KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 63 - 67)

15 22.7 8 12.1 22.7 28 42.4 Thờ ơ, không quan tâm đến

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Đề tài này đã sử dụng khái niệm công cụ định hướng sư phạm như sau: định hướng sư phạm là là xu hướng nghề được biểu hiện cụ thể trong hoạt động sư phạm. Đây là một hệ động cơ quy định tính tích cực cá nhân, thúc đẩy cá nhân lựa chọn nghề sư phạm, tích cực lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghề và sẵn sàng tâm thế hành nghề sau khi ra trường.

Nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống các động cơ ảnh hưởng tới chọn nghề phạm tâm lý của sinh viên.

Như vậy trong hệ động cơ thúc đẩy sinh viên lựa chọn nghề sư phạm tâm lý giáo dục thì động cơ mang định hướng tình huống là động cơ lớn nhất thúc đẩy sinh viên đến với nghề. Tuy nhiên động cơ này có sự thay đổi qua các năm học.

- Cá nhân ảnh hưởng tới chọn nghề:

Bố mẹ là cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn nghề sư phạm tâm lý giáo dục của sinh viên chiếm 47%. Tiếp theo là sự ảnh hưởng từ phía giáo viên chủ nhiệm là 37% người cung cấp thơng tin, phân tích và giúp sinh viên có thêm những hiểu biết để lựa chọn nghề.

- Loại, mức độ định hướng sư phạm

Trên cơ sở những động cơ lựa chọn nghề có thể thấy. Sinh viên sư phạm TLGD định hướng sư phạm của sinh viên chủ yếu mang định hướng môn học chiếm 41%, tiếp đến là định hướng tình huống 33%, và thấp nhất là định hướng cá nhân chiếm tỷ lệ thấp trong các loại định hướng. Mức độ định hướng có chiều hướng tăng lên theo định hướng mơn học và định hướng cá nhân thể hiện rõ nét ở sinh viên năm IV. Qua việc phân loại định hướng sư phạm của sinh viên cho thấy mức độ định hướng của sinh viên ở mức trung bình.

- Thái độ của sinh viên đối với nghề:

Đa số sinh viên SPTLGD có thái độ cực đối với nghề biểu hiện ở hai mức độ rõ rệt là “thích hơn là khơng thích” chiếm 64%. Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận sinh viên có thái độ “thờ ơ, khơng quan tâm” và “khơng thích” cho thấy bộ phận sinh viên này chưa có định hướng sư phạm đúng đắn, trong quá trình học, khơng tích cực chủ động trong các hoạt động, học tập trên lớp.

- Kế hoạch học tập trong trường của sinh viên:

Kế hoạch để hoàn thiện chương trình cử nhân được nhiều sinh viên lựa chọn như: có kế hoạch tích cực chủ động trong q trình học tập, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học, rèn luyện NVSP phấn đấu trở thành những giảng viên, chuyên gia tâm lý học thực hành. Mục tiêu là tốt nghiệp loại khá trở lên và hướng tới loại giỏi, trở thành chuyên gia nhà tâm lý học trong tương lai là cao nhất nhất chiếm 44% .Và cũng có một tỷ lệ nhỏ sinh viên chưa có dự định, kế hoạch cụ thể trong quá trình học để hồn thiện chương trình cử nhân. Điều này đặt ra những vấn đề trong công tác định hướng, giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên, thay đổi động cơ của sinh viên đối với nghề.

- Kỳ vọng cơng việc sau khi ra trường và kế hoạch tìm kiếm công việc sau khi ra trường:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp đều muốn gắn bó với nghề làm những cơng việc có liên quan như giảng dạy tại các trường, giảng dạy kĩ năng sống, GTS; làm nhà tâm lý trị liệu, muốn học lên cao hơn trong đó: Giảng dạy kĩ năng sống, giá trị sống 57%, chuyên gia TLHĐ trong NTPT 46%,… điều này phù hợp với thực tế đặt ra đối với ngành tâm lý nhưng cũng khơng phải là khơng có sinh viên có những kế hoạch khác như: làm bất kể việc việc gì miễn sao có việc, hay học một ngành nghề khác để tìm kiếm việc làm.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng mà chúng tơi tìm hiểu về ĐHSP của sinh viên khoa tâm lý giáo dục. Tơi có một số kiến nghị đối với nhà trường nói

chung cũng như sinh viên ngành sư phạm TLGD nói riêng trong cơng tác hướng nghiệp định hướng nghề sư phạm cho sinh viên.

Từ phía nhà trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu phổ biến ngành nghề cho sinh viên như: đẩy mạnh việc giới thiệu về các ngành lĩnh vực, trong trường, đặc điểm của từng ngành nghề, đầu ra,… để sinh viên có định hướng rõ ràng.

- Có kế hoạch tăng cường cho sinh viên đi thực tế, thực tập tại các trường phổ thông, tạo cơ hội để họ được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập giảng dạy.

- Đẩy mạnh các hoạt động về nghề nghiệp khuyến khích sinh viên tham gia như: rèn luyện NVSP, NCKH,…

- Các tổ chức Đoàn, Hội tổ chức những hoạt động đa dạng vào thời gian đầu sinh viên mới nhập học: giao lưu, tọa đàm về PPHT… để sinh viên nhanh chóng làm quen với mơi trường học tập, mơi trường sống mới. Giúp các em hiểu biết hơn về nhà trường, khoa: chương trình, mục tiêu đào tạo, đội ngũ giáo viên, truyền thống nhà trường các quy định. Qua đó củng cố lịng tin cho các em về sự lựa chọn ngành nghề mình đang theo học phát huy, phấn đấu hết mình trong quá trình học tập.

- Có những buổi sinh hoạt ngoại khóa nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa sinh viên và giảng viên về PPHT và giảng dạy,… giúp cho sinh viên hiểu biết sâu sắc, thay đổi nhận thức qua đó yêu nghề hơn gắn bó với nghề hơn, có kế hoạch cụ thể để chiếm lĩnh nghề nghiệp ngay trong quá trình học.

* Đối với giảng viên

- Đổi mới và sử dụng các phương pháp dạy học một cách đa dạng và hiệu quả gây hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập. Kết hợp chặt chẽ giữa việc truyền đạt tri thức và rèn luyện kĩ năng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.

- Những giảng viên cần có cái tâm, sự tâm huyết đối với nghề, tích cực năng động trong việc giảng dạy truyền cảm hứng cho học sinh.tránh gây căng

thẳng, áp lực cho sinh viên. Thơng qua giáo viên mà hình thành lịng yêu nghề cho sinh viên.

- Giảng viên khơng ngừng rèn luyện, hồn thiện năng lực, phẩm chất của bản thân là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

Đối với sinh viên

- Khi đã lựa chọn nghề sư phạm hay nghề sư phạmTLGD cần tích cực, chủ động, không ngừng trau dồi kiến thức liên quan đến ngành nghề. Bày tỏ sự đam mê, hứng thú với việc học tập. Có thái độ, tích cực trong q trình học tập tại khoa.

- Tích cực tham gia rèn luyện NVSP, NCKH của trường, khoa, lớp. Chủ động tích cực trong các đợt thực tập, kiến tập, tích lũy kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất hoàn thiện nhân cách bản thân trong quá trình học tập.

- Đặt ra cho mình những mục tiêu, kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực khẳng định bản thân ngay từ khi cịn đang học.

- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp khoa để yên mến nghề hơn nhằm đổi nhận thức về nghề.

Đó là những kiến nghị và một số biện pháp đề xuất mà tôi đưa ra với hi vọng giúp sinh viên có những định hướng đúng đắn trong quá trình học tập đảm bảo sinh viên được phát huy mọi năng lực, hoàn thiện nhân cách của bản thân ngay từ khi còn đang học nhằm chiếm lĩnh nghề nghiệp mang lại giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w