Nội dung và kế hoạch tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 90 - 93)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Nội dung và kế hoạch tiến hành thực nghiệm

3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Lựa chọn cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo các yêu cầu tương đương nhau về các mặt:

- Số lượng HS, độ tuổi.

- Lớp thực nghiệm, lớp đối chứng do cùng một giáo viên phụ trách.

- Thực hiện cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau: lớp thực nghiệm áp dụng các PPDH theo quan điểm dạy học kiến tạo, lớp đối chứng dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng.

3.2.2. Tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đánh giá trong năm học 2013 - 2014 tại trường THPT Quang Trung Hà Đông – Hà Nội và trường THPT Lê Quý Đôn Hà Đơng – Hà Nội.

Dự kiến quy trình mỗi bài thực nghiệm:

- Giáo viên dạy lớp đối chứng, dạy theo phương pháp của GV thường sử dụng. - Giáo viên dạy lớp thực nghiệm, dạy theo quan điểm dạy học kiến tạo .

- Cuối mỗi bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng tiếp thu kiến

thức của HS với bài kiểm tra 15 phút.

- Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tiến hành điều tra ý kiến nhận xét, phản hồi của

GV và HS về dạy học theo quan điểm kiến tạo với các PPDH tích cực đã triển khai.

3.2.2.1. Tiến hành soạn giáo án các giờ dạy

Tôi đã tiến hành soạn 4 giáo án trong chương nhóm oxi - hóa học 10 nâng cao

Bảng 3.1. Tên các bài dạy theo quan điểm kiến tạo

Tên bài Phương pháp Axit sunfuric – Tiết 72 Dạy học theo nhóm Axit sunfuric – Tiết 73 Dạy học theo nhóm Luyện tập chương 6- Tiết 74 Tự học có hướng dẫn

Giáo án tự chọn chương 6 Dạy học theo dự án

3.2.2.2. Tiến hành các giờ dạy

Chúng tôi tiến hành các giờ dạy tại hai trường: - THPT Quang Trung Hà Đông- Hà Nội:

+ Lớp thực nghiệm: 10A4, lớp đối chứng: 10A3 + GV trực tiếp giảng dạy: Nguyễn Thị Mai Anh - THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông - Hà Nội + Lớp thực nghiệm: 10A6, lớp đối chứng: 10A7

3.2.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Xử lí theo thống kê tốn học

Kết quả bài kiểm tra của các em HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của cả hai trường THPT được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:

1. Lập các bảng phân phối: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích. 2. Vẽ đồ thị đường lũy tích từ bảng phân phối tần suất lũy tích. 3. Tính các tham số thống kê đặc trưng:

(a) Trung bình cộng: Đặc trưng cho sự tâp trung của số liệu.

1 1 2 2 1 1 2 ... ...           k i i k k i k n x n x n x n x x n n n n

Trong đó xi: Điểm của bài kiểm tra (0 ≤ x ≤ 10) ni: Tần số các giá trị của xi

n: Số HS tham gia thực nghiệm

(b) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: là các tham số đo mức độ phân tán của các

số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

 2 2 1 2 ; 1       k i i i n x x S S S n

Giá trị của độ lệch chuẩn S càng nhỏ, chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

(c) Hệ số biến thiên V: Để so sánh 2 tập hợp có x khác nhau

100%  S V x Ý nghĩa:

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

- Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V.

+ Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn + Nhóm nào có V lớn hơn thì có trình độ cao hơn.

Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.

Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.

- Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao động lớn thì kết quả thu được khơng đáng tin cậy.

(d) Sai số tiêu chuẩn m: Giá trị trung bình sẽ giao động trong khoảng x ± m

m =

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao (Trang 90 - 93)