6. Một số giải pháp để áp dụng tiêu chuẩn SA8000 vào xây dựng đạo đức kinh doanh tại các DNVN
6.2. Về phía Nhà nước
Cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp bắt buộc phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động.Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các đông cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về mơi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngồi. Nhưng nếu khơng đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về mơi trường và xã hội sẽ không bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh kế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được.
Nâng cao chất lượng các quy định pháp luật và tăng cường trách nhiệm thực thi pháp luật. Tập trung hồn thiện luật và tính hiệu lực trong việc thực thi luật. Các trách nhiệm ngoài luật (đạo đức, tù thiện), Nhà nước chỉ nên gián tiếp tác động thông qua các cơ chế như hiệp hội, mạng lưới cộng đồng, giáo dục nâng cao ý thức người lao động, người tiêu dùng.
Thực hiện các chương trình truyền thơng, giáo dục đào tạo về TNXH vào trong hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống dạy nghề.
Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan. Cần thường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức về pháp luật, các tiêu chuẩn tại doanh nghiệp và đặc biệt cần tuyên truyền phổ biến cho người lao động biết các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình tại nơi làm việc. Cần gia tăng nhận thức vấn đề, kiến thức và chun mơn vào tính quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội cho các đối tác liên quan; nâng cao hệ thống quản lý để tuân theo các quy tắc ứng xử và các quy định pháp luật. Tổ chức những diễn đàn để trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và hiệu quả của việc thực hiện trách nhiệm xã hội với sự tham gia của nhiều tập đồn, cơng ty lớn, các đơn vị giám sát độc lập, các tổ chức phi chính phủ nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa những quy tắc giúp nâng cao cơ hội chia sẻ; học hỏi giữa các đối tượng với nhau.
Tạo điều kiện tiếp cận và tra cứu văn bản pháp lý dễ dàng, văn bản pháp luật được cập nhật thường xuyên, hướng dẫn phương pháp xử lý khi có các xung đột giữa các quy tắc ứng xử.
Khuyến khích những sáng tạo và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Tạo cơ chế và các biện pháp khen thưởng thích đáng cho những doang nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội (có thể bằng vật chất như giảm thuế hoặc tinh thần như
giới thiệu khách hàng, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, trao tặng danh hiệu...)
Bằng những phương tiện thông tin đại chúng, thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mơ. Trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phỉa làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khơng phải chỉ bó gọn trong cơng tác từ thiện. Công tác tuyên truyền , giáo dục rất quan trọng bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của ho điều khiển. Do đó , vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành đọng cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là mộ hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức.
Phát triển một bộ phận các doanh nghiệp thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội tạo đà cho các doanh nghiệp khác thực hiện tiến tới việ thực hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện cho việc thực thi pháp luật ngày càng tốt hơn.
Có cơ chế hỗ trợ về tài chính khi cần thiết cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời khi các doang nghiệp vi phạm giúp cho việc thực thi pháp luật được tốt hơn, bảo đảm một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.
Củng cố các khâu yếu trong hệ thống thực thi và soát xét các biện pháp chế tài nột cách xác đáng để đảm bảo hiệu lực của pháp luật.
Xây dựng cơ chế chuẩn hóa, giám sát phối hợp giữa đội ngũ thanh tra và đội ngũ các chuyên gia đánh giá, công ty đánh giá cấp chứng chỉ.
Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. Có thể thấy, trong q trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh, lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh nhiều doanh nghiệp không thể trang trải nổi những khoản chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại...với một chính sách ưu tiên, ưu đãi.
Hình thành kênh thơng tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử, tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử... Ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (hội dệt may, hội giày da, hội xuất khẩu thủy sản...) của Hội Cơng Thương, Văn phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn.
Tăng cường hoạt động thành lập và kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động của cơng đồn cơ sở. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về lao động và nghiệp vụ cơng đồn cho cán bộ cơng đồn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước. Phát hành các tờ rơi, tờ bướm hoặc áp phích trong đó ghi rõ nghĩa vụ, quyền lợi và chế độ lương bổng theo quy định của pháp luật cho doanh nghiệp và người lao động.
Tiếp tục nâng cao nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra viên lao động, tăng cường các hệ thống biểu mẫu thanh tra. Tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm tại các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước, đặc biệt là thanh tra đột xuất giải quyết khiếu kiện. Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong vấn đề trả lương
6.3. Về phía doanh nghiệp
6.3.1. Nâng cao vai trị của các tổ chức Cơng đoàn trong doanh nghiệp
Cơng đồn tại các Doanh nghiệp hiện nay cịn rất yếu. Nhiều cán bộ Cơng đoàn phụ thuộc giới chủ nên khơng phát huy vai trị, chức năng của mình. Người lao động lại khơng có sự lựa chọn tổ chức nghiệp đoàn nào khác (do Việt Nam chỉ có một tổ chức cơng đồn duy nhất). Vì vậy, cần nghiên cứu tổ chức một hệ thống cơng đồn có tính chun nghiệp tại các doanh nghiệp, có lương riêng (từ ngân sách và từ sự đóng góp của người lao động). Từ đó, có cơ sở nâng cao vị thế và vai trị của các cán bộ cơng đồn trong doanh nghiệp, nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người lao động.
6.3.2. Đào tạo, nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội
Lợi nhuận là mục đích của các chủ doanh nghiệp, kinh doanh, bn bán, thương mại (hóa) gắn liền với lợi nhuận và các mánh khóe trên thương trường, và là phương tiện để các nhà kinh doanh đạt được các lợi ích cá nhân của mình. Nhưng cho đến đây kinh doanh vẫn chưa có ý nghĩa xấu và chỉ xấu khi xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của nhà doanh nghiệp với các lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, và nhà doanh nghiệp quyết định đánh đổi lợi ích chung để tối đa hóa lợi ích cá nhân. Nếu quyết định như vậy doanh nghiệp đã tự tạo ra cho mình một mâu thuẫn với cộng đồng, xã hội và với người tiêu dùng.Hậu quả sẽ
làm doanh nghiệp giảm tính cạnh tranh đồng nghĩa với những khó khăn trong kinh doanh nảy sinh. Đối với một nhà kinh doanh thành đạt, vấn đề lại khơng phải là liệu có thể dung hịa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội mà là chỉ khi các doanh nghiệp cam kết và thực hiện tốt trách nhiệm với khách hàng và cộng đồng thì khi đó doanh nghiệp phát triển và thịnh vượng. Nghĩa là trách nhiệm xã hội đã khơng cịn là trách nhiệm, nó trở thành sứ mệnh và mục tiêu định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đến đây rất nhiều doanh nghiệp băn khoăn, đành rằng các giá trị cộng đồng/xã hội là điều tốt, nên làm, nhưng thực hiện chúng liệu có cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay chỉ làm gia tăng các chi phí cho doanh nghiệp? Kinh nghiệm của các doanh nghiệp cho thấy trong ngắn hạn chi phí có thể gia tăng, nhưng về lâu dài chi phí giảm xuống đi kèm theo sự gia tăng của các lợi ích.
Kết Luận
Đã qua rồi doanh nghiệp chỉ cạnh tranh bằng giá cả hay sự khác biệt về sản phẩm. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hoàn thiện ngày càng được chú trọng.Và doanh nghiệp ngoài biết sản xuất kinh doanh thì cũng phải chú trọng đến cơng tác xã hội và đạo đức kinh doanh của mình.Đó là địi hỏi tương lai của việc phát triển bền vững.Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay đạo đức của doanh nghiệp đang dần trở thành một khái niệm đang được quan tâm và có tầm quan trọng chiến lược với doanh nghiệp.áp dụng tiêu chuẩn SA8000 với đạo đức doanh nghiệp khơng những là điều đúng đắn nên làm mà cịn là điều khôn ngoan nên làm.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và khơng ít thách thức. Khi lợi thế về công nhân giá rẻ hay tài ngun phong phú khơng cịn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia sân chơi lớn buộc phải bổ sung cho mình năng lực cạnh tranh mới. Nếu sớm nhận thức và áp dụng SA8000 chính là một cơng cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nội địa chiếm được ưu thế với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Với sự hướng dẫn hết sức chu đáo của T.S Vũ Quang, nhóm em đã hồn thành bài tiểu luận này với tinh thần nghiêm túc, thái độ học tập chăm chỉ, say mê, tuy vậy vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy và xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy!
Tài Liệu Tham khảo 1. http://123doc.vn/document/31068-thuc-trang-ap-dung-tieu-chuan-sa-8000-tai- cac-doanh-nghiep-doc.htm 2. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-viec-ap-dung-bo-tieu-chuan-sa- 8000-tai-cong-ty-lam-nghiep-quang-tin-30037/ 3. http://www.isovietnam.vn/sa-8000/496-yeu-cau-sa-8000.html 4. http://imcvietnam.com/pc/0/7/67/gi%E1%BB%9Bi-thieu-tieu-chuan-sa-8000