(Nguồn: Phịng Hành chính QTTV, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình)
Với cơ cấu tổ chức như trên thì nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: - Ban lãnh đạo gồm: 1 Cục trưởng và 3 Phó Cục trưởng.
+ Cục trưởng Cục Thuế Đinh Nam Thắng: chịu trách nhiệm trước Tỉnh Ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:
● Công tác nội ngành ( tổ chức cán bộ, kiểm tra nội bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật);
● Công tác xây dựng và thực hiện dự toán thu thuế; ● Cơng tác cải cách hành chính thuế;
Trực tiếp phụ trách: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kiểm Tra nội bộ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế phân cơng.
+ Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Văn Hiếu: Giúp Cục trưởng điều hành công tác thường xuyên của Cục Thuế khi Cục trưởng vắng mặt.
Giúp Cục trưởng chỉ đạo các lĩnh vực: Cục Trưởng Phó Cục trưởng Phòng Tuyên truyền & Hỗ trợ Phòng Quản lý nợ & CCN Phòng Kê khai & KTT Phòng Kiểm tra thuế nội bộ Phòng Kiểm tra thuế Phịng Thanh tra Thuế Phịng Tổng hợp Nghiệp vụ dự tốn Phòng Quản lý Thuế TNCN - Thuế thu từ đất Phòng Hành chính QTTV -ÂC- CNTT
36
● Cơng tác Quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý; ● Công tác quản lý nợ thuế;
● Công tác tổng hợp, pháp chế;
● Cơng tác hành chính, tài vụ, quản trị, ấn chỉ.
Trực tiếp phụ trách: Phòng thanh tra- Kiểm tra số 2, Phịng nghiệp vụ- Dự tốn- Pháp chế, Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, Văn phịng.
Theo dõi chỉ đạo cơng tác thuế của Chi cục Thuế Thành phố Tam Điệp, Chi cục thuế huyện Yên Mô.
Thực hiện các công việc khác khi Cục trưởng phân cơng. + Phó Cục trưởng Cục Thuế Nguyễn Văn Phương: Giúp Cục trưởng chỉ đạo các lĩnh vực:
● Công tác Quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý;
● Công tác Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân và các khoản thu khác; ● Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn của người nộp thuế;
● Cơng tác khoa học, sáng kiến ngành thuế.
Trực tiếp phụ trách: Phòng Thanh tra- Kiểm tra số 3. Phòng tuyên truyền- Hỗ trợ NNT, Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác.
Là Chủ tịch Hội đồng khoa học, sáng kiến Cục thuế; Trưởng ban biên tập Trang thơng tin điện tử ngành Thuế Ninh Bình.
Theo dõi và chỉ đạo công tác thuế của: Chi cục thuế huyện Yên Khánh, Chi cục thuế huyện Kim Sơn
Thực hiện các công việc khác khi Cục trưởng phân công. + Phó Cục trưởng Cục Thuế Đỗ Văn Hải:
Giúp Cục trưởng chỉ đạo các lĩnh vực:
● Công tác Quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý; ● Công tác quản lý kê khai thuế, kế tốn thuế;
● Cơng tác quản lý dữ liệu của NNT;
● Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thơng tin.
Trực tiếp phụ trách: Phịng thanh tra- Kiểm tra số 1, Phịng Kê khai và Kế tốn Thuế, Phịng Cơng nghệ thơng tin
37
Theo dõi và chỉ đạo công tác thuế của: Chi cục Thuế Thành phố Ninh Bình, Chi cục Thuế huyện Hoa Lư, Chi cục Thuế huyện Nho Quan, Chi cục thuế huyện Gia Viễn
Thực hiện các công việc khác khi Cục trưởng phân cơng.
- Phịng Tun truyền và Hỗ trợ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý; thực hiện cấp phát, bán hoá đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hố đơn ấn chỉ thuế.
- Phịng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; khơng tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế - (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phịng Kê khai & Kế tốn Thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế về đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế, hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế; kế toán thuế; thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
- Phòng Thanh tra- Kiểm tra: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Phòng Kiểm tra số 1 và số 2: Giúp Cục trưởng Cục thuế tỉnh Ninh Bình, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến NNT, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Phòng kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình thực hiện cơng tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành cơng vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thuế.
38
- Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho các cán bộ, công chức thuế trong Cục Thuế, xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao cho Cục Thuế.
- Phòng Quản lý Thuế TNCN - Thuế thu từ đất: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý thu thuế TNCN (bao gồm: Hợp tác xã; Phí, lệ phí; Thuế thu nhập cá nhân của người hành nghề tự do; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản); Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế đối với đối tượng được giao quản lý; Tổ chức thực hiện cơng tác hồn thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; Quản lý thuế đối với tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Phịng Hành chính Quản trị tài vụ- Ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh
Ninh Bình xây dựng, triển khai thực hiện nội quy cơ quan, quy chế làm việc; tổ chức và vận hành cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác cải cách hành chính, kiểm sốt thủ tục hành chính, hệ thống quản lý chất lượng ISO; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Cục Thuế; Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản trị; in ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
- Phịng Cơng nghệ thơng tin: Giúp Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình thực
hiện quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý nội bộ và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo công chức thuế, người nộp thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý; hiện đại hóa và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động quản lý thuế.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Ninh Bình tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý công chức, biên chế, tiền lương, đào tạo công chức và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.
39
2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2019- 2021
2.3.1. Khái quát tình hình thực hiện việc thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình trong 3 năm 2019- 2021 trong 3 năm 2019- 2021 trong 3 năm 2019- 2021
2.3.1.1. Kết quả thực hiện việc thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019- 2021 2019- 2021 2019- 2021
Cục Thuế tỉnh Ninh Bình được giao nhiệm vụ quản lý tất cả các nguồn thu thuế, phí, lệ phí và thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tồn tỉnh Ninh Bình. Trong thời gian qua, tình hình thực hiện quản lý và thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã có nhiều biến động và đạt được thành quả nhất định. Kết quả thu Ngân sách Nhà nước của Cục Thuế trong năm 2019- 2021 được thể hiện qua Bảng 2.1 dưới đây:
40
Bảng 2. 1. Tình hình thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình năm 2019-2021
(Đơn vị: đồng)
41
Tình hình thực hiện thu ngân sách giai đoạn 2019- 2021 của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình như sau: Năm 2019, tổng số thu NSNN là 12.509.796.849.439 đồng, con số này tăng lên 17.212.254.575 đồng, tăng khoảng 37,59% so với năm 2019. Nguồn thu chủ yếu tập trung vào các khoản thu tiền sử dụng đất, thuế GTGT, thuế TTĐB và thuế TNDN. Đây là nguồn thu ổn định hàng năm của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình.
Qua số liệu phân tích ở Bảng 2.1, ta thấy đa số các loại thuế năm 2021 đều tăng so với năm 2019, chỉ có một số loại thuế như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, phí - lệ phí, và thu tiền cho thuê đất là giảm so với 2019; một số loại thuế tăng khá mạnh trong năm 2021 so với năm 2019 như: Thuế GTGT tăng 88,88%; thuế TNDN tăng 238,46%, thuế TNCN tăng 32,44%; thuế bảo vệ môi trường tăng 26,28%.
Thuế GTGT là một trong những loại thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình qua các năm và chỉ đứng sau số thu tiền sử dụng đất. Số thu thuế này trong năm 2019 là hơn 2.195 tỷ đồng, chiếm 17,55% tổng số thu; năm 2020 đã tăng lên hơn 4.131 tỷ đồng chiếm 22,20% tổng số thu và năm 2021 tăng lên hơn 4.147 tỷ đồng chiếm 24,09%. Số thu thuế GTGT năm 2021 tăng 88,88% so với năm 2019. Điều này cho thấy, đây là một trong những loại thuế quan trọng, đồng thời đóng góp lớn vào số thu NSNN của tỉnh Ninh Bình.
Năm 2021, thuế TNDN có biến động mạnh, cụ thể là thuế suất thuế TNDN giảm 30% số thuế TNDN phải nộp. Tuy có sự thay đổi về chính sách thuế nhưng số thu thuế TNDN qua các năm vẫn đều tăng khá mạnh. Cụ thể, số thu thuế TNDN năm 2021 đã tăng mạnh đạt 238,46%, tương ứng tăng hơn 2.107 tỷ đồng so với năm 2019. Tỷ trọng số thu thuế này cũng tăng từ 7,06% năm 2019 lên 17,34% năm 2021 trong tổng số thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình.
Số thu thuế TNCN của năm 2021 đã tăng 32,44% tương ứng tăng hơn 70 tỷ đồng so với năm 2019. Tuy vậy, tỷ trọng số thu thuế TNCN này lại giảm từ 1,74% trong năm 2019 xuống 1,68% vào năm 2021.
Do có sự thay đổi về chính sách thuế về việc miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nên số thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình có biến động qua các năm. Cụ thể, số thu trong năm 2021 đã giảm 2,85% tương ứng với giảm gần 470 triệu đồng so với năm 2019 . Tỷ trọng số thứ này trong tổng số thu NSNN trong năm 2019 là 0,13%, giảm xuống còn 0,09% trong năm 2021.
42
Số thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN chiếm từ 22.53% đến 36,23%. Số thu này năm 2019 đạt hơn 3.600 tỷ đồng, tăng lên hơn 6.744 tỷ đồng vào năm 2020 và vào năm 2021 giảm xuống với số thu gần 3900 tỷ đồng.
Số thu lệ phí trước bạ năm 2021 tăng hơn 36 tỷ đồng, tương ứng 11,67% so với năm 2019. Tỷ trọng số thu lệ phí trước bạ trong tổng số thu NSNN trong năm 2019 chiếm 2,47%, năm 2019 giảm xuống chiếm 2,01% vào năm 2021.
Ngoài số thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN, thuế TTĐB cũng là loại thuế chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN của Cục Thuế. Số thu này năm 2021 tăng hơn 560 tỷ đồng, tương ứng 15,87% so với năm 2019. Tỷ trọng số thu lệ phí trước bạ trong tổng số thu NSNN trong năm 2019 chiếm 28,24%, năm 2021 giảm xuống chiếm 23,78%.
2.3.1.2. Đánh giá chung về tình hình thực hiện thu NSNN
Trong 3 năm 2019- 20221, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã có cố gắng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách của mình. Hằng năm, số thu thuế của các loại thuế đều tăng cao hơn năm trước, đóng góp ổn định thu chi, hạn chế phần nào thâm hụt ngân sách, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Tuy nhiên, tình hình thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình có sự biến động, cụ thể, tổng số thu NSNN năm 2019 đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, năm 2020 tăng lên hơn 18 nghìn tỷ đồng và bị giảm xuống cịn hơn 16 nghìn tỷ vào năm 2021.
Nguồn thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình chủ yếu tập trung vào các khoản thu tiền sử dụng đất, thu thuế GTGT, lệ phí trước bạ, thu thuế đất. Đây là nguồn thu ổn định hàng năm của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình.
Từ đầu năm 2021, Cục Thuế Ninh Bình đã tuyên truyền, động viên, hướng dẫn, triển khai cho các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa; trên 75% doanh nghiệp đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử là tín hiệu rất tích cực để NNT trên địa bàn chuyển đổi thực hiện hóa đơn điện tử theo quy định của Luật quản lý số 38/2019/QH14. Cùng giải pháp hỗ trợ tạo thuận lợi cho NNT, về nội ngành, cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm, giảm chi phí thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, giúp giảm chi phí tuân thủ cho NNT. Sự tự giác của người dân và doanh nghiệp giúp ổn định số thu thuế NSNN và tăng dần theo từng năm.
43
Cơng tác kê khai, kế tốn thuế tại Cục Thuế luôn tập trung triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện các trường hợp khai sai, khai không đúng, phối hợp với doanh nghiệp để điều chỉnh kịp thời theo quy trình, đảm bảo 100% hồ sơ khai thuế được kiểm sốt chặt chẽ, đúng quy định. Bên cạnh đó, Cục Thuế cũng tập trung kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, số lượng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, đảm bảo đưa vào quản lý thuế đối với 100% doanh nghiệp có kinh doanh. Đây là sự nỗ lực của Cục Thuế trong giai đoạn qua nhằm ổn định số thu thuế NSNN để đảm bảo kế hoạch đề ra.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình
2.3.2.1. Thực trạng cơng tác quản lý đăng ký, kê khai
Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã được Sở Kế hoạch Đầu tư và Cục Thuế phối hợp một cách chặt chẽ và số của giấy phép kinh doanh cũng chính là mã số thuế doanh nghiệp.
Bảng 2. 2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thuế và kê khai thuế
Năm Số lượng DN cấp