Dự phóng nhu cầu vốn lưu động FPT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 39 - 53)

Chương 2. PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG 2.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

11. Nhu cầu vốn lưu động cần

2.3. DỰ PHểNG NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CễNG TY CỔ PHẦN FPT 1. Phân tích tài chính doanh nghiệp

2.3.2. Dự phóng nhu cầu vốn lưu động FPT

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của FPT trong giai đoạn 2005 - 2009 không có một xu hướng rừ rệt. Nguyờn nhõn là do sự biến động sõu sắc của nền kinh tế

toàn cầu, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Biểu đồ sau sẽ cho chúng ta thấy được điều này :

Hình 2.2 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu

Doanh thu của FPT trước năm 2007 có sự tăng giảm khá sâu sắc nhưng từ 2007 trở đi đang có một xu hướng tăng ổn định qua các năm. Vì độ tương quan của mô hình này rất nhỏ nên không thể dự đoán được tốc độ tăng trưởng doanh thu cho năm tới. Các nhà quản lý của FPT dựa vào kinh nghiệm hoạt động cũng như tình hình kinh tế trong giai đoạn khôi phục lại sau khủng hoảng và nhu cầu của khách hàng trong thời đại tin học hóa dự báo doanh thu năm 2010 tăng bằng mức tăng trung bình của các năm 2008, 2009. Năm 2010 doanh thu FPT tăng 16,7%, đạt 21527189 (triệu đồng)

Từ các tỷ lệ của bảng 2.4 và doanh thu năm X + 1 vừa mới xác định được, chúng ta sẽ xác định các tỷ lệ giống như ở bảng 2.4 cho năm X + 1. Như vậy, chúng ta sẽ tính được giá trị cho các chỉ tiêu chính cho bảng CĐKT năm X +1 thông qua các phép tính toán học cũng như bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho năm X + 1.

Trong việc dự phóng các báo cáo tài chính, chúng ta giả định nhiều loại tài sản tăng lên cùng với tốc độ tăng doanh thu. Như vậy, năm 2010 FPT sẽ có những số liệu cần dự phóng như sau : (đơn vị : triệu đồng)

 Hàng tồn kho : 1664192

 Khoản phải trả : 1445506

 Giá vốn : 17176690

Tuy nhiên, có những trường hợp công suất hoạt động của tài sản dự kiến có thể bị dư thừa, tài sản sẽ tăng ít hơn doanh thu. Có một số trường hợp khác, mối liên hệ giữa tốc độ tăng doanh thu và một số loại tài sản cụ thể có thể không quá ràng buộc nhau kể cả DN dự kiến không thay đổi lớn trong hoạt động của mình ( ví dụ như : thay đổi chính sách bán chịu, thời hạn lưu kho…).

Để có được một dự phóng tốt hơn các khoản mục dự phóng chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy để dự phóng.

Sử dụng số liệu cuả FPT phục vụ cho việc phân tích hồi quy.

Bảng 2.9 Số liệu mô hình dự báo của FPT

Biểu đồ phân tán hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả, tiền mặt, giá vốn so với doanh thu như sau :

Hình 2.3. Biểu đồ phân tán khoản phải thu theo doanh thu.

Năm Tồn kho Khoản

phải thu Tiền mặt Khoản

phải trả Giá vốn Doanh thu 2005 384,296 1,197,394 415,058 266,958 13,179,645 14,100,792 2006 584,485 1,756,845 669,452 626,707 20048519 21,399,752 2007 1,428,218 1,849,283 895,515 1,060,379 11,537,443 13,518,397 2008 1,223,958 1,994,170 1,242,503 1,057,508 13,403,404 16,429,737 2009 1,426,043 2,545,551 2,310,510 1,238,653 14,718,673 18,422,051

Kết quả chạy hồi quy :

Hình 2.4. Biểu đồ phân tán hàng tồn kho theo doanh thu.

Kết quả hồi quy :

Hình 2.5. Biểu đồ phân tán tiền mặt theo doanh thu

Kết quả hồi quy :

Hình 2.6. Biểu đồ phân tán khoản phải trả theo doanh thu

Kết quả hồi quy :

Các bảng kết quả hồi quy 2.3.1, 2.4.1, 2.5.1, 2.6.1 đều có giá trị R-square <

0.1 nên mô hình hồi quy không có ý nghĩa. Biến phụ độc lập không giải thích được cho các biến phụ thuộc. Hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả, tiền mặt không phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Hình 2.7. Biểu đồ phân tán giá vốn theo doanh thu

Kết quả hồi quy :

Nhìn vào bảng kết quả trên các giá trị R-square cao, Prob(doanhthu) < 0,05 cho thấy đây là mô hình tốt, giải thích được sự biến động của biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5%. Từ kết quả phân tích ta có phương trình phụ thuộc sau:

Giá vốn = 0.943*Doanh thu – 1238063

Khi doanh thu tăng thêm 1 đơn vị thì giá vốn sẽ tăng thêm 0,943 đơn vị.

Giá vốn năm 2010 đạt :

Giá vốn = 0.943*21527189 – 1238063 = 19062076

Giá trị này cao hơn giá trị dự đoán giá vốn bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu là 1885386. Nhìn vào tình hình kinh tế hiện thời, giá cả thị trường gia tăng làm cho chi phí sản xuất hoạt động kinh doanh tăng thêm nhiều hơn nữa chứ không tăng theo cùng với tốc độ tăng trưởng doanh thu. Nếu như dự đoán dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu thì FPT sẽ bị thiếu hụt vốn sản xuất làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2010.

Bây giờ ta tiến hành phân tích xu hướng tăng trưởng của các khoản mục tài sản ngắn hạn và phải trả người bán qua các năm mà không xét đến yếu tố doanh thu. Ta có biểu đồ phân tán số liệu như sau :

Hình 2.8. Xu hướng tăng trưởng khoản phải thu theo năm.

Kết quả hồi quy :

Các chấm trên đồ thị nằm gần sát với đường thẳng hồi quy và tăng dần theo các năm kế tiếp. Độ tương quan của khoản phải thu và năm là 0.92, prob(Nam) < 0,05 và prob(F-statistic) < 0,05 các giá trị này thể hiện độ tin cậy của mô hình hồi quy đang xây dựng là rất cao. Phương trình hồi quy khoản phải thu theo năm :

Khoản phải thu = 293364 * Năm – 586912698.7 (Cứ mỗi năm tăng thêm thì khoản phải thu sẽ tăng thêm 293364 triệu đồng) Giá trị tính được của khoản phải thu năm 2010 FPT là

Khoản phải thu = 293364*2010 – 586912698.7 = 2748941.3

Giá trị này thấp hơn 221716.7 so với giá trị tính toán theo dự đoán ở trên, con số dự đoán khoản phải thu tăng bằng tốc độ tăng doanh thu vượt khoản phải thu dự báo từ mô hình hồi quy 8%.

Hình 2.9. Xu hướng tăng trưởng hàng tồn kho theo năm.

Kết quả hồi quy :

Tương tự khoản phải thu, xu hướng tăng trưởng hàng tồn kho qua các năm tuân theo một quy luật, hướng theo chiều của phương trình hồi quy :

Hàng tồn kho = 272296,7 * Năm – 545490076,9 (Sau mỗi năm hàng tồn kho của FPT sẽ tăng thêm 2722967 triệu đồng)

Giá trị hàng tồn kho dự báo cho năm 2010 :

Hàng tồn kho = 272296,7 * 2010 – 545490076,9 = 1826290,1

Giá trị này lớn hơn giá trị dự báo ở trên 162098,1. Như vậy một trường hợp có thể xảy ra là nếu dự báo tốc độ tăng hàng tồn kho tăng cùng với tốc độ tăng doanh thu thì lượng hàng tồn kho sẽ bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ quá trình sản xuất kinh doanh và FPT sẽ mất đi một khoản lợi nhuận trong năm 2010.

Hình 2.10. Xu hướng tăng trưởng tiền mặt theo năm.

Kết quả hồi quy :

Các chấm trên đồ thị tiền mặt qua các năm có sự phân tán nhẹ, lệch với đường hồi quy một khoảng nhưng giá trị tương quan tính được là 0,873, giá trị thể hiện độ tin cậy cao vào mô hình hồi quy đang xây dựng. Phương trình hồi quy tiền mặt theo năm :

Tiền mặt = 436395,5 * Năm – 874739160,9 (Cứ mỗi năm tăng thêm thì tiền mặt sẽ tăng thêm 436395,5 triệu đồng)

Giá trị tiền mặt năm 2010 dự phóng được 2415794,1 thấp hơn so với dự báo theo tốc độ tăng doanh thu 280570,9. Như vậy, lượng tiền mặt cần dự trữ năm 2010 của FPT được thu hẹp lại, khoản tiền dôi ra có thể dùng để tham gia vào các hoạt động khác tránh khỏi tình trạng tiền nhàn rỗi, không tạo ra được giá trị thặng dư trong hoạt động kinh doanh.

Hình 2.11. Xu hướng tăng trưởng khoản phải trả theo năm.

Kết quả hồi quy :

Các chấm trên đồ thị khoản phải trả đều nằm trên hoặc gần với đường thẳng hồi quy cho thấy mối tương quan giữa khoản phải trả theo năm là đáng tin cậy. Độ tin cậy của mô hình tính được 0,897. Phương trình hồi quy tìm được : Khoản phải trả = 237419,1 * Năm – 475650092,7 (Cứ mỗi năm tăng thêm thì khoản phải trả sẽ tăng thêm 237419,1 triệu đồng)

Khoản phải trả năm 2010 tính được sẽ là 1562298,3 lớn hơn so với dự báo ở trên 116792,3. Cùng với các số liệu dự đoán theo mô hình về các khoản mục tài sản, hàng tồn kho tăng, tiền mặt dự trữ giảm thì khoản phải trả người bán tăng lên là điều dễ hiểu đối với doanh nghiệp.

Từ các số liệu trên ta tiến hành dự phóng nhu cầu vốn lưu động củ FPT năm 2010 :

Bảng 2.10 Bảng dự phóng nhu cầu vốn lưu động của FPT

Tiêu chí Theo tốc độ

tăng doanh thu

Theo phân tích hồi quy

1. Doanh thu 21527189 21527189

2. Giá vốn / Doanh thu (%) 79,79 88,55

3. Thời gian dự trữ tiền mặt

( ngày ) 56,5 45,6

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w