Bất cập trong cách tính thuế và căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 67)

2.3. Thực trạng những bất cập, vƣớng mắc trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt

2.3.2.3. Bất cập trong cách tính thuế và căn cứ tính thuế

Thứ nhất, bất cập trong việc thống nhất cách tính thuế giữa các đối tượng chịu thuế khác nhau.

Có thể nói, việc chuyển cá nhân kinh doanh sang nộp thuế TNCN là một tiến bộ lớn của luật thuế lần này. Tuy nhiên luật thuế lại khơng thống nhất được căn cứ tính thuế đối với các nhóm thu nhập chịu thuế khác nhau. Cụ thể, trong khi các nhóm 1, 3, 4 và 5 xác định thu nhập chịu thuế chỉ là khoản lãi ròng hoặc chênh lệch giữa tổng thu trừ tổng chi phí cần thiết để tạo ra tổng thu đó, thì ở nhóm 7 – thu nhập từ bản quyền, người nộp thuế phải chịu thuế TNCN cho phần thu nhập không được trừ đủ các chi phí cần thiết theo nguyên tắc này.

Ví dụ, để có được khoản thù lao nhuận bút 4 - 5 triệu đồng cho một báo cáo khoa học hoặc một số bài báo, nhà khoa học hoặc nhà báo phải chi phí rất nhiều tiền cho điện năng, máy tính, phơ-tơ, mua, dịch tài liệu, làm thí nghiệm hoặc tiền khảo sát, điều tra, gọi điện thoại... Vậy mà họ khơng hề được khấu trừ các chi phí này trong tiền thù lao nhuận bút đó trước khi chịu thuế.

Điều này vi phạm nguyên tắc công bằng thống nhất khi xây dựng một luật thuế, ắt sẽ gây ra sự bất bình cho những người nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ mới.

Thứ hai, Tại khoản 3, mục II, phần B, thông tư số 84/ TT – BTC ban hành

ngày 30/09/2008 quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định. Thực tế trên thị trường bất động sản, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh, TP quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán, nên họ thường thoả thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển

nhượng thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá UBND tỉnh, TP quy định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đơi bên mua bán đất cùng có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế. Hơn nữa, điều này cũng tạo tâm lý bất bình trong quần chúng khi có thể là cùng một mức giá chuyển nhượng mà một số người phải nộp một mức thuế cao hơn, vi phạm tính cơng bằng của một sắc thuế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 67)