Loại, mức độ định hướng sư phạm của sinh viên 1.Loại định hướng

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 33 - 34)

1.4.4.1. Loại định hướng

Có nhiều cách phân loại định hướng sư phạm khác nhau. Trong nghiên

cứu của mình về định hướng nghề sư phạm chúng tơi phân chia thành 3 loại định hướng sư phạm cơ bản:

* Định hướng môn học

Định hướng sư phạm theo môn học là định hướng sư phạm được thúc đẩy bởi hệ động cơ, trong đó những động cơ hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu được tiếp tục học tập và nghiên cứu những mơn học u thích đóng vai trị quan trọng. Đây có thể là các mơn khoa học cơ bản mà sinh viên đã được theo học từ trong trường phổ thơng, ví dụ như Văn, Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.v..v..., hoặc các khoa học chuyên ngành, có liên quan cụ thể đến nghiệp vụ sư phạm và ngành tâm lý, giáo dục mà sinh viên đang theo học.

* Định hướng sư phạm cá nhân

Là loại định hướng sư phạm được thúc đẩy bởi những động cơ bên trong, xuất phát từ chính nhu cầu tự thân của sinh viên đối với nghề. Đây thường là những động cơ xuất phát từ hứng thú, khát vọng, mong muốn của sinh viên được làm việc, tiếp xúc với trẻ em và mang lại những hiểu biết cho thế hệ trẻ, chẳng hạn như: đam mê, u thích cơng việc truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ; nhận thức được khả năng sư phạm của bản thân trong mối quan hệ với nghề; lòng yêu nghề, mến trẻ và mong muốn được làm việc, tiếp xúc với trẻ em, thanh thiếu niên…

Đây thường là những động cơ nội tại, quan trọng, tạo thành xu hướng ổn định, vững chắc, định hướng hoạt động của cá nhân và tính tích cực của họ trong việc chiếm lĩnh và hành nghề sư phạm. Chính vì xuất phát từ những

động cơ tự thân, từ hứng thú và đam mê cá nhân nên định hướng sư phạm cá nhân thường ổn định, tạo nên những động lực mạnh, ổn định lâu dài khuyến khích cá nhân vươn lên trên mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập để hồn thiện bản thân và đạt được khát vọng của mình. Định hướng cá nhân là điều mà tất cả các sinh viên phải có mới đảm bảo q trình học tập định hướng nghề nghiệp được đúng đắn và tích cực tạo nên hiệu quả, chất lượng trong học tập.

* Định hướng sư phạm theo tình huống

Định hướng tình huống nảy sinh do những nhu cầu đặt ra trong những trường hợp cụ thể thơi thúc cá nhân lựa chọn nghề vì một lý do nào đó, nảy sinh do hồn cảnh tác động. Những tình huống cụ thể thường định hướng học sinh lựa chọn ngành sư phạm là khơng phải đóng học phí; ra trường có thể kiếm được cơng việc ổn định; nghề sư phạm khơng vất vả, có nhiều thời gian rảnh rỗi; chọn nghề sư phạm vì khơng cịn chọn nào khác hoặc chọn nghề sư phạm theo sự sắp đặt của cha mẹ…

Chính vì được thúc đẩy bởi những động cơ này nên định hướng sư phạm tình huống thường khơng tạo ra động lực lớn cho cá nhân trong quá trình học tập. Nếu như trong quá trình học tập sinh viên vẫn tiếp tục duy trì định hướng này thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động học tập, có thể ảnh hưởng đến ý chi nỗ lực và tính tích cực học tập chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng nghề trong quá trình học tập.

Vì vậy, có thể nói rằng, nhiệm vụ của giáo dục đại học trong trường sư phạm không chỉ là giáo dục nghề nghiệp, mà nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giáo dục động cơ cho học sinh, hình thành ở sinh viên những định hướng cá nhân ổn định, vững chắc.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w