II. Thực trạng các nghiệp vụ của NHTM trên TTCK Việt Nam
3.2. Giải pháp vi mô
3.2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính của các NHTM
Năng lực tài chính lành mạnh là điều kiện cơ bản để NHTM mở rộng khả năng huy động vốn, tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng khả năng tự bảo vệ trước các rủi ro, đồng thời thúc đẩy sự tham gia vào TTCK. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu nhất của NHTM Việt Nam hiện nay là vốn nhỏ, tỷ lệ an toàn vốn thấp. Mặc dù tính đến thời điểm hiện nay, khơng cịn ngân hàng nào có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng nhưng trong tổng số 39 NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến ngày 17/12/2009), có tới 29 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng với 20 ngân hàng có số vốn dưới 2.000 tỷ đồng, trong đó 11 ngân hàng có số vốn đúng 1.000 tỷ đồng17
.
Vấn đề cấp bách hiện nay là phải tăng vốn điều lệ cho các NHTM Việt Nam. Song song với giải pháp cổ phần hố các NHTMNN thì các ngân hàng thương mại phải chủ động lên kế hoạch huy động vốn, xây dựng được kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm huy động thành công lượng vốn cần thiết và thực hiện quy định của NHNN về mức vốn điều lệ áp dụng đối với các NHTMCP.
Đối với các NHTM hoạt động khơng có hiệu quả hoặc khơng có kế hoạch khả thi trong việc tăng vốn điều lệ, cần kiên quyết cho giải thể, phá sản, sát nhập vào các ngân hàng đạt yêu cầu về vốn tối thiểu, cũng như các yêu cầu về tỷ lệ vốn
17
chủ sở hữu trên tổng tài sản. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác tham gia góp vốn vào các NHTMCP.
Tăng vốn là cần thiết nhưng phải tính tốn hết sức thận trọng bởi quy mơ vốn lớn lại có thể dẫn tới hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp, do vậy, kế hoạch tăng vốn phải gắn liền với chiến lược phát triển hợp lý. Điều này đặt ra yêu cầu với hoạt động quản trị tại các ngân hàng phải được cải cách liên tục nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao.