Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 79)

5. Kết cấu

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mơ của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trị điều khiển vĩ mơ Nhà nước ngày càng được khẳng định. Hơn thế nữa, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế của thế giới đã đem lại cho mỗi quốc gia những cơ hội đồng thời cũng là những thách thức lơn. Lúc này cần phải có bàn tay định hướng của nhà nước để đưa đất nước đi đúng mục tiêu của mình. Đối với hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung và hoạt động thanh tốn hàng hố XNK theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong mỗi thời kỳ rất cần đến sự lãnh đạo và định hướng của chính phủ để ngày càng mở rộng và phát triển, đồng thời tránh các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Như vậy, với thực trạng hệ thống pháp luật chưa đồng bộ như nước ta hiện nay, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp luật cho giao dịch thanh toán XNK, như các văn bản luật, dưới luật quy định và hướng dẫn giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người mua và người bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như quyên và lợi ích của các ngân hàng tham gia trong giao dịch thanh tốn tín dụng chứng từ.

70

từ chịu sự ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XNK. Do đó, tăng cường vai trị quản lý của Nhà nước trong chính sách tiền tệ để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XNK. Mặt khác, để đẩy mạnh hoạt động XNK, nhà nước cần có chính sách đẩy mạnh cơng tác đối ngoại, đặc biệt là công tác thương mại với các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU...

Ngoài ra, Nhà nước cần củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại Việt Nam hợp tác với khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong qua trình hồ nhập vồ cộng đồng thế giới.

Hơn nữa, cần cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong quản lý XNK, tinh giảm thủ tục hải quan. Tăng cường hơn nữa công tác chống buôn lậu và quản lý thị trường nội địa nhằm tăng thu ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng cường ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng.

3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước.

Là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần thực hiện những giải pháp sau để tăng cường hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM:

(1) Hoàn thiện cơ sở pháp lý về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về NH bao gồm Luật NHNN, Luật các TCTD phù hợp với chính sách phát triển KT-XH, với tiêu chuẩn và hoạt động quốc tế. Rà soát lại các văn bản liên quan đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ để hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản, quy định đối với hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM, nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ để từ đó làm cơ sở cho hoạt động TTQT của NHTM

(2) Nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ NHNN cần nghiên cứu hồn thiện các thị trường tài chính liên quan đến các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, đặc biệt coi trọng thị trường tiền tệ. Vai trị điều hành vĩ mơ của NHNN cần được nâng cao nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải nhằm mục tiêu thúc đẩy, phát triển ổn định vững chắc nền KT, kiểm sốt lạm phát. Bên cạnh đó, cần phát triển các cơng cụ tài chính của thị trường phái sinh, đặc biệt là các công cụ, các giao dịch hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đối như Swap,Forward,

Future, Option.

(3) NHNN cần có biện pháp hồn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường nhằm giải quyết các quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại và giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Vì vậy, để Techcombank mở rộng quan hệ thanh toán quốc tế, phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố thì việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là rất cần thiết. Trong thời gian tới, để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, ngân hàng nhà nước và các đối tượng liên quan cần thực hiện các công tác sau:

- Cần giám sát và buộc các NHTM phải xử lý trạng thái ngoại hối của mình bằng việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường.

- Phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ đầu cơ và các hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán ký hạn, hợp đồng tương lai...

3.4.4. Kiến nghị với khách hàng là các doanh nghiệp của Việt Nam

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (7/11/2006), do đó khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế các NHTMVN và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần phải hiểu rõ về thông lệ và tập quán quốc tế và quy định của WTO để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTQT. Sự am hiểu các tập quán và thông lệ quốc tế và sự hợp tác của khách hàng chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ với Techcombank. Do vậy, để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải thực hiện được những vấn đề sau:

(1) Tuân thủ chặt chẽ những quy định cơ bản của hoạt động thương mại quốc tế, không nên bỏ qua những chi tiết cho dù là nhỏ nhất trong hợp đồng mua bán để tạo sơ hở cho phía khách hàng có thể bắt lỗi và từ chối thanh tốn.

(2) Cần kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của phía đối tác nước ngồi trước khi chính thức ký kết hợp đồng, nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do bên đối tác mang lại.

(3) Đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi để thiết lập các thông số tin cậy với đối tác mà họ hy vọng bắt đầu đặt quan hệ kinh doanh. Cần thận trọng và phải điều tra kỹ các đối tác và các bên trung gian, cũng như phải kiểm tra sát sao các chứng từ liên quan trong giao dịch mua bán.

72

(4) Tránh đưa vào hợp đồng những điều khoản làm chậm trễ thời gian thanh toán, phức tạp trong lập chứng từ, thậm chí cịn cài vào những điều khoản làm khó khăn cho việc lập bộ chứng từ phù hợp.

(6) Cần làm quen với việc thuê luật sư độc lập bên ngoài hoặc sử dụng các chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát lại các điều kiện và điều khoản của hợp đồng trước khi chính thức ký kết.

(7) Cần nắm bắt kịp thời thông tin về giá cả, thị trường, tỷ giá và các quy định pháp luật của NN để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.

(8) Cần nghiên cứu xem xét kỹ các yêu cầu, tư vấn của NH đối với DN trong quá trình mở L/C để có những tu chỉnh kịp thời, hạn chế thấp nhất những rủi ro và giảm được những khoản chi phí bất hợp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

(9) Cần tìm kiếm và mở rộng thị trường mới nhằm hạn chế và phân tán bớt rủi ro TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

KẾT LUẬN

Từ những năm cuối thập niên 80, Việt nam đã bắt đầu cải cách nền kinh tế và hiện nay, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý theo mệnh lệnh hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực kinh tế quốc tế cũng vậy, từ nền ngoại thương độc quyền khép kín bn bán với các nước xã hội chủ nghĩa là chính, đến mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, các thương nhân Việt Nam đã và đang có cơ hội thử sức trên một thương trường rộng lớn.

Trong hơn 30 năm qua, việc mở của nền kinh tế đã mang lại những bước chuyển biến tích cực đối với tồn bộ nền kinh tế, đối với hoạt động của các NHTM cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực XNK như kim ngạch XNK tăng mạnh qua các năm. Có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp khơng nhỏ của các NHTM với tư cách là trung gian thanh tốn cho hoạt động XNK. Thơng qua hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM giúp cho hoạt động TTQT được diễn ra nhanh tróng, liên tục và đạt hiệu quả cao, ổn định tâm lý cho các doanh nghiệp . Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng đa dạng của thương mại quốc tế, các nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của các NHTM nhiều lúc và ngày càng tỏ ra có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhứng đòi hỏi ngày càng cao của thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế quốc gia.

Đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn theo phương thức tín

dụng chứng từ” đã tập trung phân tích tình hình phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng

Techcombank giai đoạn 2017-2021 để qua đó rút ra những mặt tích cực cũng như tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại ngân hàng Techcombank.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (chủ biên) (2002), Giáo trình NHTM quản trị và nghiệp vụ,

NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, tập I,

NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thu Thảo (chủ biên) (2005), Giáo trình nghiệp vụ Thanh tốn Quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2005), Giáo trình Thanh tốn Quốc tế & Tài trợ

thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2007), Giáo trình Thanh tốn Quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Đinh Xuân Trình (chủ biên) (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương, Đại

học Ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1998.

7. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 600, của ICC xuất bản năm 2007.

8. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng, ISBP số 681, của ICC xuất bản năm 2007.

9. ICC (2010), Incoterms 2010 - Quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa, Nxb Thông tin và truyền thông.

10. ICC (2007), UCP600 – Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Nxb Thống kê.

11. Báo cáo tổng k ết hoạt động kinh doanh 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank.

12. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank

13. Báo cáo tổng kế t hoạt động kinh doanh 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của ngâ n hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank

14. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank

15. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank

16. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của phòng TTQT năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 79)