2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp trong chương Cacbon
2.2.3. Cấu trúc bài học tích hợp
2.2.3.1. Tên và nội dung chủ đề tích hợp
a. Tên chủ đề
Tên chủ đề phải đảm bảo khái quát được nội dung chính của chủ đề một cách ngắn gọn và xúc tích nhất.
Ví dụ: “Khai thác than đá và vấn đề ô nhiễm môi trường”
b. Nội dung chủ đề
Nội dung chủ đề cần nêu rõ có mấy nội dung lớn, là những nội dung nào.
Ví dụ: “Khai thác than đá và vấn đề ô nhiễm môi trường” gồm 4 nội dung lớn.
- Tầm quan trọng của than đá đối với đời sống và sản xuất.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than đá đến sức khỏe và môi trường.
- Biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác than đá. - Biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.2.3.2. Mục tiêu
Mục tiêu của chủ đề đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành trên quan điểm phát triển năng lực cho học sinh.
Ví dụ: Mục tiêu của chủ đề “Khai thác than đá và vấn đề ô nhiễm môi trường”.
a. Kiến thức
Qua chủ đề này, HS có thể:
Xác định được tầm quan trọng của than đá đối với đời sống và sản xuất, những ảnh hưởng của việc khai thác than đá đến môi trường và sức khỏe của người lao động.
- Trình bày được biện pháp làm giảm ơ nhiễm môi trường từ cơ sở khai thác than đá.
b. Kỹ năng
- Quan sát, phân tích, tổng hợp, dự đốn tính chất của cacbon, giải thích một số hiện tượng tự nhiên liên quan đến cacbon.
- Làm một số thí nghiệm chứng minh tính chất của cacbon.
- Lập các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của cacbon. - Giải được đúng bài tập định tính và định lượng liên quan đến cacbon.
c. Thái độ
- Nhận thức rõ những lợi ích và tác hại của việc khai thác than đá.
- Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, giữ gìn vệ sinh mơi trường. d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác: HS có kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, có kỹ năng nghe tích cực, phản hồi tích cực,…
- Năng lực xử lý thông tin và truyền thơng: Có kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin, cắt ghép hình ảnh, thiết kế và trình chiếu powerpoint, xử lý trên một số phần mềm công nghệ phổ biến.
- Năng lực tự học, tư duy logic: HS có khả năng tự học, tự đọc, tự tìm kiếm tài liệu để rút ra kiến thức cần có. Từ đó rèn luyện khả năng tư duy logic, sâu chuỗi các dữ kiện với nhau để tìm ra chân lý.
- Năng lực thực hành hóa học: HS biết cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, lắp bộ dụng cụ thí nghiệm, thực hành thí nghiệm thành thạo…
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn: HS có khả năng vận dụng các lý thuyết vào giải thích một số tình huống thực tế, xử lý một số kiến thức trong đời sống hằng ngày.
2.2.3.3. Thời lượng dự kiến
Trong phần này cần nêu rõ thời lượng thực hiện chủ đề chi tiết tới từng tiết học. Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề ít hay nhiều và phương pháp dạy học mà giáo viên xác định chính xác thời lượng của chủ đề.
Ví dụ “Khai thác than đá và vấn đề ô nhiễm môi trường” áp dụng phương pháp
dạy học dự án là 2 tuần (1 tuần HS chuẩn bị, 1 tuần HS báo cáo trên lớp).
2.2.3.4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bản đồ tư duy.
- Hồ sơ theo dõi tiến độ thực hiện dự án của các nhóm.
- Các phiếu đánh giá dự án (bảng kiểm quan sát, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu tự đánh giá cá nhân...).
Học sinh:
- Các phương tiện để thu thập thông tin: Máy ảnh, ghi âm (nếu có). - Bút màu, giấy A0 để vẽ bản đồ tư duy.
- Bảng phân cơng nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, nhật ký dự án. - Tranh ảnh có liên quan đến dự án.
- Xử lí thơng tin, viết báo cáo, hoàn thành dự án.
2.2.3.5. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Phương pháp dạy học: DH dự án, DH WebQuest, DH giải quyết vấn đề.
Kiểm tra đánh giá: Sản phẩm của các nhóm thực hiện dự án, khả năng thuyết trình sản phẩm, bài kiểm tra 15 phút và 45 phút.
2.2.3.6. Thực hiện các hoạt hộng dạy học
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định ý tưởng chủ đề. Bước 1: Chia nhóm
Bước 2: Giáo viên giới thiệu cho cả lớp biết về nội dung thực hiện dự án, các nhóm đề xuất ý tưởng dự án.
Bước 3: Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu dự án.
Ví dụ chủ đề “Khai thác than đá và vấn đề ơ nhiễm mơi trường”
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tầm quan trọng của than đá đối với đời sống và sản xuất. + Nhóm 2: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của than đá đối với sức khỏe, môi trường. + Nhóm 3: Tìm hiểu về biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác than than đá.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.2.3.7. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
- Sản phẩm dự án có thể cơng bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, trình chiếu powerpoint.
- Sản phẩm dự án được trình bày giữa các nhóm học sinh trong lớp, có thể giới thiệu trước toàn trường.
2.2.3.8. Tổng kết, đánh giá
Đánh giá sản phẩm:
- Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình thực hiện sản phẩm dự án, rút kinh nghiệm.
- Đánh giá có thể bằng hình thức trao đổi bằng thư điện tử, tự đánh giá, đánh giá các nhóm, đánh giá từng học sinh…
Tổng kết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu cảm tưởng về kết quả thực hiện dự án. - Yêu cầu các nhóm hồn thiện sản phẩm, để có thể giới thiệu sản phẩm khi có điều kiện.