Quy trình đánhgiá dựa trên năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương hạt nhân nguyên tử vật lí 12 trung học phổ thông (Trang 29 - 81)

1.3.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Để tổ chức ĐG theo định hƣớng phát triển năng lực, có thể phân chia các phƣơng pháp ĐG thành 3 nhóm chính:

- Các phương pháp đánh giá về năng lực nhận thức (liên quan đến kiến thức và kĩ năng) bao gồm:

* ĐG sử dụng các câu hỏi nhiều lựa chọn: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều

Xác định rõ mục đích đánh giá Xác định bằng chứng cần thiết Phát triển phương pháp đánh giá thích hợp Giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét

Ghi lại quy trình đánh giá và thông tin

Báo cáo cho các bên liên quan

phần trả lời (gồm các phƣơng án để lựa chọn). Thông thƣờng, kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn phổ biến nhất là trong các phƣơng án lựa chọn, chỉ có một phƣơng án đúng, những phƣơng án cịn lại gọi là phƣơng án nhiễu.

* ĐG thơng qua các báo cáo: Cùng là kiểu ĐG dạng viết nhƣng báo

cáo là hình thức u cầu HS viết lại thơng tin, hay trình bày giải pháp giải quyết một vấn đề đƣợc nêu ra về quá trình thực hiện nhiệm vụ theo một hình thức đƣợc quy định thống nhất.

* ĐG thông qua dự án: Đây là một phƣơng pháp nhằm ĐG khả năng

liên kết, hệ thống các kiến thức, kĩ năng và chuyển hóa các kĩ năng đƣợc học và áp dụng vào giải quyết các nhiệm vụ. Để hoàn thành 1 dự án thƣờng cần tới một thời gian tƣơng đối dài, và nên đƣợc triển khai theo nhóm, vì vậy số lƣợng dự án có thể triển khai trong một học kì/1năm học là khơng nhiều. Khi hồn thành dự án, HS có thể trình bày sản phẩm dƣới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn nhƣ 1 báo cáo, 1 hồ sơ học tập hoặc 1 bài trình bày, diễn thuyết,…

* ĐG sử dụng các câu hỏi trả lời ngắn: Câu trả lời ngắn yêu cầu HS

trình bày sự hiểu biết của mình bằng cách viết ra câu trả lời, nhƣng là các câu trả lời tƣơng đối ngắn (thƣờng gồm 1 từ, 1 cụm từ hoặc 1-2 câu ngắn).

* ĐG thông qua hồ sơ học tập: Đây là bản thu thập các minh chứng về

quá trình học tập của HS để chứng tỏ có hay khơng có NL nào đó một cách có chủ đích và ý nghĩa. Hồ sơ học tập cũng cho thấy sự tiến bộ trong các hoạt động trên lớp bao gồm cả việc tham gia vào các cuộc thảo luận, các sự kiện, các hoạt động và các nhiệm vụ kiểu dự án. Các minh chứng thu thập cần có tính hệ thống, có tổ chức và có tính phát triển, cập nhật những gì HS đã trải qua trong q trình học tập. Thơng tin thu đƣợc có thể sử dụng để đo lƣờng, điều khiển sự tiến bộ HS và đƣa ra những gợi ý, định hƣớng cho sự cải tiến hoạt động học tập.

* ĐG bằng vấn đáp: Là một hình thức đánh giá cho phép HS thể hiện

quá trình đƣa ra câu trả lời (ngữ điệu, biểu cảm, mức độ tự tin, …). GV cần chuẩn bị các câu hỏi mang định hƣớng phát triển NL tƣ duy của HS. Để thu hút mọi HS tham gia vào hệ thống câu hỏi KTĐG trong lớp học, GV cần tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Yêu cầu HS trao đổi những suy nghĩ của mình về một câu hỏi hay một chủ đề theo nhóm sau đó đại diện các nhóm sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình trƣớc lớp.

+ Trình bày nhiều câu trả lời cho một câu hỏi và yêu cầu HS lựa chọn + Yêu cầu HS viết ra câu trả lời, sau đó đọc to câu trả lời đƣợc lựa chọn.

+ Cho HS viết ra những hiểu biết về nội dung bài học trƣớc và sau khi dạy.

+ u cầu HS viết tóm tắt ý chính mà họ vừa thu đƣợc từ bài giảng, cuộc thảo luận hay bài tập đƣợc giao.

+ Cho HS làm một một số bài tập hay câu trả lời sau khi GV hƣớng dẫn xong bài học.

- Các phương pháp đánh giá năng lực thực hiện: + ĐG thực:

Đánh giá xác thực: là một trong các hình thức đánh giá đƣợc sử dụng trong qua quá trình dạy học, mục tiêu ĐGXT hƣớng tới đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của ngƣời học trong bối cảnh thực của cuộc sống.

Theo Jon Mueller [22]: "Đánh giá xác thực là một hình thức đánh giá

trong đó người học được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ thực diễn ra trong cuộc sống, địi hỏi phải vận dụng một cách có ý nghĩa những kiến thức, kĩ năng thiết yếu".

Theo Nguyễn Công Khanh [19]: "Đánh giá xác thực (hay còn gọi là

đánh giá thực hoặc đánh giá qua thực tiễn, đánh giá năng lực thực hành) là loại hình đánh giá trực tiếp khả năng thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn của

thực hiện với mục đích kiểm tra các năng lực cần có trong cuộc sống hàng ngày và được thực hiện trong bối cảnh thực tế". Đây là phƣơng pháp tối ƣu để

thu thập các thơng tin có độ tin cậy và những minh chứng có tính xác thực về NL thực tế của HS.

+ Đóng vai, mơ phỏng: Là một phƣơng pháp ĐG khác có thể sử dụng

để ĐG năng lực thực hiện. Phƣơng pháp này có thể đƣợc coi nhƣ một kịch bản đƣợc xây dựng để trên cơ sở đó thu thập những minh chứng NL thực hiện của HS. So với ĐG truyền thống việc chọn hoặc viết một câu trả lời đúng chƣa đủ ĐG NL của HS có thể thực hiện đƣợc ngồi nhà trƣờng. Nhƣ vậy, đóng vai và mơ phỏng có thể giúp tăng số lần HS phải trong trình bày một kĩ năng trong một thời gian quy định giúp ĐG đƣợc NL của HS một cách chính xác và cơng bằng hơn.

- Phương pháp đánh giá thái độ bằng quan sát: Phƣơng pháp này sử dụng để ĐG hành vi của HS, ghi chép lại các quan sát càng nhiều càng tốt. bất cứ điều gì GV cho là hữu ích, quan trọng hoặc thậm chí bất thƣờng ở HS. Trên cơ sở các thông tin ghi nhận đƣợc, GV sẽ phân tích, lí giải và kết luận về thái độ của HS. Quan sát không thể tùy tiện mà cần thực hiện có cấu trúc, phải xác định rõ tại sao phải quan sát, những gì mong muốn đƣợc nhìn thấy và cách ghi chép, lƣu giữ lại những thơng tin quan sát đƣợc. Có các kĩ thuật quan sát nhƣ sau:

+ Sử dụng bảng quan sát: Bảng quan sát là công cụ thu thập thông tin

về đối tƣợng quan sát bằng cách tri giác trực tiếp đối tƣợng về các tiêu chí định sẵn. Các tiêu chí quan sát là là các hành vi tham gia vào quá trình học tập của HS: Chuẩn bị bài ở nhà, tham gia phát biểu xây dựng bài...Bảng quan sát đƣợc GV trực tiếp quan sát, ghi chép lại các hành vi, thái độ của các thành viên trong nhóm. Những thông tin phản hồi này cho thấy mức độ tiến triển hoặc những biểu hiện sai lệch về thái độ của HS. Qua đó GV có các biện pháp tác động điều khiển HS tích cực hơn và thơng báo thƣờng xuyên để họ tự điều chỉnh thái độ học tập.

1.4. Thực trạng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí ở trƣờng trung học phổ thơng dạy học Vật lí ở trƣờng trung học phổ thơng

Để tìm hiểu thực trạng khách quan về ĐG NL GQVĐ của HS hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát các GV làm công tác giảng dạy Vật lí tại các trƣờng THPT trên địa bàn thành Nam Định thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp theo mẫu (Phụ lục)

1.4.1. Mục đích, phương thức khảo sát

1.4.1.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng, nhận thức của GV và HS về ĐG năng lực GQVĐ của học sinh ở một số trƣờng THPT đóng trên địa bàn thành phố Nam Định, để phát hiện phát hiện những hạn chế và sự cần thiết của ĐG NL GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí hiện nay; từ đó phát hiện những điểm chƣa phù hợp, hạn chế của GV và HS khi tiến hành ĐG NL GQVĐ của HS; Tiến hành tìm hiểu ngun nhân làm cơ sở xây dựng cơng cụ đánh giá NL GQVĐ của HS.

1.4.1.2. Phương thức khảo sát

- Điều tra GV (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tham khảo bài kiểm tra thƣờng xuyên, bài kiểm tra định kỳ, dự giờ kiểm tra) Phụ lục 1;

- Điều tra HS (Thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, thông qua bài kiểm tra, quan sát giờ kiểm tra) Phụ lục 2;

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, tổ trƣởng chuyên môn.

1.4.2. Đối tượng và thời gian khảo sát

- Đối tượng: Chúng tôi tiến hành khảo sát 15 cán bộ quản lý và GV của

ba trƣờng THPT Trần Hƣng Đạo, THPT Nguyễn Huệ, THPT Nguyễn Khuyến và 83 HS của trƣờng THPT Nguyễn Khuyến đều đóng trên địa bàn thành phố Nam Định.

- Thời gian khảo sát: Tháng 9 năm 2017.

1.4.3. Kết quả khảo sát

a) Sau khi điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp chúng tơi thấy có 13/15 cán bộ quản lý đều nhất trí tầm quan trọng của ĐG NL GQVĐ của HS và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đánh giá HS dựa trên năng lực. Về phía nhà trƣờng đã có các hoạt động thúc đẩy HS thể hiện năng lực bản thân thông qua các cuộc thi nhƣ: Cuộc thi ý tƣởng khoa học kỹ thuật; cuộc thi sáng tạo và cải tiến khoa học kỹ thuật; cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; cuộc thi ý tƣởng quảng bá đất nƣớc con ngƣời Việt Nam với thế giới;... Tuy nhiên theo các nhà quản lý này thì các hoạt động này cịn chƣa thƣờng xun, nguồn tài liệu về hƣớng dẫn về ĐG NL GQVĐ của HS còn hạn hẹp, đối với GV cứng tuổi ngại đổi mới, ở các các lớp học ban Khoa học xã hội thì cịn tình trạng chạy chƣơng trình cho xong ít đổi mới.

b) Mức độ quan trọng của việc ĐG năng lực GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí. Với các mức độ thể hiện khác nhau, cụ thể là:

- Có 4/15 tỷ lệ 26,67% ý kiến cho rằng: Rất quan trọng, - Có 8/15 tỷ lệ 53,33% ý kiến cho rằng: Quan trọng, - Có 3/15 tỷ lệ 20,00% ý kiến cho rằng: Ít quan trọng, - Có 0/15 tỷ lệ 0% ý kiến cho rằng: Không cần thiết. c) Ý về việc giáo viên thực hiện đánh giá NL GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí.

- Có 5/15 tỷ lệ 33,3 % ý kiến cho rằng: Thƣờng xuyên, - Có 7/15 tỷ lệ 46,7% ý kiến cho rằng: Thỉnh thoảng, - Có 3/15 tỷ lệ 20% ý kiến cho rằng: Không thực hiện.

d) Ý kiến của GV về việc tổ chức ĐG NL GQVĐ của HS trong q trình dạy học Vật lí và hình thức đánh giá:

Bảng 1.2. Kết quả lấy ý kiến về việc GV sử dụng các hình thức tổ chức ĐG NL GQVĐ của HS TT Hình thức Khơng bao giờ (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xuyên (%)

1 Thông qua các bài kiểm tra 0 20 80

2 Thông qua các sản phẩm học

tập của HS 20 20 60

3 Thông qua dự án học tập 6,7 33,3 60

4 Thông qua quan sát 100 0 0

Sử dụng công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí.

- Có 15/15 tỷ lệ 100% ý kiến cho rằng:Đã sử dụng công cụ là đề kiểm tra,

- Có 15/15 tỷ lệ 100% ý kiến cho rằng:Đã sử dụng công cụ là câu hỏi, bài tập tại lớp học,

- Có 12/15 tỷ lệ 80% cho rằng: Đã sử dụng công cụ là bài tập về nhà, - Có 2/15 tỷ lệ 13,35 ý kiến cho rằng: Đã sử dụng các vấn đề để các nhóm HS giải quyết,

- Công cụ khác: Không.

e) Mức độ quan trọng của mục tiêu, mục đích của việc đánh của việc ĐG NL GQVĐ của HS, kết quả của khảo sát đƣợc thống kê theo bảng:

Bảng 1.3 . Mức độ quan trọng của mục tiêu ĐG NL GQVĐ của HS trong dạy học Vật lí TT Mức đích, mục tiêu Mức quan trọng (Tỷ lệ %) Khơng quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 1 GV nhận biết đƣợc NL của HS từ đó điều chỉnh cách dạy học phù hợp 0 % 20% 60% 20% 2 HS nhận biết đƣợc NL của bản thân, từ đó điều chỉnh đƣợc cách học tập hiệu quả 0 % 26,7% 53,3% 20%

3 Tham gia vào kết quả học

tập mơn Vật lí của HS 0 % 20% 80% 0%

4 Tham gia xếp loại học lực

của HS 0 % 60% 33,3% 6,7% 5 Phản hồi cho BGH nhà trƣờng để đƣợc tạo điều kiện dạy học 0 % 20% 13,3% 66,7% 6

Xây dựng kế hoạch dạy học, bổ sung tài liệu, sách báo ...

0 % 6,7% 60% 33,3%

g) Giáo viên sử dụng thông tin thu đƣợc từ quan sát để ĐG NL GQVĐ của HS

- Có 1/15 tỷ lệ6,7% ý kiến cho rằng: Thƣờng xuyên,

- Có 5/15 tỷ lệ 33,3% ý kiến cho rằng: Khơng thƣờng xuyên,

- Có 14/15 tỷ lệ 93,3% ý kiến cho rằng: ĐG NL GQVĐ của HS thơng qua điểm số từ q trình học tập.

1.4.3.2. Đối với học sinh

a) Về việc nghe thầy (cơ) hay một ngƣời nào đó định nghĩa, phân tích khái niệm hay đã đọc đƣợc khái niệm về NL GQVĐ

- Có 7/83 tỷ lệ 8,4%ý kiến cho rằng: Có

- Có 76/83 tỷ lệ 91,6% ý kiến cho rằng: Không.

b) Về việc HS hiểu nhƣ thế nào là đánh giá NL GQVĐ trong dạy học Vật lí

- Có 10/83 tỷ lệ 12,0% ý kiến cho rằng: Đánh giá năng giải bài tập Vật lí của HS,

- Có 8/83 tỷ lệ 9,6% ý kiến cho rằng: Đánh giá NL học Vật lí của HS, - Có 57/83 tỷ lệ 68,7% ý kiến cho rằng: Đánh giá kết quả HT mơn Vật lí của HS,

- Có 8/83 tỷ lệ 9,6% ý kiến cho rằng: Khơng có ý kiến hoặc không hiểu.

c) Về cơng cụ để GV dạy Vật lí đã dùng để đánh giá NL GQVĐ của HS

- Có 83/83 tỷ lệ 100% ý kiến cho rằng: Đề kiểm tra tự luận, - Có 83/83 tỷ lệ 100% ý kiến cho rằng: Kiểm tra vấn đáp, - Có 83/83 tỷ lệ 100% ý kiến cho rằng: Vở bài tập,

- Có 11/83 tỷ lệ 13,3% ý kiến cho rằng: Phiếu học tập, - Có 10/83 tỷ lệ 12,0% ý kiến cho rằng: Phiếu quan sát. d) Về việc GV tổ chức kiểm tra, ĐG kết quả học tập

Bảng 1.4 . Kết quả lấy ý kiến của HS về việc GV tổ chức kiểm tra, ĐG kết quả học tập TT Hình thức Khơng bao giờ (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xuyên (%) 1

Bài kiểm tra tự luận (Theo hình thức giải các bài tập tự luận)

0 30,1 69,9

2 Bài kiểm tra trắc nghiệm

khách quan 0 14,5 85,5

3 Bài kiểm tra vấn đáp 0 12,0 88,0

4

Bài kiểm tra dƣới dạng một sản phẩm giao về nhà, hoặc làm tại lớp học

63,8 26,6 9,6

5 Bài kiểm tra thông qua dự án,

bài báo, ấn phẩm, poster .. 71,1 28,9 0

Từ sự phân tích lí luận và thực tiễn trên cho thấy, việc nhận thức và hoạt động đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí ở THPT cịn mang tính hình thức, phiến diện. Cách đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay mà GV vẫn làm phổ biến là dùng phƣơng pháp ĐG kết quả học tập HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chủ yếu dựa vào điểm số qua các bài kiểm tra bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan sau mỗi bài học, mỗi chƣơng, mỗi phần hoặc theo kế hoạch kiểm tra của trƣờng. Các phƣơng pháp ĐG khác ít đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học Vật lí. Đa phần GV cũng chƣa quan tâm đến nhận xét về NL của HS mà chủ yếu cho điểm và nhận xét về học lực và thái độ của HS.

Nhƣ vậy, nghiên cứu của đề tài góp phần từng bƣớc chuyển từ đánh giá dựa trên nội dung kiến thức kĩ năng sang đánh giá kết hợp dựa trên nội dung kiến thức, kĩ năng và dựa trên sự hình thành, phát triển năng lực học sinh trong dạy học Vật lí ở trƣờng THPT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương hạt nhân nguyên tử vật lí 12 trung học phổ thông (Trang 29 - 81)