Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện năng lực tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường trung học phổ thông hoa lư a – ninh bình (Trang 101)

trước thử nghiệm Biểu hiện NLTHLS Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Tìm hiểu LS 6 13,63 30 68,1 8 18,1 Nhận thức và tư duy LS 15 34,1 25 56,8 4 9,09 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 38 86,36 6 13,63 0 0

- Ở NL tìm hiểu LS: HS đã biết phân loại được các loại hình tư liệu LS như xác định được đâu là bản đồ, biểu đồ, lược đồ… nhưng HS còn rất lúng túng trong cách sử dụng và chưa hiểu được nội dung ý nghĩa của các loại tư liệu đó. Khi được yêu cầu trình bày lại bằng miệng hoặc viết một sự kiện hay nhân vật lịch sử nào đó thì HS gần như khơng thực hiện được. Chỉ có một số em có thể trình bày lại theo cách học thuộc những kiến thức đã có. Như vậy ở NL tìm hiểu LS, trước khi thử nghiệm các em mới chỉ đạt được mức độ M1 – M2.

- Ở NL nhận thức và tư duy LS: hầu hết các em đều chưa quan tâm đến việc giải thích nguồn gốc các SKLS hay so sánh các sự kiện tương đồng với nhau. Một số HS đã bước đầu biết đánh giá nhân vật nhưng mới chỉ dừng lại ở việc khen ngợi, đánh giá công lao hoặc chỉ ra những hạn chế. Bản thân HS rất ngại làm những bài tập đánh giá LS vì các em gần như chưa có chính kiến của mình, bị lệ thuộc vào quan điểm của người khác. Ở NL này, các em mới dừng ở mức độ M1.

- Ở NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Khi được thực hành rút ra quy luật và bài học LS của một nội dung bất kì thì tất cả các em đều chưa thực hiện. Như vậy ở NL này các em cũng mới chỉ đạt mức độ M1.

Ngồi ra, trong q trình đánh giá trước thử nghiệm, chúng tơi cịn nhận thấy những hạn chế của Hs trong thái độ học tập. Các em nhút nhát, ngại phát biểu, khơng có quan điểm riêng của mình mà thường hay bị phân tâm ảnh hưởng bởi quan điểm của các bạn khác. Việc phát biểu xây dựng bài chỉ tập trung ở 1 số em chứ chưa lôi cuốn được cả lớp cùng tham gia.

2.4.4.2. Tiến trình thử nghiệm

* Trước giờ học sử dụng Padlet trên lớp.

- Sau khi khảo sát có được đánh giá sơ bộ về NLHS trước thử nghiệm, chúng

tôi giành 1 tiết để giới thiệu cho HS về các công cụ CNTT sẽ dùng trong dạy học, trong đó đặc biệt là Padlet. Hs được hướng dẫn cách tạo tài khoản và sử dụng các công cụ hỗ trợ như Canva, Kahoot và các thao tác trên Padlet. Mỗi HS đều có 1 tài khoản trên Padlet và được trở thành thành viên trong lớp học do GV tổ chức. GV là người tạo ra Padlet của bài học và cho phép các HS được tham gia các hoạt động như tạo bài viết, đánh giá, bình luận...

- Một tuần trước khi tiến hành bài học, GV phân chia giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 11 HS sẽ thiết kế một bài trình chiếu trên powerpoint về một phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Trong đó các nhiệm vụ được phân chia cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu và báo cáo về phong trào khởi nghĩa nơng dân Thái Bình Thiên Quốc.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu và báo cáo về cuộc duy tân Mậu Tuất. + Nhóm 3: Tìm hiểu và báo cáo về phong trào Nghĩa Hịa Đồn. + Nhóm 4: Tìm hiểu và báo cáo về cuộc cách mạng Tân Hợi.

Sau khi phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm, GV hướng dẫn HS cách tìm kiếm, tập hợp tư liệu, gợi ý các nội dung chính cần trình bày như hoàn cảnh bùng nổ phong trào, lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu, diễn biến

chính, kết quả, đánh giá ý nghĩa và những hạn chế. Các sản phẩm của các nhóm sẽ được gửi trước cho Gv để góp ý và chỉnh sửa nếu cần thiết. Sau đó các nhóm sẽ chia sẻ lên trang Padlet của bài 3.

Về phía GV, GV thiết kế mẫu phiếu học tập, phiếu đánh giá Powerpoint để cung cấp cho HS giúp HS có định hướng khi thực hiện hoạt động nhóm. Trong q trình các em chuẩn bị và thiết kế sản phẩm của mình, GV thường xuyên gặp gỡ, nắm tình hình và giúp đỡ các em khi cần thiết.

Về phía HS, HS tự bầu nhóm trưởng, phân cơng nhiệm vụ, đọc trước SGK, tìm tư liệu và thiết kế powerpoint.

* Tổ chức dạy học bằng Padlet trên lớp.

- Trong giờ học trên lớp, GV tổ chức dạy học trên phịng học bộ mơn tin học của nhà trường. Thay vì sử dụng bảng đen truyền thống để ghi những nội dung bài học thì GV hồn tồn tổ chức mọi hoạt động dạy học trên trang Padlet. Đối với HS, thay vì ghi chép bài vào vở và phát biểu xây dựng bài thì HS sẽ tiếp nhận nội dung bài học và tham gia hoạt động học bằng cách bình luận trả lời trên Padlet. Tiến trình cụ thể giờ học thử nghiệm diễn ra như sau:

+ Trong hoạt động khởi động:

Với mục đích giúp học sinh gợi nhớ lại những kiến thức đã biết về đất nước Trung Quốc thơng qua hiểu biết bên ngồi xã hội và kiến thức đã học trong chương trình lịch sử lớp 10, GV thiết kế các phiếu học tập trong đó có các từ hoặc cụm từ cho sẵn liên quan đến Trung Quốc. Các em có thể trực tiếp tham gia hồn thành trên canva hoặc cũng có thể trả lời nhanh trong phần bình luận dưới yêu cầu của GV trên Padlet.

Nhiệm vụ của HS là hoàn thiện phiếu học tập đó bằng cách viết một điều HS biết liên quan đến Trung Quốc và nói về từ hoặc cụm từ GV đã cho. Với các từ khóa là “Bắc Kinh”, “dân số”, “Phổ Nghi”, “bốn phát minh vĩ đại”, “nhà Tần”, “nhà Hán”, “nhà Đường”, “nhà Minh”, “nhà Thanh” HS đã thực hiện hoàn thiện các phiếu học tập trên canva và có được sản phẩm của mình như dưới đây

Trên cơ sở các phiếu học tập của HS, GV giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã học về Trung Quốc ở chương trình LS lớp 10, từ đó dẫn dắt: Tại sao nhà Mãn Thanh lại là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc? Sự kiện nào đánh dấu kết thúc của chế độ phong kiến Trung Quốc? Đó là những nội dung chính sẽ được tìm hiểu trong bài 3 “Trung Quốc”.

+ Hoạt động hình thành kiến thức

Mục 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

Để giúp HS tự tìm được nguyên nhân vì sao Trung Quốc bị xâm lược, GV sử dụng hình ảnh “chiếc bánh ngọt Trung Quốc” (đã cung cấp trên Padlet), yêu cầu HS căn cứ vào SGK và những kiến thức đã tìm hiểu được để trả lời 2 câu hỏi “Vì sao Trung Quốc được ví như" chiếc bánh ngọt"? Hình ảnh nhiều người cùng chuẩn bị ăn "chiếc bánh ngọt" đó thể hiện điều gì?”. Phần trả lời của HS được thể hiện trong mục “bình luận” của nhiệm vụ đưa ra.

Ở nhiệm vụ này về cơ bản HS đều trả lời được việc Trung Quốc được ví như “chiếc bánh ngọt” vì đây là đất nước rất rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên, có

thể được coi như một miếng mồi béo bổ đối với phương Tây. Ở câu hỏi thứ 2 đã có 1 số HS trả lời được do Trung Quốc quá rộng nên một nước đế quốc không thể cai trị được, chúng phải chia nhau để cùng cai trị.

Sau khi HS khai thác được hình ảnh GV cung cấp, HS sẽ tự rút ra nguyên nhân vì sao Trung Quốc bị xâm lược. Trong đó GV hướng dẫn cho HS phân biệt được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của việc Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.

Mục 2. Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. (Ghép mục 2 và mục 3 trong SGK)

Mục tiêu chính của phần này là giúp HS nêu được những nét chính về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc thời kì này. Thơng qua đó rèn cho HS khả năng thu thập thơng tin, diễn tả lại một sự kiện LS và đánh giá sự kiện đó trên 2 phương diện tích cực và hạn chế. Đây là nội dung HS đã được chuẩn bị trước theo nhóm ở nhà và đã chia sẻ sản phẩm của các nhóm trên Padlet. Trong giờ học trên lớp, GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên thuyết trình dựa vào các nội dung đã chuẩn bị trên Powerpoint.

Sau phần thuyết trình của các nhóm, HS trong cả lớp sẽ nhận xét, góp ý cho từng sản phẩm trong phần bình luận về sản phẩm đó. Đồng thời, HS sẽ dựa vào tiêu chí đánh giá GV đã cung cấp từ trước để đánh giá bằng cách cho điểm theo từng nhóm. Cịn mỗi cá nhân HS sẽ được đánh giá thông qua cách bình chọn cho 1 sản phẩm mình cho tốt nhất. Kết quả là nhóm 2 (thuyết trình về cuộc duy tân Mậu Tuất) nhận được sự đánh giá cao nhất từ các thành viên trong lớp.

Sau khi HS hoàn thành xong nhiệm vụ tự báo cáo và tự đánh giá, GV là người nhận xét chúng, chốt lại những điều được và chưa được trong từng sản phẩm đồng thời cùng HS khai thác các tư liệu đã có để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào.

Ở nội dung cuộc cách mạng Tân Hợi, để khắc sâu cho HS biểu tượng về nhân vật Tôn Trung Sơn, GV thiết kế phiếu học tập về Tôn Trung Sơn trên Canva, yêu cầu HS hồn thiện. HS được phép tự tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài để hoàn thiện các thông tin về tiểu sử, khuynh hướng cách mạng, nội dung tư tưởng,

hoạt động chính của Tôn Trung Sơn và đánh giá về nhân vật này. Đồng thời, để giúp HS thấy được ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam Dân và cách mạng Tân Hợi đối với Việt Nam, GV giới thiệu về các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cùng với những quan điểm của họ, từ đó HS sẽ rút ra điểm kế thừa trong tư tưởng của 2 cụ Phan đối với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn như thế nào?

Hình 2.9. Phiếu học tập tìm hiểu về Tơn Trung Sơn

+ Hoạt động củng cố:

Trong hoạt động này với mục đích giúp HS nhớ lại tồn bộ nội dung bài học, GV lựa chọn việc củng cố bài học thông qua video tư liệu LS. GV sử dụng video “Đại Thanh đế quốc” (https://www.youtube.com/watch?v=RrwnIWwqiD4) để HS theo dõi trực tiếp trên Padlet. Trên cơ sở đó, GV hướng dẫn HS ghi lại tên các nhân vật LS, các sự kiện LS được nhắc đến trong video. Bằng việc thực hiện nhiệm vụ này, HS một lần nữa tự kiểm tả được những kiến thức cịn đọng lại và được cụ thể hóa nội dung bài học một cách sinh động hơn.

GV chuẩn bị sẵn câu hỏi trắc nghiệm với mục đích kiểm tra các mức độ khác nhau liên quan đến nội dung bài học. Các câu hỏi này được thiết kế trên Kahoot nhằm tạo hứng thú và khơng khí học sơi nổi cho HS. Có 10 câu hỏi được soạn thảo với 4 mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Nội dung các câu hỏi cũng bao phủ tồn bộ nội dung bài học.

Hình 2.10. Minh họa câu hỏi trắc nghiệm thiết kế trên Kahoot

+ Hoạt động vận dụng, mở rộng.

Đây là nhiệm vụ khơng bắt buộc giành cho các HS u thích và muốn được tham gia. Trong hoạt động này, nhiệm vụ GV giao cho HS là “Giả sử được trở thành một nhân vật lịch sử trong bài học này, em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao em lại lựa chọn nhân vật đó?”.

Đa số các em tham gia thực hiện nhiệm vụ này đều lựa chọn các nhân vật gắn với các phong trào yêu nước ở Trung Quốc như Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn. Việc các em lựa chọn và đưa ra các lí do dù mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính, liệt kê các vai trò của các nhân vật đối với LS nhưng ít nhiều đã thể hiện được cách nhìn của HS, sự quan tâm của HS đối với các nhân vật và bài học. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất lớn.

Sau khi tìm hiểu xong bài học qua Padlet, GV lấy ý kiến phản hổi của HS. Ý kiến phản hồi tập trung vào 2 vấn đề

- Trong bài học này, thích học nội dung nào nhất? vì sao? - Điều gì em muốn biết thêm sau bài học này?

Căn cứ vào đó GV có thể đánh giá sơ bộ được kết quả của việc thực hiện mục tiêu của bài học, đồng thời tiếp tục dặn dò và hướng dẫn để các em có thể hiểu bài với mức độ cao nhất và phát triển được khả năng tự học.

2.4.5. Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm được đánh giá trên cả hai phương diện là định tính và định lượng.

Về mặt định tính, kết quả thử nghiệm căn cứ vào nhận xét đánh giá của GV về thái độ của HS trong các giờ học, tính tích cực khi tham gia các hoạt động học tập và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của các em; phản hồi, cảm nhận của HS sau mỗi giờ học. Sau một thời gian (4 tuần) tiến hành thử nghiệm đối với lớp 11 C, chúng tơi nhận thấy có một số sự thay đổi rõ rệt cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Những thay đổi này được biểu hiện ở 1 số điểm sau:

- Ở giờ học đầu tiên khi GV tiến hành hướng dẫn HS tìm hiểu và sử dụng Padlet trong học tập, HS cịn rất bỡ ngỡ, thậm chí có HS chưa biết cách truy cập vào một trang Web, chưa biết cách đăng ký địa chỉ gmail và các tài khoản trực tuyến thì sau giờ học đầu tiên trên Padlet, hầu hết các em đã có được những kĩ năng cơ bản nhất để làm việc với máy tính nói chung và thực hiện các thao tác trên Padlet nói riêng.

- Tại trường THPT Hoa Lư A, việc chuẩn bị bài, đọc trước SGK trong môn Lịch sử vốn ít được cả GV và HS chú trọng. Tuy nhiên với HS lớp 11C khi được thực hiện các nhiệm vụ học tập trên Padlet, các em tỏ ra rất hào hứng với việc tự mình lĩnh hội kiến thức. Các em đã biết tự tìm các tài liệu tham khảo, tự đọc SGK để tìm ra ý chính, từ khóa… trong mỗi bài học. Các câu hỏi hay yêu cầu GV đưa ra, các em đều thực hiện một cách nhanh nhất trong điều kiện có thể.

- Nếu như trước đây, HS chưa quen với việc tự tổng hợp kiến thức ở nhà trước mà chỉ chờ vào việc giảng dạy của GV trên lớp thì sau thời gian thử nghiệm,

đa số HS đã sẵn sàng và quen với việc hoạt động nhóm để cùng tìm hiểu một nội dung trong sách, biến thành sản phẩm của mình và chia sẻ với cả lớp.

- Bản thân mỗi HS cũng biết tự đánh giá mình và tự đánh giá các bạn khác trong lớp. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS đã biết tự góp ý cho các bạn trong lớp trên cả 2 phương diện là điểm tích cực và hạn chế. Sau mỗi tiết học, các sản phẩm được hoàn thiện hơn và việc đánh giá của HS cũng khoa học hơn, tích cực hơn.

Về phía GV, chúng tơi thấy rằng việc sử dụng Padlet trong dạy học LSTG cận đại 11 đã thực sự tạo cho HS hứng thú trong giờ học. Cũng vẫn chỉ trong khuôn khổ 1 tiết học trên lớp nhưng các em được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin hơn, trải nghiệm nhiều hoạt động hơn với nhiều cơng cụ hơn… Chính vì vậy HS đã có cơ hội phát triển nhiều năng lực khác nhau trong đó đặc biệt nổi bật là NLTH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường trung học phổ thông hoa lư a – ninh bình (Trang 101)