Minh họa câu hỏi trắc nghiệm thiết kế trên Kahoot

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường trung học phổ thông hoa lư a – ninh bình (Trang 107 - 110)

+ Hoạt động vận dụng, mở rộng.

Đây là nhiệm vụ khơng bắt buộc giành cho các HS u thích và muốn được tham gia. Trong hoạt động này, nhiệm vụ GV giao cho HS là “Giả sử được trở thành một nhân vật lịch sử trong bài học này, em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao em lại lựa chọn nhân vật đó?”.

Đa số các em tham gia thực hiện nhiệm vụ này đều lựa chọn các nhân vật gắn với các phong trào yêu nước ở Trung Quốc như Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn. Việc các em lựa chọn và đưa ra các lí do dù mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính, liệt kê các vai trị của các nhân vật đối với LS nhưng ít nhiều đã thể hiện được cách nhìn của HS, sự quan tâm của HS đối với các nhân vật và bài học. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất lớn.

Sau khi tìm hiểu xong bài học qua Padlet, GV lấy ý kiến phản hổi của HS. Ý kiến phản hồi tập trung vào 2 vấn đề

- Trong bài học này, thích học nội dung nào nhất? vì sao? - Điều gì em muốn biết thêm sau bài học này?

Căn cứ vào đó GV có thể đánh giá sơ bộ được kết quả của việc thực hiện mục tiêu của bài học, đồng thời tiếp tục dặn dò và hướng dẫn để các em có thể hiểu bài với mức độ cao nhất và phát triển được khả năng tự học.

2.4.5. Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm được đánh giá trên cả hai phương diện là định tính và định lượng.

Về mặt định tính, kết quả thử nghiệm căn cứ vào nhận xét đánh giá của GV về thái độ của HS trong các giờ học, tính tích cực khi tham gia các hoạt động học tập và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của các em; phản hồi, cảm nhận của HS sau mỗi giờ học. Sau một thời gian (4 tuần) tiến hành thử nghiệm đối với lớp 11 C, chúng tơi nhận thấy có một số sự thay đổi rõ rệt cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Những thay đổi này được biểu hiện ở 1 số điểm sau:

- Ở giờ học đầu tiên khi GV tiến hành hướng dẫn HS tìm hiểu và sử dụng Padlet trong học tập, HS cịn rất bỡ ngỡ, thậm chí có HS chưa biết cách truy cập vào một trang Web, chưa biết cách đăng ký địa chỉ gmail và các tài khoản trực tuyến thì sau giờ học đầu tiên trên Padlet, hầu hết các em đã có được những kĩ năng cơ bản nhất để làm việc với máy tính nói chung và thực hiện các thao tác trên Padlet nói riêng.

- Tại trường THPT Hoa Lư A, việc chuẩn bị bài, đọc trước SGK trong môn Lịch sử vốn ít được cả GV và HS chú trọng. Tuy nhiên với HS lớp 11C khi được thực hiện các nhiệm vụ học tập trên Padlet, các em tỏ ra rất hào hứng với việc tự mình lĩnh hội kiến thức. Các em đã biết tự tìm các tài liệu tham khảo, tự đọc SGK để tìm ra ý chính, từ khóa… trong mỗi bài học. Các câu hỏi hay yêu cầu GV đưa ra, các em đều thực hiện một cách nhanh nhất trong điều kiện có thể.

- Nếu như trước đây, HS chưa quen với việc tự tổng hợp kiến thức ở nhà trước mà chỉ chờ vào việc giảng dạy của GV trên lớp thì sau thời gian thử nghiệm,

đa số HS đã sẵn sàng và quen với việc hoạt động nhóm để cùng tìm hiểu một nội dung trong sách, biến thành sản phẩm của mình và chia sẻ với cả lớp.

- Bản thân mỗi HS cũng biết tự đánh giá mình và tự đánh giá các bạn khác trong lớp. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS đã biết tự góp ý cho các bạn trong lớp trên cả 2 phương diện là điểm tích cực và hạn chế. Sau mỗi tiết học, các sản phẩm được hoàn thiện hơn và việc đánh giá của HS cũng khoa học hơn, tích cực hơn.

Về phía GV, chúng tơi thấy rằng việc sử dụng Padlet trong dạy học LSTG cận đại 11 đã thực sự tạo cho HS hứng thú trong giờ học. Cũng vẫn chỉ trong khuôn khổ 1 tiết học trên lớp nhưng các em được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin hơn, trải nghiệm nhiều hoạt động hơn với nhiều cơng cụ hơn… Chính vì vậy HS đã có cơ hội phát triển nhiều năng lực khác nhau trong đó đặc biệt nổi bật là NLTH.

Về phía HS, sau mỗi bài học trên Padlet, chúng tơi thường có câu hỏi phỏng vấn về cảm giác của các em sau khi học xong bài học trên Padlet, đa số các em đều cho biết là cảm thấy thích thú hơn, hấp dẫn hơn so với những giờ học truyền thống trước kia. Các em cũng hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ lâu hơn vì gần như mọi hoạt động các em đều được tham gia trong bài học.

Về mặt định lượng, kết quả thử nghiệm dựa trên kết quả những bài kiểm tra về mức độ HS đạt được cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ hoặc những sản phẩm các em hoàn thành, các phiếu học tập các em đã được giao, tổng hợp góp ý nhận xét của GV và HS. Khi tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến trên Kahoot, kết quả cụ thể của các em như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường trung học phổ thông hoa lư a – ninh bình (Trang 107 - 110)