2.3. Thực trạng những bất cập, vƣớng mắc trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt
2.3.2.5. Bất cập về mức giảm trừ gia cảnh
.
Theo điều 19, luật thuế TNCN 2007: mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng. Đây làm một mức rất thấp so với thời điểm ngay khi luật thuế được ban hành vào năm 2007 và dường như là quan tâm quá ít tới yếu tố lạm phát và trượt giá. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng ta có thể làm một bài
tốn như sau: Chẳng hạn 01 người sống ở Thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Dak Lak, anh ta phải chi phí các khoản cho 1 tháng như sau:
+ Xăng xe đi lại: 20km x 2 lít/100km x 14.000 đ/lít x 30 ngày = 168.000 đồng + Khấu hao xe máy: 20.000.000 đ /5 năm /12 tháng = 333.000 đồng + Tiền ăn + cà phê sáng: 70.000 đồng/ngày x 30 ngày =2.100.000 đồng + (Quần 150.000x2 + áo 250.000x2 + dày 300.000 + mũ 150.000)/12 =
= 105.000 đồng + Tiền thuê nhà + điện + nước = 700.000 đồng + Điện thoại 2.400.000 đ/12 tháng + cước 200.000 đ = 400.000 đồng
+ Các vật dụng cá nhân = 100.000 đồng
Tổng cộng: 3.906.000 đồng
Như vậy, với mức 4 triệu đồng/tháng, một cá nhân ở Buôn Ma Thuột chỉ đủ chi tiêu ở mức tối thiểu, chưa kể các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh có vật giá đắt đỏ hơn nhiều thì làm sao đủ chi tiêu cho nhu cầu tối thiểu?; trong khi anh ta khơng thể có chi phí để học tập thêm, tham gia các nhu cầu giải trí, du lịch và đặc biệt là... mãi mãi anh ta khơng thể có tích luỹ để mua nhà hay giải quyết cơng việc gì lớn có giá trị vài chục triệu đồng trở lên. Điều đó cho thấy mức khởi điểm chịu thuế thấp sẽ khơng cho người dân có cơ hội tích luỹ, khơng mang tính "khoan thư sức dân" mà mang tính "tận thu". Và do đó sẽ khó có thể tạo ra xã hội giàu có theo tinh thần dân giàu, nước mạnh.
Điều này vi phạm tính thuận tiện của một luật thuế khi luật thuế này khơng có khả năng thích ứng với những sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế, cụ thể ở đây là vấn đề lạm phát và tính trượt giá. Như vậy, rất có thế, chỉ sau năm nay thơi, mặt bằng lương và giá cả sẽ tăng lên, khi đó rất có thể chúng ta lại phải bổ sung, xây dựng một luật thuế TNCN mới để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong một tương lai rất gần.
- Trong giảm trừ gia cảnh khơng tính đến giảm trừ cho những người có nhu cầu đi học tiếp để nâng cao trình độ như đại học, cao học, nghiên cứu sinh, đi học
thêm để lấy các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp quốc tế như CFA, ACCA,…Trong khi chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng, nhu cầu đi học tiếp để nâng cao trình độ là một nhu cầu ngày càng phổ biển và khơng thiếu. Chính vì thế với mức khởi điểm thu nhập để tính thuế suất như vậy sẽ là một rào cản đối với những người có nhu cầu học lên cao. Điều này vi phạm tiêu chí cơng bằng theo chiều ngang khi mà những người có mức thu nhập như nhau, mức chi phí chính đáng khác nhau nhưng vẫn phải nộp một khoản thuế như nhau.
Bên cạnh đó, Điều 19 luật thuế TNCN 2007 cũng quy định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng cho các đối tượng khơng có khả năng lao động mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này tạo ra một kẽ hở là có nhiều người có thu nhập ở mức cao làm thủ tục nhận con nuôi, hoặc nuôi dưỡng các đối tượng khác mà trên thực tế khơng trực tiếp chăm sóc. Họ làm thế để hạ mức thu nhập tính thuế xuống mức lũy tiến thấp hơn hòng giảm hoặc trốn khoản thuế đáng lẽ phải nộp. Vì vậy, doanh thu thuế có thể sẽ bị giảm xuống. Hơn nữa, với các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc này, cơ quan thu thuế sẽ phải tổ chức thêm một bộ phận giải quyết, thanh, kiểm tra các giấy tờ liên quan tới việc chứng minh giảm trừ gia cảnh. Việc này làm tăng chi phí trong cơng tác thu thuế. Doanh thu giảm, chi phí tăng, hiệu quả thu thuế tất yếu sẽ giảm xuống.