.2Thực trạng hiệu quả hoạt động mơi giới chứng khốn của DSC

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán dsc (Trang 58)

Dựa trên những thực trạng về hoạt động môi giới tại CTCP chứng khốn DSC những năm qua, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động mơi giới của công ty thông qua các chỉ tiêu được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 10: Hiệu quả hoạt động môi giới của DSC những năm qua

Chỉ tiêu 2019 2020 2021

Tốc độ tăng doanh thu môi giới

50.39 -12.48

Tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới trên tổng doanh thu HĐKD

31.4 36.1 44.3

Tốc độ tăng chi phí mơi giới 66.91 -11.71

Tỷ suất chi phí mơi giới trên doanh thu hoạt động môi giới

15 16.95 16.96

Tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động môi giới

46.95 12.48

Tỷ trọng lợi nhuận môi giới trên tổng lợi nhuận HĐKD

36.94 43.72 59.23

Tốc độ tăng doanh thu môi giới trên tốc độ tăng chi phí mơi giới

2.3.2.1 Tỷ trọng doanh thu môi giới

Bảng 11: Tỷ trọng doanh thu môi giới các công ty

Năm 2020 2021

DSC 50.39 -12.48

SSI 137.63 -12.47

SHS 279.9 21.25

Tốc độ tăng doanh thu mơi giới của DSC có sự thay đổi đáng kể trong những năm qua. Trong năm 2020, doanh thu môi giới tăng tới 50.30% so với năm 2019, tuy con số này khá lớn nhưng trong năm này SSI và SHS còn tăng lần lượt 137.63%, 279.9% gấp tới vài lần DSC

2.3.2.2 Tỷ trọng chi phí trên doanh thu mơi giới

Bảng 12: Tỷ lệ chi phí mơi giới trên doanh thu mơi giới các công ty

Năm 2019 2020 2021

DSC 15 16.95 19.96

SSI 25.91 23.32 28.05

SHS 21 20.15 20.5

Tỷ lệ phí của DSC được duy trì ở mức thấp hơn so với SSI và SHS ở mức trung bình 3 năm là 16% thấp hơn khá nhiều so với SSI và SHS

Các chỉ tiêu trên cho thấy công tác quản lý chi phí hoạt động môi giới của cơng ty cịn chưa hiệu quả, nhưng đang dần được cải thiện tránh tình trạng chi phí mơi giới đang ngày càng tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu mơi giới, từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận môi giới mà công ty thu được.

2.3.2.4 Tỷ suất lợi nhuận môi giới trên doanh thu môi giới

Bảng 13: Tỷ suất lợi nhuận môi giới trên doanh thu môi giới các công ty

Năm 2013 2014 2015

DSC 36.94 43.72 59.23

SSI 31.19 29.3 20.61

SHS 28.15 237 505

Xét về tỷ trọng lợi nhuận của hoạt động môi giới trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của 3 công ty trong 3 năm qua thì có thể nhận thấy, hoạt động mơi giới ln đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của cơng ty, tuy nhiên tỷ trọng này khác biệt khá lớn ở mỗi công ty. Ở SSI cho thấy doanh thu hoạt động mơi giới chưa phải doanh thu chính và đang có xu hướng giảm dần. Cịn DSC và SHS tỷ trọng này đang không ngừng tăng tuy nhiên DSC tỷ trọng tăng rất ổn định, SHS thì thể hiện lợi nhuận mơi giới đang là thu nhập chính, nó cịn giúp SHS trang trải chi phí kinh doanh và thua lỗ của mình

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MƠI GIỚI CHỨNG KHỐN TẠI CTCP CHỨNG KHỐN DSC GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN DSC

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, hoạt động môi giới tại DSC đã đạt được những thành quả đáng kể góp phần làm tăng doanh thu khẳng định vị thế công ty trong ngành. Cụ thể các kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, về thị phần môi giới

DSC đang dần chiếm được thị phần môi giới chỉ sau các công ty lớn như: SSI, MSB, VND,.. Năm 2021 đánh dấu một năm bước ngoặt mới cho hoạt động kinh doanh môi giới của chứng khốn DSC sau khi DSC thực hiện thành cơng hoạt động tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ.

Bên cạnh việc tăng trưởng nhanh chóng về doanh thu mơi giới và thị phần thì doanh thu cho vay margin cũng tăng trưởng rất mạnh mẽ tạo ra nguồn thu chính cho cơng ty.

Cùng với việc đầu tư mạnh cho cơng nghệ thì năm 2022 được dự báo sẽ là năm Cơng ty DSC bứt phá mạnh mẽ và lọt vào Top 30 về thị phần các cơng ty chứng khốn hàng đầu Việt Nam.

Thứ hai, về doanh thu và lợi nhuận hoạt động môi giới

Doanh thu và lợi nhuận mơi giới chứng khốn của DSC những năm gần đây đạt kết quả khá ổn định trên thị trường. Trong 3 năm 2019, 2020, 2021 DSC vẫn duy trì được doanh thu và lợi nhuận môi giới ở mức ổn định so với toàn ngành. Đặc biệt năm 2021, DSC đã có sự tăng trưởng hết sức ấn tượng. Doanh thu đạt 7,703,012,943 triệu đồng (tăng 131.09%) so với năm 2020. Lợi nhuận môi giới đạt - 842,673,630 (giảm 308.24%) so với năm 2020.

Thứ ba, về uy tín và thương hiệu của cơng ty

DSC hiện đang là một cơng ty chứng khốn có chỗ đứng trên thị trường chứng khốn Việt Nam. DSC đang khơng ngừng nỗ lực đem đến cho khách hàng dịch vụ tiện lợi, nâng cao chất lượng và uy tín trong ngành.

Thứ tư, về chất lượng sản phẩm dịch vụ

DSC cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng những nhu cầu khác của khách hàng. Dịch vụ trực tuyến của DSC với các tiêu chí đặt ra như tốc độ nhanh, giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng đã thu hút được sự quan tâm các nhà đầu tư thuộc phân khúc khách hàng năng động. Bên cạnh sản phẩm giao dịch trực tuyến đặt lệnh vào hệ thống giao dịch thông qua việc sử dụng các phầm mềm tiên tiến, DSC tiếp tục cung cấp đến khách hàng sản phẩm giao dịch trực tuyến đặt lệnh thông qua trang Web của DSC với nhiều tiện ích nổi bật và khơng giới hạn số lượng khách hàng. Dịch vụ chứng khoán trực tuyến là phương thức giao dịch chủ động, an toàn và bảo mật mà DSC cung cấp để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin, quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch mua/bán chứng khốn. Nhà đầu tư có thể sử dụng

các thiết bị như máy tính, điện thoại, điện thoại di động để sử dụng các dịch vụ này. Bên cạnh đó, khi thực hiện các giao dịch chứng khoán qua kênh giao dịch trực tuyến khách hàng được hưởng mức phí ưu đãi hơn so với mức phí giao dịch tại sàn. Với các tính năng hiện đại, dịch vụ đã thực sự làm hài lòng khách hàng sử dụng bởi sự đa dạng về hình thức sử dụng như đặt lệnh, chuyển tiền, đăng ký nhận bản tin, sao kê tài khoản giao dịch chứng khốn.

Ngồi ra, DSC là cơng ty chứng khốn đáp ứng tốt các yêu cầu trong công tác tách bạch trong quản lý tài khoản chứng khoán và tài khoản tiền của khách hàng, đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng.

Với hệ thống giao dịch luôn được vận hành an tồn, đồng thời kiểm sốt chặt chẽ rủi ro, chất lượng báo cáo nghiên cứu và phân tích cũng khơng ngừng được hồn thiện và nâng cao. Mức độ cạnh tranh về thị phần môi giới của các thành viên tham gia thị trường rất quyết liệt và một số cơng ty chứng khốn phải thu hẹp hoạt động và rời bỏ thị trường.

Với kinh nghiệm và sự nhạy bén, DSC đã thực hiện nhiều biện pháp, chính sách đa dạng, phù hợp với từng thời điểm và nhu cầu của thị trường, nhằm củng cố và gia tăng thị phần.

Thứ năm, về hệ thống hạ tầng, cơ sở kỹ thuật

Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng cơng nghệ thông tin được công ty chú trọng quan tâm và dành một phần vốn khá lớn để đầu tư hiện đại hóa, nâng cấp hệ thống, quy trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động môi giới vận hành an tồn, hiệu quả, nâng cao tính chun nghiệp của quy trình nghiệp vụ mơi giới của DSC nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng, đem lại sự hài lòng cao nhất cho mỗi khách hàng của công ty.

Thứ sáu, về hệ thống nhân sự

Đội ngũ nhân viên môi giới chuyên nghiệp, trẻ, năng động, có kinh nghiệm, trình độ chun mơn tốt được đào tạo bài bản từ nước ngồi ln hỗ trợ và tư vấn khách hàng.

Hoạt động môi giới của công ty vẫn đạt được kết quả khả quan chứng tỏ các biện pháp mà công ty thực hiện để duy trì và phát triển hoạt động môi giới phát huy được hiệu quả. Đồng thời cũng thể hiện thực lực, khả năng tồn tại, vượt qua khó khăn, thử thách, khơng ngừng vươn lên của công ty cũng như đội ngũ nhân sự.

2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 2.4.2.1 Những tồn tại 2.4.2.1 Những tồn tại

Thứ nhất, Thị phần môi giới của DSC đang ở mức thấp hơn so với thị phần của các công ty lớn như: VND,SSI,VPS,..

Thứ hai, hoạt động môi giới chủ yếu tập trung vào mảng khách hàng cá

nhân, số lượng khách hàng tổ chức chưa nhiều

Thứ ba, vấn đề bảo mật thông tin cần được nâng cấp 2.4.2.2 Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường cho sự phát triển của TTCK chưa hồn thiện cịn nhiều bất cập. TTCK Việt Nam mới hình thành cịn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Tuy rằng UBCKNN và Bộ tài chính đã có nhiều cố gắng để hồn thiện mơi trường pháp lý, xây dựng các bộ pháp luật, nghị định, thông tư để điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên tất cả các nỗ lực trên khơng thể hồn thiện TTCK trong chốc lát. Hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều yếu tố chồng chéo, quy trình, thủ tục rườm rà, phức tạp; nhiều yếu tố khơng đồng bộ và cịn nhiều kẽ hở trong pháp luật nên dễ dẫn tới tình trạng lách luật nhằm mục đích cá nhân. Sự phát triển của TTCK Việt Nam chưa thể đáp ứng hết các đòi hỏi của khách hàng, chưa bắt kịp với sự phát triển của TTCK thế giới. Sự bất cập ở mơi trường pháp lý đã ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển của TTCK.

- Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít nhà đầu tư chuyên nghiệp. TTCK Việt Nam còn rất non trẻ nên tham gia trên TTCk Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân. Các nhà đầu tư là các

ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các TTCk chiếm tỷ trọng rất ít. Các nhà đầu tư cá nhân thường dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, kiến thức về chứng khốn nói riêng và kinh tế nói chung là rất hạn chế. Do kiến thức về chứng khốn nói riêng và kinh tế nói chung là rất hạn chế. Do vậy cũng ảnh hưởng tới việc phát huy những năng lực cạnh tranh của CTCK.

- Quy mơ TTCk cịn nhỏ bé, không ổn định so với tiềm năng và các nước trong khu vực. TTCK Việt Nam Việt Nam còn nhiều biến động sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các CTCk.

* Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ cán bộ quản lý và nhân viên cịn hạn chế: tuy cơng ty ln chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu nhân sự của công ty.

- Trong giai đoạn TTCK đang nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch COVID trong các năm vừa qua làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK. Các chính sách của DSC thiếu hiệu quả, sự cơ cấu còn chậm trễ, chưa nắm bắt được cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy kết quả kinh doanh của DSC qua các năm có phần ảnh hưởng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MƠI GIỚI CHỨNG KHỐN TẠI CTCP CHỨNG KHOÁN DSC

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẾN NĂM 2025 KHOÁN ĐẾN NĂM 2025

Sau gần hai thập kỷ xây dựng và phát triển, TTCK ngày càng nâng cấp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Trong năm 2018, nhà đầu tư nước ngồi tiếp tục mua rịng trên TTCK Việt Nam. Giá trị mua ròng trên thị trường cổ phiếu đạt mức lớn nhất từ trước đến nay với nhiều phiên mua rịng có giá trị cao đột biến hơn 100 triệu USD. Tính chung cả năm, nhà đầu tư nước ngồi mua ròng khoảng 43.900 tỉ đồng trên thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tập trung vào các giao dịch thỏa thuận lớn như Vinhomes, Techcombank, Novaland...

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, những kế hoạch cụ thể được hoạch định cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2018 – 2025 như sau:

Một là, Tăng quy mơ, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khốn. Trong đó: phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế; Chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phịng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.

Hai là, tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán trên cơ sở tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin. Từng bước hiện đại hóa các Sở giao dịch chứng khốn với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thơng tin hiện đại và có khả năng kết nối với các Sở giao dịch chứng khoán quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc thị trường chứng khốn Việt Nam phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trị của 2 Sở giao dịch chứng khoán đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn. Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với trung tâm lưu ký chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng cơng nghệ thơng tin tại các Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khốn, cũng như các cơng ty chứng khốn và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an tồn.

Ba là, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các cơng ty chứng khốn, từng bước tăng quy mơ, tiềm lực tài chính của cơng ty chứng khốn, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngồi phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.

Bốn là, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và

Một phần của tài liệu Chuyên ngành đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán dsc (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)