Bất cập ngưỡng thuế và biểu thuế suất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện (Trang 67 - 68)

2.3. Thực trạng những bất cập, vƣớng mắc trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt

2.3.2.4. Bất cập ngưỡng thuế và biểu thuế suất

Tỷ lệ thống nhất mức khởi điểm bắt đầu phải chịu thuế thu nhập cá nhân là 5 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế, giảm trừ thêm cho mỗi người phụ thuộc 1,6 triệu đồng/tháng có tỷ lệ đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thơng qua ít nhất: 64,91% tương đương với 115 Đại biểu không tán thành với mức khởi điểm phải chịu thuế này.

- Ngay tại thời điểm xây dựng Luật Thuế TNCN, đã có quá nhiều ý kiến chuyên gia phản biện rằng mức khởi điểm chịu thuế quá thấp. Đặc biệt, các mức thuế suất, giảm trừ gia cảnh... khơng tính đến yếu tố trượt giá. Tất cả các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế... đều cho thấy sự bất cập giữa thu nhập chịu thuế và chi tiêu thực tế trong cơn bão giá. Luật chỉ khả thi và huy động được khả năng đóng góp của nhân dân khi mức thu nhập phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt phí và tích luỹ tối thiểu. Căn cứ vào những tiêu chí này thì sẽ thấy, mức khởi điểm chịu thuế 5 triệu đồng/tháng là còn thấp.

Theo Cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 là 123,15%. Luật thuế TNCN ban hành tháng 11/2007, từ đó đến nay tỷ lệ lạm phát tăng khoảng 23,0%, như vậy, mức khởi điểm chịu thuế đã trượt giá lên 4.920.000 đồng và mức giảm trừ gia cảnh tăng 1.968.000 đồng. Điều này vi phạm tính “thuận tiện” của một luật thuế khi luật thuế này khơng có khả năng thích ứng với những sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế, cụ thể ở đây là vấn đề lạm phát và tính trượt giá.

- So sánh với mức thuế suất, sự bất hợp lý còn rõ hơn khi mức thuế đều rất cao. Cách đánh thuế luỹ tiến cao (bậc 7 lên đến 35%) thực chất sẽ phản tác dụng khi làm xói mịn sự hăng say làm giàu chính đáng; giảm năng suất lao động. Sẽ thật bất cơng nếu như người ta càng vắt óc, vắt sức ra để kiếm được nhiều tiền lại càng bị đánh thuế cao. Các mức thuế luỹ tiến 5,6,7 trong bậc luỹ tiến (tương đương với mức 25%, 30% và 35%) đã đánh vào đối tượng là người có tài, người có khả năng làm giàu. Điều đó sẽ phản tác dụng vì sự cơng bằng, bình quân chủ nghĩa khi nhiều người bất bình và cho rằng đây là sự tước đoạt của người này để chia cho người khác.

Mức thuế suất cao chưa hẳn đã là tận thu cho NSNN. Như đã nói ở trên, những người có mức thu nhập cao sẽ tìm mọi cách để hạ thu nhập của mình xuống như việc nhận con nuôi, nhận phụ cấp, nuôi dưỡng người tàn tật,…nhằm “lách luật”. Khi đó chúng ta lại cần thêm chi phí cho cơng tác thanh kiểm tra. Ngược lại, nếu như luật quy định một mức thuế suất vừa phải sẽ khuyến khích người dân tự giác kê khai nộp thuế. Số thuế thu được trên một cá nhân có thể giảm xuống, nhưng do có nhiều người đi nộp thuế nên doanh thu thuế hẳn sẽ tăng lên. Vả lại, mức sống của dân ta hiện rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy, khơng nên áp dụng ngay một lúc mức mức lũy tiến lên đến 35% được. Hãy so sánh với Singapore, một đảo quốc có mức thu nhập bình quân đầu người rất cao 26.892 USD (năm 2005), trong khi đó, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất chỉ 20%.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Những bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)