Qui trình thiết kế giáo án theo quan điểm kiến tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 59 - 61)

2.4. Thiết kế một số giáo án chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao theo quan điểm

2.4.2. Qui trình thiết kế giáo án theo quan điểm kiến tạo

Giáo án cho một tiết dạy theo quan điểm kiến tạo được chuẩn bị theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học

Giáo viên xác định rõ mục đích yêu cầu của bài học, đó là HS chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng gì sau khi học xong bài.

Bước 2. Điều tra sự hiểu biết về những vấn đề có liên quan đến bài học – đây là khâu rất quan trọng trong dạy học theo lí thuyết kiến tạo.

Giáo viên cần phải tiến hành những công việc sau:

- Chuẩn bị phiếu điều tra: Giáo viên đưa ra các câu hỏi về những kiến thức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà HS có thể biết được từ thực tế, từ các nguồn thông tin khác. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy: việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai trong phiếu điều tra mang lại hiệu quả cao vì nó giúp GV thu được lượng thơng tin lớn với khoảng thời gian ngắn.

- Phát phiếu điều tra cho HS vào thời điểm thích hợp trước khi lên lớp, yêu cầu HS trả lời trong khoảng thời gian 5 – 7 phút và thu phiếu.

- Tiến hành phân tích những kiến thức đã có của HS qua phiếu điều tra: GV xác định được những kiến thức HS đã có, những khái niệm chưa chắc chắn hoặc chưa biết. Bước 3. Xây dựng phương án triển khai bài dạy

Dựa vào những kiến thức vốn có của HS mà GV xây dựng phương án triển khai bài dạy. Để xây dựng phương án triển khai bài dạy, GV cần tiến hành các việc như: - Xác định kiến thức nào cần thông báo, kiến thức nào sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng. - Xây dựng tình huống học tập bằng thí nghiệm, bài tốn nhận thức xoáy vào những kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học...

- Dự kiến câu hỏi và phân tích câu trả lời có thể có của HS trong giờ học.

- Chuẩn bị thiết bị dạy học: Dụng cụ, hóa chất, tranh vẽ, bản trong, đèn chiếu… - Dự kiến trình tự và nội dung kiến thức cần ghi trên bảng.

- Xây dựng nội dung đánh giá trên phiếu học tập gồm các câu hỏi, bài tập. Bước 4. Thiết kế các hoạt động của GV và HS trên lớp.

Giáo viên cần tiến hành các hoạt động:

- Tổng kết ý kiến của HS qua phiếu điều tra, nhận xét, chỉnh lí, bổ sung. - Thơng báo những kiến thức cần biết và nêu vấn đề cần giải quyết.

- Giáo viên hướng dẫn, động viên khuyến khích HS, nêu ra các câu hỏi và các vấn đề cần nghiên cứu.

- Cùng HS xác định các câu hỏi khám phá để tìm ra câu trả lời về các nội dung cơ bản của bài học và phương hướng giải quyết các vấn đề.

- Giáo viên cung cấp thiết bị, điều kiện học tập, hướng dẫn để HS tiến hành theo cá nhân, theo nhóm hoặc thảo luận giải quyết vấn đề đặt ra.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm kiếm, khám phá: Đại diện các nhóm báo cáo cơng việc đã làm, kết quả thu được, kết luận rút ra được. Giáo viên chỉnh lí, bổ sung và nêu kết luận.

- Giáo viên động viên HS nêu câu hỏi, trao đổi về vấn đề vừa được tìm hiểu để nắm vững kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập hoặc tìm hiểu sự phát triển của vấn đề nghiên cứu.

- Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc một số hiện tượng để HS thảo luận phân tích, đặt thêm câu hỏi để HS hiểu thấu đáo nội dung học tập.

Bước 5. Kiểm tra kết quả học tập của HS

Giáo viên đưa ra các câu hỏi, các bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã thu nhận được để giải quyết. Các bài tập này được ghi trong phiếu học tập hoặc bản trong dùng đèn chiếu hay dùng phần mềm powerpoint thiết kế.

Giáo viên hướng dẫn các bài tập, các công việc cần chuẩn bị cho bài học sau.

Nhận xét: Việc thiết kế giáo án theo lí thuyết kiến tạo có chú ý đến thiết kế các

hoạt động của HS và GV – trong đó GV là người hướng dẫn, chỉ đạo để HS tiến hành các hoạt động tìm tịi, nghiên cứu để tự chiếm lĩnh kiến thức. Và đặc biệt, phương pháp đã chú trọng đến các hoạt động:

- Tìm hiểu vốn kiến thức đã có của HS để thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp. - Động viên, khuyến khích HS nêu ra các câu hỏi khám phá nội dung học tập. Đây chính là q trình HS tham gia tích cực vào q trình kiến tạo kiến thức, HS đã nêu ra giả thuyết, phương hướng giải quyết vấn đề.

- Giáo viên cung cấp các công cụ, động viên và điều khiển HS tham gia tích cực vào quá trình khám phá kiến tạo kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)