Đối với các NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 82 - 87)

IV. Một số kiến nghị

4.2.Đối với các NHTM

4.2.1. Có chiến lược thích hợp phát triển các dịch vụ phi ngân hàng.

Các NHTM cần có lộ trình phù hợp để phát triển các dịch vụ ngân hàng mới cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu lớn để từng bước cơ cấu lại các dòng sản phẩm, theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ ngân hàng phi vốn. Muốn vậy, từng NHTM phải tổ chức từng đợt các chiến dịch giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiện ích của các dịch vụ bán lẻ đến các thị trường tiềm năng. Phần lớn người dân nước ta vốn chỉ quen với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng, vì vậy, nếu khơng có hoạt động marketing, quảng bá thì một bộ phận khơng nhỏ dân chúng Việt Nam sẽ ít có cơ hội biết đến các sản phẩm của NHTM, trong đó có các dịch vụ mà NHTM cung cấp trên TTCK.

4.2.2. Chủ động, tích cực phối hợp giữa các NHTM với TTCK.

Sự phối hợp này sẽ góp phần phát triển các dịch vụ phục vụ TTCK, thông qua nghiệp vụ thế chấp, cầm cố chứng khoán nợ, và chứng khốn vốn có chọn lọc, để tạo thanh khoản chung cho thị trường tài chính, và liên thơng các thị trường bộ phận trong thị trường tài chính, theo các quy luật của thị trường.

4.2.3. Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro

TTCK luôn tiềm ẩn những rủi ro cao, trong khi an toàn của hệ thống ngân hàng là vơ cùng quan trọng đối với tồn bộ nền kinh tế. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các NHTM là phải nâng cao quản trị rủi ro trong các hoạt động chứng khoán, như:

kinh doanh chứng khoán, cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khốn,…phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, đồng thời đạt được chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng.

Việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong khi thực hiện các nghiệp vụ chứng khốn của các NHTM, cần phải thực hiện những cơng việc cụ thể sau:

 Các bộ phận của các NHTM nên thực hiện phân tách rạch ròi các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý nhằm quản lý tốt và thực hiện hiệu quả các nghiệp vụ liên quan đến chứng khốn. Ví dụ như, nhằm đảm bảo an tồn trong cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khốn, bộ phận tín dụng của các NHTM nên được chia thành các bộ phận quan hệ khách hàng - thẩm định tín dụng - quản lý rủi ro tín dụng - quản lý nợ trong hoạt động cho vay của NHTM.

 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại khách hàng vay vốn, từ đó NHTM xây dựng chính sách khách hàng hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong trường hợp cho khách hàng vay vốn để đầu tư chứng khoán.

4.2.4. Nâng cao năng lực tài chính

Lành mạnh hố và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính để đảm bảo có đủ năng lực tài chính cả về quy mơ và chất lượng. Tiếp tục tăng quy mơ vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối kế tốn. Tăng vốn tự có của NHTM bằng cách:

 Lợi nhuận để lại

 Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đẩy nhanh tiến độ tham gia niêm yết trên TTCK

 Sát nhập, hợp nhất, mua lại nhằm tập trung vốn để phát triển, giảm rủi ro.

 Bảo đảm duy trì mức vốn tự có phù hợp với quy mơ tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. Việc tăng vốn tự có của NHTM ngồi việc mở rơng quy mô hoạt động, tăng khả năng sinh lời của tài sản có và tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thì các NHTM phải chuẩn bị các phương án trước khi tăng vốn tự có của NHTM, cụ thể là: mở rộng mạng lưới, nâng cấp cơ sở vật chất, phân cấp thị trường để cung cấp sản phẩm dịch vụ phù hợp, chuẩn hố các quy trình nghiệp vụ,…

4.2.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ liên quan đến TTCK

Các NHTM hiện nay cần tập trung phát triển sản phẩm cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán hiện hữu, như: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với cơng ty chứng khốn, cho vay dưới hình thức cầm cố chứng khốn hoặc đảm bảo bằng tài sản khác đối với khách hàng sử dụng vốn vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay đối với khách hàng để bổ sung số tiền thiếu khi lệnh mua bán chứng khoán được khớp, cho vay đối với người lao động để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Liên kết, hợp tác với các tổ chức tài chính trung gian, cơng ty chứng khốn trực thuộc trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nhằm, một mặt, đem lại nhiều công cụ đầu tư cho nhà đầu tư trên TTCK, góp phần kích cầu chứng khốn, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán, giúp TTCK phát triển ổn định, bền vững; mặt khác, thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường, các NHTM thu được nhiều lợi nhuận, có được nguồn vốn nhanh chóng để tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Như vậy, đa dạng hố sản phẩm, dịch vụ của NHTM liên quan đến TTCK như các sản phẩm cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, nghiệp vụ chứng khoán hoá các khoản vay bất động sản, nghiệp vụ giao dịch ký quỹ có vai trị quan trọng trong việc cung cấp thêm chủng loại hàng hoá cho TTCK, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận nhiều cơng cụ tài chính để đầu tư kinh doanh chứng khốn nhằm hỗ trợ và góp phần làm TTCK phát triển ổn định, bền vững.

Để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn cho từng loại sản phẩm, các NHTM lớn nên cơ cấu lại tổ chức theo mơ hình kinh doanh độc lập giữa các dịng, hay nhóm sản phẩm, thơng qua việc thành lập các đơn vị hạch toán độc lập trong một định chế tài chính đa năng để minh bạch hoá, chia sẻ rủi ro, và hỗ trợ lẫn nhau: ví dụ như thành lập các cơng ty hạch tốn độc lập trong cùng một định chế tài chính như: công ty cho vay thế chấp, cầm cố chứng khốn, cơng ty bảo hiểm khoản vay, cơng ty thanh lý tài sản tài chính, cơng ty dịch vụ phi tín dụng…

Tóm lại, sự tham gia của NHTM trên TTCK là cần thiết và quan trọng góp phần giúp TTCK phát triển ổn định, bền vững, đồng thời tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Việc cần làm là phải thực thi đồng bộ ngay từ bây giờ các giải pháp từ hệ thống các NHTM bằng các biện pháp nâng cao năng lực quản trị, nâng cao năng lực tài chính, hồn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến TTCK, tuân thủ các quy định của Nhà Nước trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, sự tham gia của các NHTM trên TTCK chỉ có thể phát huy tác dụng khi có sự hỗ trợ đắc lực của các cơ quan, ban, ngành, Chính phủ trong việc xây dựng các hành lang pháp lý đầy đủ về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và TTCK để TTCK và thị trường tiền tệ thực sự gắn bó mật thiết và tác động qua lại với nhau trong quá trình luân chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN

TTCK Việt Nam, sau một thời gian trầm lắng, đang trên đà phục hồi nhanh chóng, và được dự đốn sẽ cịn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Sự phát triển này của TTCK Việt Nam có sự đóng góp khơng nhỏ của các NHTM trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thị trường. Vì vậy, phát huy vai trị của NHTM trên TTCK Việt Nam là một tất yếu khách quan. Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Các NHTM ngày càng tham gia tích cực hơn và khẳng định tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của TTCK. Sự tham gia của các NHTM được thể hiện với 3 tư cách: tổ chức phát hành, nhà đầu tư chuyên nghiệp, và trung gian tài chính hỗ trợ hoạt động cho thị trường.

2. Mặc dù đã được mở rộng cả về quy mô và chất lượng, các hoạt động của NHTM trên TTCK vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: phạm vi còn nhỏ, nghiệp vụ còn đơn giản. Nguyên nhân của những hạn chế này là do: sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp lý về hoạt động của NHTM trên TTCK, sự kém phát triển của TTCK, và sự yếu kém của chính các NHTM về tiềm lực tài chính, trình độ cơng nghệ, cũng như chất lượng nguồn nhân lực.

3. Trước thực trạng đó, các giải pháp vĩ mô và vi mô cần được quan tâm xem xét. Các giải pháp vĩ mô nhằm cải tạo môi trường hoạt động cho các NHTM, trong khi các giải pháp vi mơ nhằm hồn thiện và phát triển các NHTM.

Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực còn mới mẻ và phức tạp, khố luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin hoan nghênh mọi ý kiến góp ý, phê bình để đề tài này có thể hồn thiện hơn và những giải pháp đề ra trong khố luận có điều kiện áp dụng vào thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách và Báo tham khảo

1. Đào Lê Minh (2002), Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường

Chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, tr. 72 – 97, Hà Nội.

2. Vân Linh (2010), “Giá nào cho cổ phiếu ngân hàng phát hành thêm”, Báo

Đầu tư chứng khoán (31), tr.27.

3. Giang Thanh (2009), “Dự báo Index từ nhóm cổ phiếu ngân hàng”, Báo

Đầu tư chứng khoán (156), tr 16.

4. Ngơ Xn Thanh (2009), “Nhìn lại Thị trường Chứng khốn Việt Nam sau

10 năm hoạt động”, Báo Đầu tư chứng khoán (12), tr.3.

5. Bản cáo bạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tháng 7/2006, tr. 27.

Tài liệu tham khảo điện tử

1. http://www.tapchicongsan.org.vn, Nguyễn Đình Tự (2007), “Thị trường

chứng khoán Việt Nam trước những thách thức của việc gia nhập WTO”, [truy cập ngày 13/2/2010].

2. http://www.sbv.gov.vn/vn (2005), “Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại

Nhà nước: Một bước đi tất yếu”, [truy cập ngày 2/3/2010].

3. http://www.mof.gov.vn (2005), “Năm nay sẽ nở rộ phát hành chứng

khoán?”, [truy cập ngày 3/4/2010].

Cùng các số liệu tổng hợp từ nhiều website khác.

Nguồn pháp lý tham khảo

1. Luật Chứng khoán, số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006. 2. Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997.

3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày

15/6/2004.

4. Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007. 5. Thông tư 04/1999/TT-NHNN ngày 2/11/1999. 6. Quyết định 27/2007/NĐ-BTC.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 82 - 87)