Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn SA8000 trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn SA8000 vào vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 33 - 41)

Qua một số nghiên cứu sơ bộ và khảo sát về việc áp dụng các tiêu chuẩn SA8000 do nhóm nghiên cứu SA8000 của Viện Kinh Tế TP.HCM tiến hành trong năm 2000, việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều thuận lợi hơn các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc và các điều luật về Lao động, vốn rất gần gũi với các quy định của Luật lao động quốc tế mà SA8000 lấy đó làm nền tảng. Việc áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp Nhà nước giúp triển khai cụ thể và đi sâu vào khía cạnh hiệu quả của hoạt động quản lý lao động nên gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý và ngay chính công nhân. Ngược lại, áp dụng SA8000 trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có phần khó khăn hơn và địi hỏi nỗ lực và cam kết của cấp quản lý.Nếu cấp quản lý khơng ủng hộ thì SA8000 rất khó thực hiện.Sức ép từ phía người mua hàng hay cơng ty mẹ chính là động cơ thúc đẩy chính để áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước hầu như đã ở bước đầu ủng hộ SA8000.

Mặc khác, tất cả các bên lợi ích của xã hội: nhà cung cấp, nhà sản xuất, người tiêu dùng, các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ mặc dù quan hệ chặt chẽ với nhau trong những hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nhưng người lao động của từng doanh nghiệp, từng công ty không lao động trong những điều kiện giống nhau. Trong xu hướng tồn cầu hóa, việc chia nhỏ các cơng đoạn sản xuất và một sản phẩm được hồn thành từ những chi tiết có xuất xứ từ nhiều xưởng sản xuất khác nhau, những quốc gia có nền văn hóa khác nhau và điều kiện lao động khác nhau càng trở nên có hiệu quả về kinh tế hơn. Vấn đề là làm thế nào để cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững? Phát triển bền vững phải cân nhắc khía cạnh lợi ích xã hội trước tiên. Nếu xét riêng yếu tố lao động trẻ em và

xem những điều khoản khác của hệ thống tiêu chuẩn SA8000 như những tiêu chuẩn tối thiểu đảm bảo mức thu nhập và điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động như những lợi ích thêm vào thu nhập của người lao động, thì xét về phương diện chung, việc thực hiện SA8000 sẽ là hướng đi đúng của con đường phát triển bền vững. Vấn đề là phải ghi nhớ rằng doanh nghiệp ln phải duy trì lợi thế cạnh tranh. Họ theo đuổi SA8000 là nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh chứ khơng nhằm mục đích nhân từ, lý tưởng hay thực hiện dân chủ. Chừng nào doanh nghiệp cịn tạo ra lợi nhuận thì nó cịn tồn tại. Chính vì vậy, họ áp dụng SA8000 phải đem lại thế cạnh tranh và duy trì lợi nhuận chứ khơng phải vì theo đuổi lý tưởng nào khác.

Hoạt động quảng cáo SA8000 cũng là một rủi ro. Nếu không tham gia đúng luật chơi theo địi hỏi của khách hàng và các cơng ty mẹ, các đơn vị gia cơng có thể mất hợp đồng và đứng ngồi cuộc chơi. Chính vì vậy, SA8000 đã vượt ra khỏi tầm kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý lao động tại các doanh nghiệp và đóng vai trị thể hiện sự thành cơng của một công ty. Bằng cách giữ lại những cá nhân tài năng. Đây chính là cuộc cách mạng về khái niệm và sự công nhận về nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp. SA8000 ngày càng được sử dụng như một công cụ thể hiện hoạt động và sứ mệnh của doanh nghiệp, cơng đồn và các tổ chức phi chính phủ.Nhiều cơng ty ngày nay hoạt động ở khắp các châu lục trên thế giới và có hàng ngàn nhà cung cấp, người bán lẻ và các đơn vị gia công nên việc thực hiện được điều này rất khó khăn và địi hỏi rất nhiều thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, đây chính là một trong những thử thách đặt ra trong q trình tồn cầu hóa.SA8000 trở nên một vấn đề khơng cịn ở giai đoạn tranh cãi nữa mà đang trong giai đoạn hịan thiện và lơi cuốn sự chú ý của công chúng. Từ những trường hợp tranh chấp lao động được báo chí và các phương tiện đại chúng đề

cập đến, ta có thể thấy có rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng SA8000 tại Việt Nam.

4.1. Thực trạng SA8000 trong các doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam

4.1.1. Tầm quan trọng của SA 8000 đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp may mặc và gia công xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Một trong những thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp gia công Việt Nam là phải đáp ứng các yêu cầu của bên đối tác và cả yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài. Người tiêu dùng ở các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu khơng chỉ địi hỏi các tiêu chuẩn thơng thường về sản phẩm như giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì, v.v... mà cịn đòi hỏi giá trị đạo đức của sản phẩm, cụ thể hơn là điều kiện làm việc của công nhân tạo ra các sản phẩm này. Người tiêu dùng tại các nước tiên tiến đang bị lôi cuốn vào các chiến dịch quảng cáo của các hiệp hội đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và trẻ em, đã trở nên dè dặt hơn khi mua các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Á và châu Phi, những quốc gia mà báo chí và các phương tiện thơng tin đại chúng đã đưa thông tin về các trường hợp ngược đãi cơng nhân. Chính vì vậy, SA8000, một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng nhiều đến điều kiện làm việc của người lao động, được xem là một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm.

Bên cạnh các tiêu chí chung như SIO 14000, SA 8000…(ở Mỹ có riêng tiêu chí WRAP, EPA, EU vừa ban bố kỹ thuật REACH liên quan đến 200 húa chất bị cấm nhập đối với các sản phẩm dệt may, da giày), ngành da giày còn thường bị 8 rào cản kỹ thuật quan trọng là không sử dụng lao động trẻ em, khơng lao động cưỡng bức, an tồn và sức khỏe cho người lao động, hình thứckỷ luật người lao động, giờ làm việc, tiền lương cho người lao động. Ngành da giày, dệt may dù

cải tiến kỹ thuật hiện đại đến mấy vẫn mang tiếng là ngành sử dụng nhiều lao động vì thế các rào cản kỹ thuật tinh vi hơn.

4.1.2. Nhận thức của đa số các doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp,việc cần thiết là giảm sản phẩm hư, làm hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về năng suất và chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo các DN, việc thực hiện TNXH cũng là một thách thức không nhỏ. Cũng trong đợt khảo sát nêu trên, các băn khoăn của DN đưa ra tập trung ở một số điểm, trong đó hầu hết đều nêu ý kiến DN Việt Nam hầu hết ít vốn,thực hiện TNXH sẽ làm tăng thêm chi phí đầu tư, tức tăng giá thành sản phẩm. Các yếu tố như: thiếu người thực hiện, tốn thời gian, cộng với nhận thức của người lao động chưa thấu đáo, luật pháp chưa có quy định… được xem như là thách thức, khiến DN e ngại.

4.2. Khái quát về thực tiễn triển khai SA 8000 ở các doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ

Trong mấy năm gần đây, chủ yếu do yêu cầu của đối tác mua hàng nước ngoài, một số DN Việt Nam đã thực hiện các chương trình CSR. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 DN thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các DN này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34, 2 lên 35, 8 triệu đồng/ lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN cịn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lịng của người lao động, thu hút lao động có chun mơn cao.

Tính đến thời điểm hiện nay, số các doanh nghiệp dệt may, da giày ở Việt Nam được cấp chứng chỉ cũng chưa phải là nhiều, tiêu biểu có: cơng ty dệt may

Thành Cơng, cơng ty May Nhà Bè, công ty may Việt Thắng, công ty xuất khẩu dệt may Việt Tiến, Catrol Việt Nam, Legamex, Coats Phong Phú, cơng ty giày Thái Bình, cơng ty cổ phần may Bắc Giang…Tính đến 8/2007, đã có 25 DN được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn SA 8000. Hiện tại ở Việt Nam nếu kể đến DN áp dụng tự giác và đã thành cơng trong lĩnh vực này rất ít ỏi.Một số đã thực hiện tốt là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, như NIKE, Adidas, Columbia Sport, JC Penny. DN trong nước áp dụng thành cơng được nêu làm ví dụ tiêu biểu như Coart Phong Phú, (sản xuất phụ liệu cho ngành dệt và may mặc.Cụ thể,người lao động được quan tâm chăm sóc đầy đủ về các chế độ cũng như điều kiện làm việc,lương thường đầy đủ,môi trường cạnh tranh tốt. Từ đó cơng nhân có tác phong cơng nghiệp, đi làm đúng giờ, làm việc hết mình với phương châm hết giờ, hết việc mới nghỉ. Nhờ sự chú trọng đến người lao động, Công ty đã được cấp chứng chỉ SA 8000 (Hoa Kỳ), một chứng chỉ về trách nhiệm xã hội đối với người lao động, tấm “giấy thông hành” quan trọng cho đơn vị chinh phục các thị trường khác trên thế giới. Để từng bước tạo niềm tin với các khách hàng quốc tế, Công ty đã kiện tồn lại tổ chức, tn thủ các u cầu về mơi trường làm việc, chế độ cho người lao động, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của những đơn vị trong ngành về thủ tục, điều kiện giao hàng, đáp ứng tốt nhất u cầu của phía đối tác để thành cơng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cơng ty giày Thái Bình: Là doanh nghiệp chun sản xuất giày xuất khẩu vào hàng đầu của tỉnh Bình Dương, những năm qua, Cơng ty Thái Bình từng bước khẳng định chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế.Ngay từ những ngày mới thành lập(29/9/1992), lãnh đạo Cơng ty giày Thái Bình đã nhận thức rất sâu sắc TNXH của công ty và đặt mục tiêu phải thực hiện bằng được. Bởi, đối với xã hội, nếu một doanh nghiệp có điều kiện thực hiện

được TNXH, sẽ góp phần rất lớn cho con người, cộng đồng và môi trường...Nhờ hợp đồng đầu tiên với hãng giày Reebok (năm 1996), công ty đã tiếp cận được với bộ tiêu chuẩn COCs - một trong những tiêu chuẩn để một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Từ đó, cơng ty dấn thêm một bước trong vấn đề đặc biệt quan tâm, chăm sóc tới con người.Cụ thể: tuân thủ nghiêm túc Bộ luật lao động, làm tốt các chính sách đối với cơng nhân như: không phân biệt đối xử, không trù dập người lao động, không sử dụng lao động trẻ em, hợp đồng lao động dài hạn, không ngừng nâng cao chế độ lương cho công nhân, tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức Đảng, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội cựu chiến binh... hoạt động, nhằm thu hút công nhân tham gia. Bên cạnh đó, cơng ty cũng rất chăm lo đến sức khoẻ cho công nhân, không ép cơng nhân làm q sức, cho cơng nhân có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo sức lao động. Đáng chú ý, hàng năm, công ty luôn tổ chức nhiều chuyến tham quan, nghỉ ngơi, dưỡng sức ở Vũng Tàu, Nha Trang, Mũi Né... cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên làm trong cơng ty.

Tuy nhiên, việc thực hiện SA8000 ở các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều khoảng trống.Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích khác của NLĐ.Rất dễ xảy ra hiện tượng đình cơng ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Quyền đình cơng của NLĐ được pháp luật ghi nhận, song trên thực tế, quyền này đang được thực hiện một cách tự phát, khơng đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục...

Tình trạng đình cơng liên tiếp xảy ra theo chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong một số lĩnh vực như: giày da, may mặc, các hãng taxi..., với nguyên nhân chung là người lao động bị trả lương thấp, tỷ lệ ăn chia khơng đều. Theo ơng Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đồn Lao động Việt Nam, tính đến thời điểm này, cả nước đã diễn ra gần 400 cuộc đình cơng. Điều đáng lưu ý là tất cả những cuộc đình cơng này đều trái luật vì khơng đúng trình tự, thủ tục qui định

và khơng do cơng đồn lãnh đạo. Theo số liệu chưa đầy đủ của Bộ LĐTBXH, từ năm 1995 đến đầu năm 2008, gần 2.300 cuộc đình công đã xảy ra ở Việt Nam.Riêng 4 tháng đầu năm 2008, số cuộc đình cơng tự phát vẫn tiếp tục gia tăng (lên tới 295 cuộc). Điều này nói lên việc thực hiện TNXH ở đây còn rất yếu.Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc đình cơng là do giới sử dụng lao động vi phạm các quy định của pháp luật, vi phạm các thoả thuận với NLĐ như trả lương, trả thưởng không đúng pháp luật, thoả ước lao động tập thể; buộc NLĐ làm thêm giờ vượt quá quy định; kỷ luật NLĐ trái pháp luật; trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho NLĐ...Có một số vụ đình cơng xảy ra do cán bộ quản lý có hành vi khiếm nhã với cơng nhân.Chính vì ngun nhân của các cuộc đình cơng như trên nên hầu hết yêu sách của người lao động là hợp pháp và chính đáng. Sau khi đình cơng xảy ra, nhìn chung người sử dụng lao động đều đáp ứng các đòi hỏi của người lao động.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2008, vấn đề việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đặc biệt là những người làm các công việc giản đơn trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI đang gặp rất nhiều khó khăn. Do tác động của lạm phát, dịch bệnh, đời sống công nhân lao động và người dân bị ảnh hưởng lớn. Điều đó dẫn đến tình trạng đình cơng gia tăng và tái diễn nợ đọng, trốn đóng BHXH. Theo số liệu của tổng liên đoàn, các doanh nghiệp nợ BHXH năm 2007 lên tới hơn 2.000 tỉ đồng.Những điều này gây khó khăn cho chính cơng ty cũng như khơng bảo đảm được thương hiệu và sức cạnh tranh của công ty.

Việc áp dung SA8000 trong các doanh nghiệp quốc danh gặp rất nhiều thuận lợi và ủng hộ từ các cấp quản lý cũng như ngay chính cơng nhân. Ngược lại, áp dụng SA 8000 trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh tuy có phần khó

khăn hơn, nhưng sức ép từ phía cơng ty nhập khẩu sẽ là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp này áp dụng SA 8000.

SA 8000 là một hệ thống tiêu chuẩn chú trọng đến điều kiện làm việc của người lao động, được xem như một giải pháp khẳng định giá trị đạo đức của sản phẩm. Nếu chỉ xét về phía nhu cầu khách hàng, SA 8000 sẽ trở nên một công cụ đắc lực giúp các DN xuất hàng sang Bắc Mỹ và Châu Âu.

Một phần của tài liệu Áp dụng tiêu chuẩn SA8000 vào vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w