2.3. Thực trạng những bất cập, vƣớng mắc trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt
2.3.1. Đối với luật thuế TNDN
2.3.1.6. Bất cập về các khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ
Thứ nhất, Tại khoản 2.4, mục IV, phần C thông tư 130/2008/ TT – BTC có quy định chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ khơng có hóa đơn, được phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/ TNDN nhưng không lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hóa là nơng sản, lâm sản, thủy sản của ngưởi sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ cơng làm bằng đay, cói, tre, nứa, vỏ dừa... và một số chi phí tương tự khác liên quan tới việc mua hàng hóa, dịch vụ từ đối tượng kinh doanh, bn bán nhỏ lẻ sẽ khơng được tính vào chi phí được trừ. Điều này là rất khó thực hiện đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng. Họ thường xuyên phải mua các nguyên vật liệu nông sản như rau, củ, quả hay các đồ gia vị từ những tiểu thương với giá thành rẻ hơn. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp này rất khó có thể lập bảng kê chi tiết đi kèm với chứng từ thanh toán cho các đối tượng này, do tập quán buôn bán nhỏ lẻ. Chính vì vậy việc quy định này vi phạm tiêu chí thuận tiện của một sắc thuế khi việc ghi chép cũng như tiến hành thủ tục này là rất khó khăn. Nếu có thể thì nên ấn định một mức cụ thể cho các đối tượng hàng hóa này đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có liên quan.
Thứ hai, tại khoản 2.5d mục IV, phần C thông tư 130/2008/ TT – BTC quy định tiền lương, tiền công của doanh nghiệp tư nhân, chủ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng được tính vào chi phí được trừ. Việc quy định này là chưa rõ ràng ở chỗ thế nào là “trực tiếp tham gia
điều hành” và “không trực tiếp tham gia điều hành”. Vì vậy cần có định nghĩa rõ ràng hơn về điều này để tránh gây nhẫm lẫn, hiểu lầm vi phạm tính chính xác của một sắc thuế.
Thứ ba, tại khoản 2.6 mục IV, phần C thơng tư 130/2008/ TT – BTC có quy định về các khoản chi không được trừ liên quan tới trang phục cho người lao động bao gồm các khoản chi trang phục cho người lao động khơng có hóa đơn, phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1500000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1000000 đồng/người/ năm. Điều này vi phạm tính chính xác khi khơng quy định rõ ràng về nếu đã chi bằng hiện vật thì khoản chi bằng tiền khơng được trừ nữa. Các doanh nghiệp hồn tồn có thể lách luật khi hạch tốn cả chi phí trang phục cho người lao động bằng hiện vật và bằng tiền.
Thứ tư, tại điều 2.14 cũng tại mục này có quy định về chi phí khơng được trừ liên quan tới chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Trên thực tế, hiện nay đã có quy định về mức lãi suất cho vay thỏa thuận giữa các doanh nghiệp với tổ chức tín dụng có thể vượt q 150 %. Vậy tại sao các doanh nghiệp vay vốn ở ngồi vẫn phải chịu mức chi chí được trừ khống chế ở mức 150%. Điều này rõ ràng đã vi phạm tính cơng bằng của một sắc thuế.
2.3.1.7. Bất cập liên quan tới thu nhập khác của doanh nghiệp
Theo TT 130/2008 thì có 20 khoản mục thu nhập khác, theo đó tại khoản 5, mục V, phần C thơng tư này có quy định: Thu nhập khác từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm: lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn. Việc quy định “lãi tiền gửi” thành “thu nhập khác” đã gây ra phản ứng gay gắt trong cộng đồng doanh nghiệp
Dưới đây, xin trích ra 2 câu chuyện trên thời báo kinh tế Sài Gòn(8) để minh họa cho điều này:
Câu chuyện 1:
Một nhà đầu tư nước ngoài X vào những năm 1990, đến Việt Nam và đến những vùng khó khăn, hay những ngành mà Nhà nước muốn khuyến khích đầu tư có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn 10%, 15%, 20%.
Hay là nhà đầu tư Y ở Việt Nam, muốn làm ăn trong những năm đầu “đổi mới” đã đầu tư vào khu công nghiệp A, B, C nào đó và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấp phép đầu tư, trong giấy phép đầu tư đã ghi rõ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% cho cả thời gian dự án là 40 năm.
Những nhà đầu tư này chỉ lo làm ăn đúng ngành nghề quy định trong giấp phép, không quan tâm đến “kinh doanh khác” nhằm kiếm thêm “thu nhập khác”. Tám năm qua tính từ năm 2000-2008, nhà đầu tư này ăn nên làm ra và nộp thuế theo thuế suất 15%.
Năm 2009 nhà đầu tư này có tổng lãi tồn bộ từ hoạt động kinh doanh là 100 tỉ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 20 tỉ, lãi tiền gửi là 10 tỉ, tựu trung lại là chi phí tài chính là 10 tỉ. Lúc này theo TT 130 nhà đầu tư này phải kê khai: Lãi từ kinh doanh chính: 90 tỉ, cịn 10 tỉ lãi tiền gửi thì phải áp dụng “thu nhập khác”. Nói cách khác, thuế thu nhập sẽ bị tác động (xem bảng).
Vậy là theo TT 130 thì nhà đầu tư này phải nộp thêm 1 tỉ đồng tiền thuế do cách xác định “thu nhập khác” này không được hưởng thuế suất ưu đãi là 15%.
Thế nhưng, 10 tỉ lãi tiền gửi có thực sự là thu nhập rịng hay khơng?
Là một doanh nghiệp sản xuất và không đủ vốn nên phải vay vốn ngân hàng, vay theo kỳ hạn và đến hạn phải trả. Ví dụ doanh nghiệp vay 300 tỉ, cịn bán hàng thì thu tiền dần dần, doanh thu hàng ngày được tập hợp lại và doanh nghiệp tranh thủ đặt tiền gửi kỳ hạn một tuần, tháng, q... tùy theo tình hình cụ thể. Khi đủ một lượng tiền thích hợp và đến ngày đáo hạn doanh nghiệp mới trả nợ ngân hàng.
Hoặc là doanh nghiệp vay ngoại tệ nhập hàng 3 hay 5 triệu đô la, doanh nghiệp thu được tiền đồng và tranh thủ đặt tiền gửi kỳ hạn tuần, tháng... Khi có một lượng tiền đồng đủ lớn và ngân hàng có ngoại tệ thì doanh nghiệp mới mua được 1 hay 2 triệu đô la để trả nợ vay.
Cả năm tổng kết lại, lãi vay ngân hàng phải trả là 20 tỉ đồng nhưng lãi tiền gửi là 10 tỉ, tựu trung lại chi phí tài chính vẫn là 10 tỉ. Vậy dưới góc nhìn tổng thể doanh nghiệp khơng có 1 đồng lãi tiền gửi nào cả.
Câu chuyện 2:
Giả sử có một nhà đầu tư mới vào vào một khu công nghiệp nào đó trong năm 2009 và trên giấy phép đầu tư có ghi rõ thuế suất thuế thu nhập là 10% trong vòng 15 năm đầu tiên đi vào hoạt động kinh doanh. Năm 2009 và 2010 chỉ là hai
năm đầu tiên xây dựng cơ bản, nhà đầu tư này đã bỏ vào công ty 100 tỉ đồng vốn để tiến hành xây dựng nhà máy.
Trong năm 2009 giám đốc tài chính đã tranh thủ lượng vốn nhàn rỗi chưa giải ngân cho cơng trình nên đã gửi vào ngân hàng và có khoản thu nhập lãi tiền gửi là 1 tỉ đồng. Với tình hình như thế báo cáo thuế hay kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 là thu nhập tính thuế bằng khơng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bằng khơng.
Cịn theo cách mới đang thi hành (theo TT 130), nhà đầu tư phải kê khai thuế thu nhập là thu nhập tính thuế 1 tỉ (lãi tiền gửi). Thuế suất thuế thu nhập là 25%, vị chi thuế phải nộp là 250 triệu. Giám đốc công ty này sẽ hỏi, 1/ giấy phép đầu tư ghi rõ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, tại sao phải nộp 25%; 2/ cơng ty đang trong q trình xây dựng cơ bản, chưa đi vào sản xuất kinh doanh tại sao phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp? Giám đốc tài chính chỉ có thể trả lời: tại quy định của TT 130 như vậy.
Từ 2 câu chuyện trên ta thấy tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả được hạch tốn vào chi phí tài chính là hồn tồn hợp lý. Số tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi nhằm giảm thiểu chi phí tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, khoản mục này cũng phần nào đó giảm bớt chi phí trước thuế. Tuy nhiên theo quy định mới thì khoản chi phí này lại được tính vào thu nhập khác, điều này tất nhiên gây bất bình cho doanh nghiệp.
Có thể vì muốn tận thu thuế, mà cơ quan thuế đã liệt kê khoản mục này vào thu nhập khác. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đạt yêu cầu hiệu quả của một sắc thuế mà còn vi phạm các tiêu chí cơng bằng và chính xác.
2.3.1.8. Bất cập về ưu đãi thuế
Đây có lẽ là một trong những bất cập lớn nhất của hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Luật thuế TNDN 2008 khơng có nhiều sự thay đổi về các thu nhập được miễn thuế so với luật này năm 2003. Tại phần H, thông tư 130
có quy định tới 8 nhóm doanh nghiệp được miễn thuế với phạm vi vẫn còn tương đối rộng, cộng với rất nhiều các quy định liên quan tới ưu đãi về thuế suất và thời gian ưu đãi thuế đối với các đối tượng khác nhau.
Ví dụ: Về khoản 4, mục II, phần H thơng tư 130 có quy định về mức thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Do thời gian ưu đãi thuế là quá dài, các doanh nghiệp có thể lách luật bằng cách thành lập doanh nghiệp tại địa bàn kinh tế khó khăn bằng cách đặt trụ sở ở đó để hưỡng ưu đãi thuế nhưng cơng việc kinh doanh chính có thể khơng diễn ra ở đó.
Tiếp nữa, cũng tại mục III, phần H của thông tư này có quy định về thời gian miễn thuế và giảm thuế tương đối dài (miễn thuế thường là 4 năm, thời gian giảm thuế từ 2 – 9 năm) đối với các đối tượng thuộc diện chính sách (các doanh nghiệp thành lập ở khu vực đặc biệt khó khăn, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, xã hội hóa,..). Điều này có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp sẽ thành lập tại những khu vực này để hưởng miễn giảm thuế trong thời gian đầu, sau đó lại chuyển trụ sở chính hoặc chỉ duy trì một số ít hoạt động tại khu vực này sau khi hết thời gian miễn giảm thuế.
Thiết nghĩ, miễn giảm thuế cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các đối tượng trên là cần thiết. Song khơng nên đặt lên “vai” chính sách thuế nhiệm vụ này bởi những lý do sau:
Một là, chính sách thuế là chính sách kinh tế. Nếu áp đặt vào chính sách kinh tế quan trọng này quá nhiều mục tiêu xã hội tất yếu sẽ làm mất ý nghĩa là một cơng cụ quản lý của một chính sách kinh tế. Những mục tiêu xã hội cần giải quyết nhằm bảo đảm tính ưu việt của chế độ ta cần được giải quyết thông qua những chính sách khác.
Hai là, miễn thuế, giảm thuế dù ở mức độ khác nhau đều làm ảnh hưởng đến
sự công bằng trong cạnh tranh trên thương trường. Đó là điều khơng nên để xảy ra từ một chính sách kinh tế của nhà nước trong kinh tế thị trường.
Ba là, việc miễn thuế, giảm thuế, vơ hình trung, tạo ra một tâm lý chạy, xin
và làm lu mờ ý thức về nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước của các cơ sở kinh doanh.
Bốn là, việc miễn thuế, giảm thuế tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn, phức
tạp hơn cho cơng tác quản lý thuế. Đó là “mảnh đất màu mỡ” có thể phát sinh các hành vi tiêu cực cả đối với các DN và cán bộ, công chức thuế.
Năm là, miễn thuế, giảm thuế là nhân tố đặc biệt quan trọng làm suy yếu
cơng tác kế tốn DN. Thực tiễn cho thấy, với những DN đang trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế, cơng tác kế tốn DN đã khơng được quan tâm và do đó, tính minh bạch không được bảo đảm.
Mặt khác, địi hỏi quan trọng nhất đối với chính sách thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng là sự ổn định. Bởi lẽ, chính sách thuế có liên quan mật thiết đến việc xác định chiến lược trong đầu tư, kinh doanh của các DN. Nếu chính sách thuế phải thường xuyên thay đổi để lồng ghép chính sách vào đó cho các đối tượng khác nhau và thường xuyên thay đổi thì tất yếu sẽ vi phạm ngun tắc cơng bằng giữa các đối tượng nộp thuế và nguyên tắc hiệu quả trong công tác thu thuế.
2.3.1.9. Bất cập về vấn đề chuyển lỗ
Vấn đề chuyển lỗ là một trong những vấn đề nhạy cảm và dễ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lách luật nhất. Bằng nhiều thủ đoạn và phương pháp, doanh nghiệp hồn tồn có thể biến lãi thành lỗ hịng trốn thuế. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tăng tới mức tối đa các khoản trích lập dự phòng cho hàng tồn kho, chứng khoán, đầu tư ngắn hạn, dài hạn,… để tăng chi phí và giảm thu nhập chịu thuế, thậm chí có thể chuyển lãi thành lỗ để không phải nộp thuế. Một cách phổ biến hơn đó là hình thức chuyển giá của những cơng ty liên doanh thành lập tại Viêt nam có công ty mẹ hoặc các chi nhánh ở nước ngoài. Về nguyên tắc đóng thuế TNDN, nếu lãi thì doanh nghiệp phải nộp thuế, nếu lỗ thì khơng phải nộp. Vì vậy, khơng nên có quy định chuyển lỗ trong luật thuế.
Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước ta, việc quy định chuyển lỗ là cần thiết. Mặc dù vậy, những quy định liên quan tới vấn đề chuyển lỗ trong luật thuế TNDN 2008 vẫn còn nhiều bất cập:
Thứ nhất, quy định về thời gian chuyển lỗ tính liên tục khơng q 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ là q dài và khơng hợp lý. Theo đó, các doanh nghiệp có thể làm đủ mọi cách để khiến doanh nghiệp mình lỗ, và có thể lỗ nặng từ những năm đầu, tới những năm sau thu nhập ít hoặc gần như khơng có thu nhập để khoản lỗ khấu trừ mãi không hết trong tận 5 năm sau. Hết thời gian 5 năm này, doanh nghiệp lại có thể thực hiện chiêu thức tương tự để trốn thuế trong 5 năm tiếp theo.
Thứ hai, bất cập thể hiện trong khoản 4, mục VII, phần C thông tư 130/2008. Theo đó, doanh nghiệp là liên doanh của doanh nghiệp khác khi có quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia liên doanh với thời gian liên tục không quá 5 năm. Dựa vào điểm này, các doanh nghiệp có thể chuyển lãi từ doanh nghiệp của mình sang đầu tư liên doanh vào doanh nghiệp khác với chủ đích cố ý hạch toán lỗ cho doanh nghiệp mà mình góp vốn liên doanh, sau đó giải thể doanh nghiệp đó nhằm chuyển số lỗ của doanh nghiệp được góp vốn sang doanh nghiệp mình trong một khoảng thời gian dài là 5 năm. Hoặc một biện pháp tương đối phổ biến đó là việc chuyển giá giữa các công ty mẹ con.