự án, kết quả báo cao của một dự án mẫu “Khai thác than đá và vấn đề ô nhiễm môi trường”. Học sinh lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc.

1. Phương pháp dạy học dự án

a. Khái niệm

- Dạy học theo dự án được hiểu là một phương pháp hay hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tinh thần tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch cho đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Sản phẩm của dự án học tập có thể trình bày được. Giáo viên là người cố vấn hoạt động của nhóm học sinh.

b. Các bước dạy học theo dự án Bước 1: Lập kế hoạch

- Lựa chọn chủ đề: HS được đề xuất hoặc lựa chọn chủ đề của dự án do giáo viên đề xuất.

- Xây dựng tiểu chủ đề: Lập bản đồ tư duy và sơ đồ 5W1H để xây dựng tiểu chủ đề của nhóm.

- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ học tập và phân cơng trong nhóm.

Bước 2: Thực hiện dự án

- Thu thập thơng tin dưới nhiều hình thức. - Thảo luận nhóm để xử lí thơng tin. Bước 3: Tổng hợp kết quả

- Tổng hợp kết quả, xây dựng sản phẩm. - Báo cáo kết quả dự án.

- Đánh giá và thu thập thông tin phản hồi - Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.

Hoạt động 2 (10 phút): Giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy, cách lập bản đồ tư duy, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Cho học sinh biết khái niệm, cách lập và sử dụng bản đồ tư duy?

GV: hướng dẫn học sinh cách lập bảng đồ tư duy trên bảng, phần mềm Mindmap.

HS: thảo luận

GV: yêu cầu HS lập bản đồ tư duy cho một bài học trong chương trình.

2. Bản đồ tư duy

a. Khái niệm

- Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép gồm một hình ảnh hoặc từ khóa ở trung tâm và từ trung tâm đó phát triển ra thành nhiều ý, mỗi ý sẽ là từ khóa mới có nhiều ý nhỏ hơn.

- Có thể áp dụng bản đồ tư duy trong mọi mặt cuộc sống, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.

b. Cách lập bản đồ tư duy

- Trên giấy, bảng, bút màu, bút dạ… - Phần mềm Mindmap trên máy tính.

c. Cách sử dụng bản đồ tư duy

- Lập kế hoạch - Ghi chép

3. Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H

Who (ai)? What (cái gì)? Where (ở đâu)? When (khi nào)? Why (tại sao)? How (như thế nào)? (trong đó các câu hỏi tại sao và như thế nào là quan trọng nhất).

Hoạt động 3 (5 phút): Giáo viên hướng dẫn xây dựng bản đồ tư duy cho chủ đề “CO2 với vấn đề ô nhiễm môi trường”

GV yêu cầu học sinh thảo luận và đưa ra ý tưởng về bản đồ tư duy cho chủ đề “CO2 và vấn đề môi trường.

Hoạt động 4 ( 5 phút) Chia nhóm, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ phân cơng một nhóm trưởng và một thư kí.

Nhóm trưởng phối hợp với giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng học sinh, lập thời gian biểu, thời gian hồn thành của mỗi thành viên, thư kí ghi nội dung vào phiếu phân cơng, đánh giá công việc.

CO2 và vấn đề ô nhiễm mơi trường Tìm hiểu về khí CO2,

nguồn gốc sinh ra CO2.

Ứng dụng của CO2 trong đời sống và sản xuất

Tác hại của khí CO2 với mơi trường “hiệu ứng nhà

kính”

Các biện pháp bảo vệ môi trường

Bảng 2.2. Phân công nhiệm vụ HS thực hiện trong nhóm

Số lượng

thành viên Vai trị Nhiệm vụ

5-6

Nhóm nghiên cứu thực trạng

- Tìm hiểu về khí CO2, nguồn gốc khí CO2 sinh ra trong tự nhiên.

- Ứng dụng của khí CO2 trong đời sống và sản xuất? - Tác dụng của khí CO2.

- Ảnh hưởng của khí CO2 đến mơi trường? Tìm hiểu về “Hiệu ứng nhà kính”.

- Những tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng nhà kính.

- Biện pháp để chúng ta có thể hạn chế hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”, bảo vệ mơi trường.

- Em đã làm gì để góp phần làm giảm lượng khí CO2 trong khơng khí?

3-4 Nhóm

giải pháp

- Tập hợp thơng tin, tài liệu tìm kiếm được - Đưa ý tưởng thiết kế bài thuyết trình.

2 Nhóm

trình bày

- Trình bày, thuyết minh sản phẩm, ý tưởng của nhóm trước lớp. Cả nhóm cùng thực hiện Các tuyên truyền viên

- Tuyên truyền cho mọi người về ảnh hưởng sự của khí CO2 với môi trường .

- Kêu gọi học sinh trong trường, cộng đồng làng xóm cùng chung tay BVMT, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hoạt động 5 (10 phút)

- Lập kế hoạch thực hiện DA, xác định mục tiêu dự án, đưa ra bộ câu hỏi định hướng, phân cơng nhiệm vụ trong nhóm theo các nhiệm vụ cụ thể và đưa ra bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện DA để GV đánh giá và các nhóm đánh giá chéo nhau, bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên đưa bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo dự án, bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm

- Các nhóm học sinh phân cơng nhiệm vụ, trao đổi cách thực hiện, thời gian hoàn thành,… theo sổ theo dõi dự án và báo cáo giáo viên thường xuyên.

Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố, dặn dị

Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ. Biên bản thảo luận nhóm được ghi đầy đủ trong sổ theo dõi dự án.

Tuần 2 – Triển khai dự án (thực hiện tại nhà)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Thường xuyên theo dõi học sinh thực hiện, hướng dẫn HS kịp thời tháo gỡ những thắc mắc.

- Giáo viên cung cấp cho học sinh các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có)

- Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc. - HS làm việc theo nhóm đã phân cơng, chủ động thực hiện nhiệm vụ ứng với nhiệm vụ đã đề ra.

- Trao đổi với giáo viên những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

- Sửa chữa và hoàn chỉnh sản phẩm dự án.

Thời gian Công việc

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3

Thứ 2 - 4 Thứ 5-7 Thứ 2-4 Thứ 5-6 Thứ 7 Thứ 2-7 Tìm kiếm và thu thập tài

liệu. x Tổng hợp kết quả thu thập. x Phân tích và xử lí thơng tin. x

Vẽ bản đồ tư duy, hoặc thiết kế dự án bằng powerpoint.

X

Thảo luận để hoàn thiện. x

Tuần 3 – Báo cáo và đánh giá sản phẩm

Hoạt động 1: Các nhóm học sinh báo cáo kết quả dự án

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo và phát vấn, thời gian cho mỗi nhóm từ 10 -15 phút.

- Giáo viên và HS nhóm khác lắng nghe các nhóm báo cáo, nhận xét vào phiếu.

- Mỗi nhóm có 3 phút trình bày lí do chọn đề tài, video giới thiệu về nhóm và các hoạt động của nhóm trong suốt quá trình thực hiện dự án.

- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án của nhóm mình bằng (powerpoint, bản đồ tư duy, video clip… trong thời gian 7 phút).

- Trả lời câu hỏi do giáo viên và các nhóm khác (5 phút)

- Lắng nghe các nhóm khác báo cáo và đưa ra câu hỏi phát vấn, đánh giá theo phiếu.

- HS nhận xét về sản phẩm dự án của nhóm mình và đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm khác.

Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, rút kinh nghiệm sơ bộ

- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ. Giáo viên dựa trên các bảng kiểm, các phiếu đánh giá để cho điểm dự án học tập của từng nhóm, từng học sinh.

- Giáo viên rút kinh nghiệm dựa trên toàn bộ hồ sơ dự án bao gồm: Sổ theo dõi dự án, phiếu đánh giá chéo các nhóm, phiếu đánh giá cá nhân và các đánh giá trong quá trình thực hiện dự án,…để chuẩn bị cho các dự án tiếp theo.

Hoạt động 3: Kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Giáo viên tổ chức cho HS thực hiện bài kiểm tra 15 phút đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh.

- Giáo viên đánh giá NLVDKT hóa học vào thực tiễn của HS thơng qua: Bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá, sổ dự án, sản phẩm dự án, kết quả bài kiểm tra.

2.4.1.2. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề 1

Lưu ý: Buổi báo cáo sẽ diễn ra vào 2 tiết học cụ thể như sau. + Tiết 1: Nhóm 1,2,3 tiến hành báo cảo sản phẩm của nhóm.

+ Tiết 2: Nhóm 4 tiến hành báo cáo, tiếp theo GV hệ thống hóa kiến thức thức trọng tâm, sau đó GV cho HS làm bài kiểm tra đánh giá 15 phút.

Mỗi bài báo cáo từ 10 – 15 phút, giáo viên và học sinh nhóm khác sẽ nhận xét, trao đổi, đánh giá trong thời gian 3-5 phút.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất và phương pháp điều chế CO2.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Nghe học sinh báo cáo sản phẩm.

HS nhóm 1 tiến hành báo cáo. - Cấu tạo phân tử CO2.

- Tính chất vật lí CO2. - Tính chất hóa học CO2.

- Phương pháp điều chế khí CO2. GV: Nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của nhóm 1, đưa ra những câu hỏi phát vấn.

HS: Học sinh nhóm khác cùng tham gia nhận xét, trao đổi về bài báo cáo của nhóm 1.

- Nhóm 1 trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV và HS nhóm khác đã đưa ra.

* Tính chất vật lí

- CTCT CO2: O=C=O

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương cacbon – silic – hóa học 11 (Trang 53 - 69)