Luyện tập chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh trường trung học phổ thông chuyên với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (chương nguyên tử hóa học lớp 10 chương trình nâng cao) (Trang 59 - 66)

GA cho bài dạy:

Bài 8: Luyện tập chương 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

Củng cố các kiến thức về:

 Thành phần cấu tạo nguyên tử.

 Những đặc trưng của nguyên tử.

 Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

 Sự phân bố electron trên các phân lớp theo thứ tự lớp.

 Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.

2. Kỹ năng

 Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nguyên tử để làm bài tập về cấu tạo nguyên tử.

 Vận dụng các ngun lí, quy tắc để viết cấu hình electron ngun tử của các nguyên tố.

 Dựa vào đặc điểm lớp electron ngoài cùng để phân loại các nguyên tố kim loại, phi kim hoặc khí hiếm.

3. Thái độ, tình cảm

Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

- GV: Máy tính, máy chiếu, hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập.

- HS: Nắm vững các lý thuyết đã học, chuẩn bị sẵn sơ đồ hệ thống kiến thức và hệ thống các dạng bài tập.

III. Tổ chức hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết

GV yêu cầu HS trình bày theo nhóm sơ đồ hệ thống kiến thức chương 1 đã

A. LÝ THUYẾT

HS: Trình bày các sơ đồ của mình

chuẩn bị.

GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau sau đó nhận xét chung và chốt lại các ý quan trọng.

đầy đủ và rõ ràng bao gồm: - Cấu tạo nguyên tử.

- Mối liên hệ số e, số p, số n, số khối A. - Đồng vị. Nguyên tử khối

- Lớp và phân lớp. Biểu diễn electron trên các lớp và phân lớp. Cấu hình electron.)

Hoạt động 2: Hệ thống hóa các dạng bài tập

GV u cầu HS trình bày theo nhóm sơ đồ hệ thống các dạng bài tập của chương.

GV tổng kết lại và đưa ra các dạng BT sẽ luyện tập trong tiết học.

B. BÀI TẬP

HS trình bày sơ đồ của mình

Hoạt động 2: Luyện tập – Dạng 1:

Viết cấu hình electron các nguyên tử, ion. (Bài tập trong phiếu học tập) Câu 1/a (phần tự luận) chỉ viết cấu

hình electron của: Na, O, Fe, Cl-, Fe2+, Cr3+

Câu 2 (phần tự luận) Viết cấu hình electron của nguyên tử trong mỗi trường hợp sau:

a. Nguyên tử A có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 33.

b. Nguyên tử B có cấu hình electron lớp ngồi cùng là 3s2

3p4

c. Ngun tử B có tổng số electron các phân lớp s bằng 7

I. Viết cấu hình electron nguyên tử, ion

HS lên bảng thực hiện bài tập.

HS cùng thảo luận nhóm đưa ra phương án giải quyết cho câu hỏi c, d và e

Các trường hợp đều hợp lý cho câu c: - 1s22s22p63s23p64s1

- 1s22s22p63s23p63d54s1 - 1s22s22p63s23p63d104s1

Với câu d, từ kết quả của câu c, chọn cấu hình thứ 3.

d. Nguyên tử X có tổng số electron các phân lớp d bằng 10 và tổng số electron các phân lớp s bằng 7.

e. Nguyên tử Y biết cấu hình electron của ion Y3+

ở phân lớp ngoài cùng là 3d5

Câu e: Y3+: 1s22s22p63s23p63d5

Khi chuyển thành cation thì electron lớp ngồi cùng sẽ bị cho trước, như vậy khi Y mất 3 e thì sẽ mất ở lớp 4s rồi mới mất ở 3d.

Vậy Y: 1s22s22p63s23p63d64s2

Hoạt động 3: Dạng 2- Bài toán về số hạt p, n, e

Câu 9,11(phần trắc nghiệm)

Câu 9: Nguyên tử X có tổng số hạt

(p, n, e) là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của nguyên tử X là:

A.10 B.25 C.23 D.21

Câu 11: Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Kí hiệu ngun tử của ngun tố đó là:

A.8035Br B. 3580Br C. 4535Br D.8045Br

Câu 3,4-phần tự luận.

Bài 3,4 làm theo phương pháp thông thường hay phải biện luận?

II. Các bài toán về số hạt p, n, e.

Bằng phương pháp lập hệ phương trình đơn giản, dễ dàng đưa ra đáp án:

9.C

11.A

Thảo luận cách làm :

Mỗi nguyên tố đều có 2 ẩn là Z và N. Vậy bài toán với 2 nguyên tố tổng số ản là 4. Số dữ kiện = số ẩn thì lập hệ và giải hệ ta sẽ có đáp án.

Với vài tốn số dữ kiện < số ẩn thì phải biện luận.

ẩn = 4 nên giải bằng phương pháp thông thường.

Hoạt động 4: Bài toán về đồng vị.

Câu 4,12(phần trắc nghiệm)

Câu 4: Trong tự nhiên, nguyên tố

Brom có 2 đồng vị là 79Br

35 và 81Br

35 .

Nếu nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91 thì phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị này lần lượt là:

A.35 và 65 B. 45,5 và 54,5 C. 54,5 và 45,5 D. 51 và 49

Câu 12: Trong tự nhiên Cu có hai

đồng vị: 2963Cu; 6529Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Thành phần % về khối lượng của 6329Cutrong CuCl2 là giá trị nào dưới đây? Biết MCl = 35.5 .

A.73,00% B. 27,00% C.32,33% D. 34,18%

III. Các bài toán về đồng vị

Câu 4: sử dụng cơng thức tính ngun tử khối trung bình HS dễ dàng chọn được đáp án đúng là C.

Câu 12: 2 HS lên bảng làm. Ta có:

-TừMCu = 63,54. Suy ra %2963Cu =73%

1 mol CuCl2 chứa 0,73 mol 6329Cu

%klượng 6329Cu 0, 73.63 34,18% 63,54 35,5.2

 

Đáp án: D

Hoạt động 5: Bài tập về nhà: các bài tập còn lại trong phiếu học tập.

- Phiếu học tập (phần phụ lục)

- Sản phẩm của HS (phần phụ lục)

2.3.6. Một số biện pháp phát triển năng lực nhận thức cho học sinh với sự trợ giúp của công nghệ thông tin của công nghệ thông tin

2.3.6.1. Biện pháp 1: Tăng cường cho học sinh khai thác tư liệu điện tử

Tư liệu điện tử chính là nguồn kiến thức phong phú để khám phá nội dung kiến thức mới. Năng lực nhận thực và tư duy phát triển khi HS liên hệ được những kiến

thức đã học với nguồn kiến thức GV đưa ra để hình thành kiến thức mới.

Tư liệu điện tử được đưa lồng ghép vào các bài giảng, đưa vào sách điện tử mà người GV biên soạn cho HS như một tài liệu tự học. Tư liệu điện tử dưới nhiều dạng thức phong phú như các hình ảnh, flash, video, trang web, file văn bản pdf,…mang tính trực quan, sinh động, nhiều thơng tin vừa thú vị, mới lạ, hình ảnh, màu sắc đẹp, rõ ràng đem đến những kiến thức không hề khô khan, mà trái lại rất thú vị, dễ dàng trong việc nắm bắt và tiếp thu.

Cần phải chú ý rằng, khi những tư liệu điện tử được sử dụng với mục đích nghiên cứu thì ln có giá trị cao hơn là kiểm chứng. Mục đích nghiên cứu có nghĩa là người học tiếp nhận tư liệu đưa ra để so sánh, phân tích, tổng hợp, từ đó hình thành kiến thức mới, còn khi người học đã tiếp nhận kiến thức mới rồi, tư liệu chỉ mang tính chất nhắc lại, khẳng định lại, chứng minh lại thì lúc đó tư liệu mang tính chất kiểm chứng, tất nhiên, mức độ tác động tới việc phát triển tư duy là không cao.

Để phát huy hiệu quả cao nhất đối với các tư liệu mang tính chất nghiên cứu, người GV ln phải tìm cách sao cho hướng tư duy của người học từ từ tiệm cận kiến thức mới, tức là quản lý và điều chỉnh được cách hiểu, cách suy luận của người học sao cho đúng với hướng mà GV đã đề ra trong GV.

Muốn vậy, đi kèm với các tư liệu điện tử luôn phải là hệ thống câu hỏi rõ ràng, theo đúng các cấp bậc từ dễ đến khó, từ xa đến gần, gần nhất đó chính là lúc kiến thức mới được hình thành. Quá trình dẫn dắt tư duy theo hệ thống câu hỏi như vậy luôn làm cho người học cảm thấy thú vị, dễ hiểu, không phức tạp rắc rối, không mơ hồ gượng ép, kiến thức được tiếp nhận một cách tự nhiên, nhưng bền vững và sâu sắc.

Cụ thể với các bài dạy trong chương Nguyên tử, khi tích hợp vào bài giảng, các tư liệu điện tử luôn được ưu tiên sắp xếp sao cho mục đích chính mang tính nghiên cứu, khi đó các tư liệu này mới đem lại hiệu quả cao nhất trong phát triển năng lực nhận thức và tư duy của người học.

VD 1: Với bài dạy : bài 1 : Thành phần nguyên tử.

Trong hoạt động 1: Electron: Để giúp HS hiểu được electron được tìm ra như

phóng điện trong chân khơng, trong thí nghiệm này có 2 điểm cần chú ý:

- Sự phát sáng của màn huỳnh quang chứng tỏ có sự xuất hiện của một loại vật chất nào đó. Vật chất này dưới dạng tia và vì thế người ta gọi là tia âm cực

- Khi đặt tia này trong điện trường nó bị lệch về phía cực dương, chứng nỏ nó mang điện âm.

Và người GV cần phải dẫn dắt HS chú ý và tập trung vào 2 điểm trên bằng hệ thống câu hỏi nghiên cứu như sau:

+ Màn huỳnh quang phát sang chứng tỏ điều gì?

+ Có thể kết luận tia âm cực là chùm hạt mang điện tích gì? Từ đó dẫn dắt, đó chính là sự tìm ra electron.

VD 2: Với bài dạy : bài 3 : Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.

Bài tập về nhà: Nghiên cứu bài mới theo hệ thống câu hỏi?

- Các electron đứng yên hay chuyển động xung quanh hạt nhân? Nếu chuyển động thì chuyển động như thế nào? Theo quỹ đạo giống như các hành tính trong hệ mặt trời, hay không theo quỹ đạo?

- Sự có mặt electron ở trong khơng gian ngun tử có đều nhau ở mọi vị trí trong khơng gian ngun tử hay khơng? Nơi có mặt electron nhiều nhất gọi là gì? Nó có hình dạng như thế nào?

Đây là một hoạt động của phương pháp dạy học nghiên cứu, tức là đưa trước các câu hỏi dẫn dắt tư duy HS tiếp cận rồi đến tiếp nhận kiến thức mới. Người GV trên lớp sẽ chỉ có vai trị củng cố, nhấn mạnh, đưa ra các hoạt động dạy học để các kiến thức đó được bền vững hơn và sâu sắc hơn. Phương pháp này địi hỏi HS phải có tài liệu nghiên cứu. Sách giáo khoa thực tế ra là chưa đủ, sách tham khảo thì tương đối dàn trải, hầu như ít sách tham khảo chỉ tập trung vào vấn đề này, và sẽ thường có nhiều phần kiến thức chuyên sâu chưa thực sự cần thiết và phù hợp với tư duy của HS lớp 10. Thực tế ra phải nói rằng, chính người GV đứng lớp mới hiểu được HS của mình có gì và HS của mình cần gì. Việc soạn tư liệu điện tử làm tài liệu tham khảo, tài liệu tự học, là vô cùng cần thiết và phải căn cứ vào mức độ nhận thức và tư duy nền tảng ban đầu của HS mới có thể thực hiện được sản phẩm hữu dụng và thiết thực.

Tư liệu điện tử mà tơi muốn nói ở đây chính là cuốn sách điện tử được biên soạn bằng phần mềm LectureMaker trong đó hệ thống đầy đủ rõ ràng các kiến thức của chương, cũng như cung cấp kiến thức sâu hơn, mở rộng hơn và tất nhiên có chọn lọc phù hợp với tư duy của HS lớp 10. Bằng việc kết hợp tư liệu điện tử được trình bày ít chữ, đẹp mắt với sách giáo khoa, HS sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc tìm tịi, nghiên cứu. Nghiên cứu, tìm tịi, chính là cơ sở, nền tảng để phát triển năng lực nhận thức và tư duy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh trường trung học phổ thông chuyên với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (chương nguyên tử hóa học lớp 10 chương trình nâng cao) (Trang 59 - 66)