Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng sư phạm của sinh viên.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 27 - 33)

Căn cứ trên sự tính chất kết hợp của 3 loại định hướng sư phạm khác nhau, kết hợp với thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm và kế hoạch đường đời sau khi ra trường có liên quan với việc hành nghề, tác giả Hoàng Trung Học phân chia định hướng sư phạm thành 3 mức độ: cao, trung bình hoặc thấp.

Như vậy, theo cách tiếp cận này, định hướng sư phạm có thể thay đổi và có biểu hiện khác nhau trong các giai đoạn khác nhau bao gồm định hướng sư phạm trước khi vào trường sư phạm; định hướng sư phạm trong khi học tập, rèn luyện tại trường sư phạm và định hướng sư phạm sau khi tốt nghiệp, hành nghề sư phạm.

Trong khn khổ nghiên cứu của mình, chúng tơi chỉ thực hiện một lát cắt ngang, nghiên cứu định hướng sư phạm trên sinh viên trong quá trình học tập tại trường sư phạm. Chúng tôi hướng vào việc làm rõ hệ thống động cơ, loại, mức độ định hướng sư phạm và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này trong giai đoạn sinh viên học tập và nghiên cứu tại trường Đại học sư phạm Hà Nội.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng sư phạm của sinh viên. sinh viên.

Định hướng nghề của sinh viên bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan và khách quan. Một mặt nó hướng tới thỏa mãn nhu cầu, năng lực sở thích của cá nhân. Mặt khác định hướng sư phạm chịu sự tác động của hoàn cảnh

xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Định hướng sư phạm của sinh viên khoa tâm lý giáo dục cũng chịu ảnh hưởng của hai yếu tố căn bản này.

* Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan chi phối tới định hướng nghề của sinh viên bao gồm các tác động bên ngồi có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng nghề của sinh viên tâm lý như kinh tế - chính trị, xã hội, gia đình, bạn bè, thầy cơ…

- Ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có một tầm ảnh hưởng khá lớn đến việc định hướng nghề của sinh viên. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường kéo theo sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới nhưng cũng làm cho nhiều ngành nghề trong xã hội mất đi điều đó ảnh hưởng đến viêc lựa chọn ngành nghề của sinh viên.

Nhiều ngành nghề trong xã hội hiện nay đang thu hút được đông đảo các sinh viên trong các kì tuyển sinh như kinh tế, tài chính ngân hàng,…Ảnh hưởng của kinh tế thị trường kép theo sự chuyển biến của nhiều lĩnh vực ngành nghề trong xã hội. Nhiều ngành nghề được hình thành và phát triển nhưng cũng kéo theo nhiều ngành nghề bị mất đi. Điều đó ảnh hưởng đến định hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay. Thực tế có thể thấy học sinh đổ xô vào các ngành được coi là thời thượng hot trong xã hội: như kinh tế, cơng nghệ thơng tin, ngân hàng vì chúng đem lại thu nhập cao. Ngược lại nhiều ngành bị coi là lạc hậu, thu nhập thấp, khó xin việc nên sinh viên ít thi vào như: sư phạm, nơng lâm nghiệp,…

Đứng trước thực trạng đó nhà nước nhận thức được ý nghĩa của nhiều ngành nghề đối với sự phát triển của đất nước nên có những chính sách ưu tiên phát triển các ngành nghề, đã tạo nên những chuyển biến trong việc nhận thức về nghề nghiệp góp phần tạo nên định hướng sư phạm phù hợp cho sinh viên.

- Ảnh hưởng của truyền thống gia đình.

Truyền thống gia đình có những ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nghề của sinh viên. Nhiều sinh viên bị chi phối bởi những quyết định của cha

mẹ, nghe theo lời cha mẹ để đáp ứng những nhu cầu của gia đình, có thể là sau này kế nghiệp hoặc truyền thống gia đình từ nhiều năm đã hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. Một phần cũng ảnh hưởng từ vị thế của cha mẹ theo sự định hướng của cha mẹ trong tương lai sẽ đảm bảo có cơng việc ổn định, có chỗ dựa vững chắc,… Điều đó có thể tác động đến sinh viên trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp. Hoặc đôi khi họ hàng thân quen hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó có thể giúp bản thân có được một cơng việc ổn định mà khơng cần lo tìm kiếm việc làm và nhanh chóng ổn định cuộc sống.

- Ảnh hưởng của nhà trường, thầy cô

Việc giáo dục của nhà trường đặc biệt là công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thơng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các hoạt động tiếp xúc với nghề, tham gia các hoạt động. Nhiều em quá trình tiếp xúc học tập với thầy cô, phong cách của giáo viên đã hình thành ở các em tình yêu nghề mong muốn, khám phá tìm hiểu và thể hiện tình u nghề.

Khơng phải ngay từ đầu mà sinh viên khi vào học đã u thích ngành nghề, có nhận thức, hiểu biết một cách sâu sắc về nghề nhưng thơng qua q trình học trên giảng đường được thầy cơ khuyến khích, cung cấp thêm nhiều thơng tin, cùng với một phong cách giảng dạy việc tổ chức hoạt động, phương pháp giảng dạy lôi cuốn, cùng với lòng yêu nghề đã thu hút, hấp dẫn sinh viên với ngành sư phạm. Đồng thời thầy cơ có nhân cách chuẩn mực, tâm huyết, sâu sắc, yêu mến học sinh càng có ảnh hưởng đến định hướng nghề của sinh viên, các em mong muốn được giống như các thầy cô, là người giáo viên chuẩn mực, tâm huyết với nghề.

- Ảnh hưởng của bạn bè

Lứa tuổi thanh niên sinh viên hoạt động học tập là chủ đạo nhưng vẫn không thể tách khỏi các mối quan hệ với bạn bè. Ở lứa tuổi này có thể thấy các em hầu như có thể độc lập sống xa gia đình nhưng lại có mối quan hệ

thân thiết với bạn bè hình thành những tình bạn tri âm tri kỉ và có thể gắn bó suốt đời. Qua mối quan hệ bạn bè các em có cơ hội được chia sẻ trao đổi với bạn bè về tâm tư, tình cảm, ước mơ, hồi bão, hứng thú cũng như nguyện vọng nghề nghiệp của mình. Những ý kiến của bạn bè có thể giúp cho chính bản thân sinh viên có những quyết định trong định hướng nghề cho bản thân. Bạn bè là động lực để cá nhân có thêm niềm tin trong những định hướng nghề. Gặp những khó khăn trong cuộc sống hay trong việc học tập không phải cha mẹ nào cũng được con cái chia sẻ, việc chia sẻ cho cha mẹ thường là rất ít đối với lứa tuổi này chúng thường tìm đến với bạn bè, những người bạn thân, những người cùng chí hướng. Vì bạn bè khi chơi thân với nhau sẽ chia sẻ với nhau một cách chân thành nhất không áp đặt như khi nói với cha mẹ.

Ở lứa tuổi thanh niên sinh viên cịn hình thành tình bạn khác giới nhiều khi phát triển thành tình yêu nam nữ và đỉnh cao là gắn bó với nhau suốt đời trong đời sống hơn nhân gia đình. Tình bạn này cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của sinh viên sư phạm, giúp họ thăng tiến trong học tập, phấn đấu vì người bạn của mình.

Vì thế mà cần phát triển tình bạn trong sáng lành mạnh để bạn bè ở lứa tuổi này trở thành động lực cho hoạt động nghề nghiệp của sinh viên giúp sinh viên sống có lý tưởng có ước mơ hồi bão và giám vươn lên để đạt được điều mà mình hứng thú.

- Phương tiện thông tin đại chúng

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng đa đạng với nhiều loại hình khác nhau đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được hiểu biết hơn về nghề nghiệp và thế giới nghề nghiêp.Qua các phương tiện, kênh thơng tin đó các em có cơ hội khám phá năng lực của cá nhân, hiểu biết về thế giới nghề nghiệp trên cơ sở đó cân nhắc định hướng nghề cho phù hợp với bản thân và thực tế đất nước. Tìm ra cho mình những hướng đi phù hợp cho tương lai.

- Ảnh hưởng của thị trường lao động

Thị trường lao động có ảnh hưởng khơng nhỏ đến định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Ngay từ khi con là học sinh phổ thơng các em đã phải có những cân nhắc, tìm hiểu về thị trường lao động về các ngành nghề. Và khi đã là sinh viên thị trường lao động lại có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nghề của các em trong việc tìm kiếm đầu ra là nơi làm việc, thu nhập. Đây cũng là một động lực giúp các em yên tâm hơn đối với nghề nhưng cũng chi phối hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

* Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của sinh viên đối với nghề

Muốn chiếm lĩnh được nghề nghiệp cũng như hình thành và phát triển xu hướng nghề thì con người phải nhận thức được ngành nghề mà mình theo đuổi. Nhận thức nghề là hiểu biết những yêu cầu đặc trưng của nghề, nhận thức đặc điểm tâm lý của cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề. Không phải ai cũng có thể hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào nhưng mỗi ngành nghề đòi hỏi những đặc điểm tâm lý riêng để phù hợp với ngành nghề mà mình lựa chọn. Bản thân mỗi cá nhân phải hiểu đặc điểm tâm lý, tính cách của bản thân để cân nhắc việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp với bản thân với yêu cầu của nghề. Nếu mỗi cá nhân khơng nhận thức được bản thân có phù hợp với nghề hay khơng thì khơng thể tạo ra chất lượng hiệu quả trong công việc không phát huy được các giá trị của bản thân.

Mỗi cá nhân cần nhận thức rằng sư phạm là nghề cao quý, quan trọng và cần thiết cho xã hội đồng thời là nghề tiếp xúc thường xuyên với con người nên tham gia trong lĩnh vực này đòi hỏi một lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì, nhiệt huyết, sự năng động và sáng tạo,…

- Hứng thú nghề nghiệp

Nói đến hứng thú nghề nghiệp là nói đến một thái độ tích cực trong q trình học tập cũng như là trong hoạt động nghề nghiệp. Hứng thú đối với nghề cho thấy một sự yêu thích, khuyến khích người học tích cực, chủ động

trong q trình học tập. Muốn tìm tịi, khám phá, nghiên cứu mọi vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp. Muốn gắn bó với nghề phải có hứng thú, lịng yêu nghề.

Sự hứng thú trong hoạt động nghề nghiệp là động lực để cá nhân vươn lên muốn chiếm lĩnh nghề và đạt được những kế hoạch mà cá nhân đặt ra. Dù có khó khăn nhưng chính tình u nghề sẽ truyền cho họ nghị lực vươn lên đạt những kết quả, muốn cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, cho ngành nghề.

Nếu khơng có hứng thú nghề nghiệp mà lại chọn sư phạm thì khơng thể đem lại hiệu quả cao, tác động xấu đến việc hình thành nhân cách cho học sinh, khó điều chỉnh những hành viVì người thầy khơng chỉ dạy kiến thức nhưng còn rèn luyện, hình thành nhân cách chuẩn mực cho người học. Như vậy địi hỏi phải có sự hứng thú với nghề nghiệp mới có thể tạo ra giá trị cao trong cơng việc.

- Năng lực cá nhân

Các thuộc tính tâm lý, nhân cách của bản thân phù hợp với các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp. Một sinh viên phải có được những tính cách phù hợp với một người nhà giáo. Địi hỏi sự tâm huyết gắn bó với nghề đồng thời phải có những năng lực của một nhà giáo như thu hút được sự chú ý của học sinh, có phong cách, phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh giúp người học có được sự hứng thú trong quá trình học tập, hình thành năng lực trong việc tổ chức, quản lý… Nếu người dạy học khơng có năng lực sư phạm cần thiết thì khơng thể phù hợp với ngành sư phạm.

Vì thế nó địi hỏi ở người học một tinh thần ham học hỏi, sự năng động tích cực, mền dẻo trong mọi hoạt động nghề nghiệp có như vậy mới đảm bảo đứng vững trong nghề, chiếm lĩnh nghề nghiệp.

- Nhận thức của cá nhân về đặc điểm tâm lý của bản thân

Việc hiểu biết về chính bản thân giúp sinh viên có những lựa chọn, định hướng nghề phù hợp. Nhận thức về bản thân là nhận ra được con người thật

của mình với những điểm mạnh điểm yếu, tính cách của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Nhận thức đúng đắn đưa đến định hướng đúng đắn góp phần tạo nên hiệu quả trong công việc, phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w