1.1 Lịch sử hình thành
Tồn cầu hố về thương mại quốc tế, tự do mậu dịch, nhiều tập đoàn mở rộng sản xuất sang các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba vì giá lao động rẻ) qua các hình thức đầu tư nước ngoài, hợp tác thương mại, chuyển giao phát minh hoặc hợp tác với nhà thầu phụ tạo nên một chuỗi nhà cung ứng.
Trên cơ sở đó, khái niệm “trách nhiệm tập thể” được hình thành, các doanh nghiệp nhận ra rằng Trách Nhiệm Xã Hội tác động trên hoạt động của họ và như vậy phát sinh một hoạt động cơ bản là Nguyên Tắc Tình Nguyện Áp Dụng Chuẩn Mực Đạo Đức Trong Kinh Doanh Toàn Cầu khởi xướng bởi Sullivan, General Motors năm 1970, áp dụng ở Châu Phi trong chế độ Apartheid. Nguyên tắc Mc Birde 1995 được ứng dụng rộng rãi trong các công ty Mỹ ở Bắc Ireland hay “Luật Cư Xử Đạo Đức” (Ethical Codes Of Conduct) được các doanh nghiệp tình nguyện áp dụng khi mà tình trạng lạm dụng lao động đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Đài Loan ... (những năm 1980), Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, ...
(những năm 1985) và gần đây là Bangladesh, Parkistan, Srilanka, Laos, Nepal, Việt Nam.
Những nguyên tắc hay luật này đều liên quan đến trách nhiệm về môi trường làm việc, khái niệm cộng đồng, quyền con người bắt nguồn từ các Công Ước Quốc Tế Về Lao Động.
Năm 1997 tiêu chuẩn SA8000 được trình bày bởi một chuyên gia trong Ủy ban tư vấn của hội nghị CEPAA (Concil on Economic Priorities Accreditation Agency) tổ chức. Hội nghị này có đại diện của các tổ chức liên quan như: các hiệp hội, các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan lập pháp, các thương nhân, các công ty sản xuất, các tổ chức tư vấn, đánh giá và chứng nhận.
SA 8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quyền lợi người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động.
Phiên bản SA 8000 ra đời năm 1997 và được liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quả và không mâu thuẩn với mục tiêu của tất cả các tổ chức. Tiêu chuẩn SA 8000 đang được soát xét lại kể từ tháng 1-3/2001 và đến tháng 3/2001 bảng báo cáo lần chót về việc sốt xét đã được trình đến uỷ ban tư vấn của CEPAA. Hiện nay phiên bản mới nhất của SA8000 là phiên bản 2008 (SA8000 : 2008).
1.2 Quy trình chứng nhận phù hợp SA8000
Về cơ bản, quy trình chứng nhận phù hợp SA8000 khơng có gì khác biệt so với chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000.
Các doanh nghiệp mong muốn được chứng nhận phù hợp SA 8000 phải thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn 3 bước của SAI:
Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung quy định của SA 8000 và đề nghị được chứng nhận, bao gồm:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng SA 8000 và quy trình chứng nhận SA 8000. - Đào tạo nội bộ về SA 8000.
- Liên hệ với tổ chức chứng nhận SA 8000 đã được SAI cơng nhận để có mẫu đơn đề nghị chứng nhận.
- Nộp đơn đề nghị chứng nhận.
Bước 2: Thực hiện chương trình phù hợp SA8000, bao gồm:
- Thực hiện đánh giá nội bộ và các hành động hiệu chỉnh nội bộ cần thiết. - Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến đánh giá tiền chứng nhận. - Thực hiện các hành động hiệu chỉnh do các chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận khuyến cáo sau khi đã đánh giá tiền chứng nhận.
- Nếu cần thiết, có thể đề nghị kéo dài thời gian đề nghị chứng nhận đến 2 năm. Bước 3: Đo lường hiệu quả, bao gồm:
- Đề nghị tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận;
- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đánh giá chứng nhận
- Thực hiện các hành động hiệu chỉnh (nếu cần thiết) và thông báo lại cho tổ chức chứng nhận để thực hiện việckiểm tra lại.
- Thực hiện các công việc và yêu cầu liên quan đến các đánh giá giám sát trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ SA8000.