3.1. Ưu điểm và khuyết điểm của các phuơng pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động 3.1.1. Ưu điểm
Bảng 3.1. Ưu điểm của các phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động
Dự báo dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu
Dự báo theo mô hình hồi quy tuyến tính
− Các cơ sở dự báo được đưa ra dựa vào kinh nghiệm của người quản lý, tình hình hoạt động thực tế của DN và kế hoạch kinh doanh năm dự kiến.
− Thể hiện được các yếu tố quan trọng ảnh huởng đến tình hình kinh doanh của DN.
− Khắc phục được sự chủ quan trong công tác dự báo, các chỉ tiêu được thể hiện bằng các con số xác thực từ báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh.
− Thể hiện một cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của DN trong một giai đoạn
− Bằng các công cụ toán học và thống kê, mô hình có thể xử lý đuợc mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều của các biến với nhau mà không một nhà kinh tế tài ba nào có thể ước luợng định tính trong đầu mình.
− Phản ánh các chỉ tiêu quan trọng trong nền kinh tế.
3.1.2. Khuyết điểm
Bảng 3.2. Khuyết điểm của các phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động
Dự báo dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu
Dự báo theo mô hình hồi quy tuyến tính
− Dự báo mang tính chủ quan, các con số đều mang tính ước đoán.
− Dự báo cho một khoảng thời gian ngắn.
− Các con số tính toán lấy giá trị bỡnh quõn chưa thể hiện rừ nột tính mùa vụ.
− Khó kiểm soát được các yếu tố định tính ảnh hưởng đến vấn đề dự đoán.
− Sử dụng số liệu quá khứ để phỏng đoán cho tương lai nên kết quả sẽ có sai số.
− Dự báo chỉ đưa ra một khoảng giá trị chứ không cho giá trị chính xác.
− Không phản ánh được các yếu tố định tính ảnh hưởng đến mô hình.
− Nếu số liệu không đầy đủ và không chính xác mô hình xây dựng không phản ánh đúng xu hướng thực tế làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định, kế hoạch kinh doanh của DN (doanh thu, lợi nhuận…).
3.2. Giải pháp
Ở mục 2.3 chúng ta đã tiến hành dự báo và so sánh kết quả dự báo nhu cầu vốn lưu động của FPT năm 2010. Các khoản mục được dự báo không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên, có những khoản mục khi dự báo bằng mô hình hồi quy lại thấp hơn dự báo dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu và ngược lại. Do đó, khi tiến hành dự báo chúng ta nên áp dụng cả hai phương pháp dự báo, không nên đơn thuần đưa ra kết luận từ một phương pháp. Tính kết quả chênh lệch của hai phương pháp mà ta cân nhắc để đưa ra một con số dự báo có độ chính xác cao hơn. Tránh trường hợp dự báo sai nhu cầu vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DN. Nếu thiếu vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sẽ bị ngưng trệ, cung không đáp ứng đủ cầu, doanh thu bị sụt giảm. Nếu tính thừa quá
nhiều lượng vốn mà DN thật sự cần tài trợ thì sẽ bị dôi ra một lượng tiền nhàn rỗi, chi phí trả lãi vay tăng lên trong khi tiền trong DN bị ứ đọng không đem lại lợi ích cho DN.
3.3. Hướng phát triển đề tài
Mô hình dự báo trong đề tài này nằm trong phạm vi dự báo cho riêng một doanh nghiệp, dữ liệu đem đi dự báo thu thập chưa có dữ liệu cụ thể theo tuần, tháng, quý. Với những kỹ thuật dự báo ở trên chỉ dự báo các khoản mục vào thời điểm 31/12/2010 (năm dự kiến) mà không cho biết nhu cầu cần vốn của DN vào những ngày khác trong năm. Do đó, cần dự báo theo tháng hoặc quý hơn là theo năm. Nói cách khác, nếu ta biết nhu cầu cần tiền vào những mùa, những ngày cao điểm trong năm thì chỉ đơn giản lấy số liệu vào những khoảng thời gian đó để triển khai việc dự báo cho thích hợp. Kết quả dự báo sẽ tương xứng với từng tháng, quý hay nói cách khác là thể hiện được tính mùa vụ trong năm.
Ngoài ra, cũng có thể tiến hành dự báo cho từng ngành nghề sản xuất, từng loại hình DN tìm ra một mô hình hình quy chung nhất :
Y = + + … + + , với Y là nhu cầu vốn lưu động, X, Z,…N là các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc Y. Các biến độc lập có thể là doanh thu, giá vốn, tiền mặt, khoản phải thu …
Từ đó, khi dự báo bất kỳ một DN nào cũng có thể áp dụng tính toán và kiểm định lại kết quả bằng cách so sánh với kết quả dự báo của ngành nghề, loại hình DN đang hoạt động.
Hiện nay, ACB cũng có phần mềm tính nhu cầu vốn lưu động của DN cần được ACB tài trợ với số liệu dự báo dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu. Để có kết quả tính toán chính xác hơn, cũng như cơ sở đưa ra quyết định trong quá trình thẩm định tớn dụng. Dữ liệu nờn thu thập vào theo dừi theo ngày, thỏng, quý chứ không phải chỉ theo năm không như hiện nay. Với phần mềm hiện tại của ACB nên thêm vào các mục tuỳ chọn trên giao diện về cách tính toán nhu cầu vốn lưu động như sau:
Kết quả dự báo từ mô hình hồi quy
Kết quả dự báo dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu List box hoặc dropdown list chọn loại hình doanh nghiệp :
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần … List box nhóm ngành nghề :
Thực phẩm
Xây dựng
Điện tử ..
Đồng thời cơ sở dữ liệu có thêm các bảng về nhóm ngành (mã ngành, tên ngành), loại hình doanh nghiệp (mã DN, tên DN, loại hình DN), các bảng lưu giữ các phép tính trong mô hình hồi quy và kết quả thu được từ mô hình để truy xuất dữ liệu khi tính toán …