Nguyên tắc quản lý thuế

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Bảng 2.6 Tình hình cơng tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

1.1. Những vấn đề chung về thuế

1.2.2.1.3. Nguyên tắc quản lý thuế

Tuân thủ pháp luật:

Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cơ quan Nhà nước và NNT. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của NNT đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đảm bảo tính hiệu quả:

Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế; đồng thời, chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất.

18

Ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục về thuế rõ ràng, đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn nhất định và trình độ của NNT sẽ hứa hẹn mang lại nguồn thu cao hơn do tiết kiệm được chi phí vận hành bộ máy thu thuế và chi phí của NNT so với việc áp dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn.

Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của NNT:

Để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăng cường các hoạt động quản lý đối với NNT. Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại, sự tăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho NNT chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tơn trọng tính tự giác của NNT. Để đảm bảo nguyên tắc này cần có hệ thống các văn bản pháp luật thuế đầy đủ, rõ ràng, phù hợp; có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt các vi phạm pháp luật thuế và có tác dụng răn đe.

Công khai, minh bạch:

Công khai minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Ngun tắc cơng khai địi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm pháp luật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế phải cơng bố công khai cho NNT và tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc minh bạch cũng địi hỏi khơng quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế, theo đó, cơ quan thuế hoặc cơng chức thuế được quyết định áp dụng những ngoại lệ là để hoạt động quản lý thuế của Nhà nước được mọi công dân giám sát, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu; qua đó thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng địi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước hội nhập với hệ thống quản lý thuế thế giới. Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi

19

cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Văn Hiệu - Đồng chủ biên, 2014)

1.2.2.2. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh ninh bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)