1.3. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học theo quan điểm dạy học tích hợp
1.3.1. Phương pháp dạy học dự án
1.3.1.1. Khái niệm
Trong dạy học theo dự án (DHDA), người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA [3, tr. 29].
1.3.1.2. Phân loại
Dạy học theo dự án có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại [3, tr.29]:
a. Phân loại theo chuyên môn
- Dự án trong một môn học: Trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. - Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau. b. Phân loại theo quỹ thời gian
- Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học.
- Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc một số ngày nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học.
- Dự án lớn: Dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài nhiều tuần hoặc trong thời gian dài.
c. Phân loại theo nhiệm vụ
- Dự án tìm hiểu: Là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
- Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, q trình.
- Dự án thực hành: Có thể gọi là dự án theo kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
- Dự án hỗn hợp: Là dự án có nội dung kết hợp các loại nêu trên.
1.3.1.3. Đặc điểm của dạy học theo dự án [3, tr. 30]
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ khả năng của người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
- Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thơng qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết, xây dựng kiến thức mới cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực cao của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của q trình dạy học. Điều đó cũng địi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án địi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, cơng bố và giới thiệu.
- Sử dụng bộ câu hỏi định hướng: Trong dạy học theo dự án, dự án được tập trung vào những câu hỏi hay những vấn đề định hướng cho người học để tiếp xúc với những khái niệm và nguyên lý trọng tâm của môn học. Điều này thường được thực hiện thông qua bộ câu hỏi định hướng. Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh phải bám sát bộ câu hỏi định hướng để có sự tự định hướng và đảm bảo các hoạt động cũng như sản phẩm dự án đáp ứng được mục tiêu bài học đã đề ra.
- Định hướng hoạt động nghiên cứu: Nghiên cứu là một q trình có định hướng mục tiêu, liên quan đến yêu cầu thông tin, xây dựng kiến thức, giải quyết vấn đề.
- Đánh giá đa dạng và thường xuyên: Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà soát nhiều lần, kiểm chứng mức độ lĩnh hội của học sinh bằng các phương pháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu, các tiêu chí đánh giá để tự định hướng, tự đánh giá nhóm và bản thân trong quá trình thực hiện dự án.
- Định hướng kĩ năng mềm: Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển kĩ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu và đánh giá thơng tin.
1.3.1.4. Tiến trình dạy học dự án
Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của DHDA làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học theo dự án theo 3 giai đoạn [3, tr. 32].
1) Giai đoạn 1: Thiết kế dự án
Để dạy tốt và đảm bảo người học tham gia tích cực vào q trình học, dù giáo viên dạy học theo phương pháp nào thì cũng cần phải có kế hoạch và sự chuẩn bị thích hợp. Khi thiết kế giáo án, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng việc lập kế hoạch các hoạt động sẽ giúp học sinh nhận ra những mục tiêu học tập dự kiến. Nếu khơng bám sát vào mục tiêu dạy học, mục đích của dự án sẽ mơ hồ và kết quả học tập từ phía học sinh có thể bị sai lệch.
Để có một dự án bám sát mục tiêu bài học, liên hệ tốt với thực thế, rèn luyện được cho học sinh những kĩ năng cần thiết, làm cho học sinh thực sự thích thú và có tính khả thi, giáo viên cần chuẩn bị những nội dung sau:
- Xác định mục tiêu. - Xây dựng ý tưởng dự án. -Thiết kế các hoạt động.
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng.
- Lập kế hoạch đánh giá và xây dựng các tiêu chí đánh giá. - Xây dựng nguồn tài nguyên tham khảo.
2) Giai đoạn 2: Tiến hành dạy học theo dự án
Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu và thảo luận ý tưởng dự án. Bước 2: Đánh giá nhu cầu, kiến thức người học trước khi thực hiện dự án. Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch thực hiện dự án.
Bước 4: Học sinh thực hiện dự án theo kế hoạch đã đặt ra. 3) Giai đoạn 3: Kết thúc dự án