.Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 35)

1.3 .Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động ngoại thương

1.3.1 .Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạt động ngoại thương, tác động của tỷ giá lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu:

Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu khơng được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là giả sử trong khoảng thời gian tháng 9 đến tháng 10 năm 2003, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam tăng từ 1 USD = 15.000VND lên 1USD=13.000VND thì một nhà xuất khẩu A với doanh thu 100.000USD sẽ bị thiệt một khoản tiền là (15.000- 13.000)* 100.000 = 200.000.000 VND. Nếu tỷ giá diễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu giảm dần, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng sẽ trở nên khan hiếm, kim ngạch xuất khẩu do vậy sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0. Vấn đề ảnh hưởng xấu đối với kim ngạch xuất khẩu của việc tăng tỷ giá thường xuyên là chủ đề chính trên các mặt các báo chí Mỹ trước tháng 12 năm 2002. Theo thời báo The NewYork Times số ra ngày 21 tháng 12 năm 2002 thì năm 2001, việc đồng đô la

Mỹ tăng giá 11% so với các đồng tiền chủ chốt như Yên Nhật đã khiến kim ngạch xuất khẩu Mỹ giảm từ 10% GDP xuống cịn 7% GDP.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng. Nhà xuất khẩu A trong ví dụ trên sẽ được lãi thay vì lỗ 200 triệu VND nếu tỷ giá giảm từ 1USD = 13000VND xuống 1USD=15000VND.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu:

Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đối so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị tồn bộ, xăng dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơ chế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị tồn bộ, các mặt hàng khơng thể thay thế được như xăng, dầu … là rất thấp. Tỷ giá hối đoái tăng lên khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần tron g cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Giả sử người tiêu dùng Mỹ thích ăn thịt bị đóng hộp của Việt Nam được bán với mức giá 18000VND/hộp, ở mức tỷ giá 1USD=18000VND, chỉ cần 1USD là người tiêu dùng Mỹ đã có thể mua được một hộp; nay tỷ giá tăng lên 1USD=9000VND thì người Mỹ phải cần đến 2USD mới có thể có thịt bị hộp của Việt Nam trong tay. Lúc ấy, thay vì sử dụng thịt bò từ Việt Nam, họ sẽ sử dụng thịt bò của Chilê với giá rẻ hơn hoặc chuyển sang ăn thịt gà. Nếu giá VND vẫn giữ ở mức cao như vậy, cầu đối với thịt bò hộp của Việt Nam từ người dân Mỹ sẽ giảm dần và tiến tới bằng 0, trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam, sẽ không cịn dấu hiệu của thịt bị đóng hộp nữa. Trái lại, khi tỷ giá giảm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có thể sẽ trở nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng doanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng…Đối với các

mặt hàng khơng thể thay thế như xăng dầu thì tỷ giá có tăng hay giảm cũng hầu như khơng ảnh hưởng gì mấy đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng này.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu:

Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá nội tệ của nước này so với các đồng tiền nước khác sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước này trở nên kém tính cạnh tranh do giá cả đắt hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ giảm tức tỷ giá giảm sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối, tính cạnh tranh về giá tăng lên. Thập niên 70, Nhật Bản là quốc gia áp dụng thành công cạnh tranh về giá thơng qua tỷ giá hối đối để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đến thập niên 80, hàng của Nhật Bản đã phủ kín Châu Âu, giành giật thị phần với thị trường Mỹ khiến xuất khẩu của Mỹ bị thu hẹp. Những năm đầu của thế kỉ 21, giá hàng nông sản Mỹ tăng mạnh, giá xuất khẩu ngô từ Mỹ sang Nhật Bản năm 2001 so với 2000 giảm 11,3% từ 16 MT xuống 14,2 MT sau khi USD tăng giá 30 % so với đồng Yên (từ 93,4 JPY/1USD lên 130,8 USD/JPY) (46). Trong cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung, người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm nào rẻ hơn. Và giả sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồng tiền nước mình so với giá bản tệ của thị trường tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh về giá của nước đó cao hơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn.

Tóm lại, giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu, giá đồng nội tệ tăng ngược lại sẽ gây bất lợi. Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia thực thi chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sát giá trị thực, còn đối với các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, việc giảm, tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa, khơng phải tỷ giá thực, do đó nếu một sự giảm tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ không nhiều.

Phần cịn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Có người cho rằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Quan niệm này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu. Ví như tháng 1 năm 1999, việc đồng Peso (Argentina) tăng giá 10% so với đồng Real (Brazil) khiến lượng giầy da nhập khẩu vào Argentina tăng gần 30% so với cùng kì năm 1998(48) . Cụ thể hơn, giả sử giá một bộ hộp đựng bút tại Mỹ là 1USD, ở mức tỷ giá 1 USD= 15000 VND, nhà nhập khẩu B của Việt Nam phải bỏ ra 100 USD (khoảng 1,5 triệu VND) để mua 100 hộp bút. Nếu tỷ giá tăng 1 USD = 14000 VND, chi phí nhập khẩu 100 hộp bút sẽ giảm xuống còn 1,4 triệu VND (khoảng 7%). Điều này đồng nghĩa với việc giá nhập khẩu hộp bút rẻ đi 7%, theo quy luật cung cầu: giá giảm - cầu tăng, để tăng lợi nhuận, các nhà nhập khẩu có thể sẽ tăng lượng nhập khẩu kéo theo sự tăng lên tương ứng trong kim ngạch nhập khẩu hộp bút. Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:

Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, một sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những mặt hàng gì, những mặt hàng như nơng sản có thể sẽ bị hạn chế, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị tồn bộ có thể sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệt

đúng với các nước đang phát triển hướng về xuất khẩu), còn một sự tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ cho chiều hướng ngược lại.

*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu:

Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, khơng một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu khơng cịn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước.

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên hai hoạt động then chốt này lại vận động ngược chiều nhau, nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhập khẩu còn nếu tỷ giá vận động theo chiều hướng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãm xuất khẩu.Việc lựa chọn sách lược sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương từ đó phải hài hịa hóa được lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, phải được xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá hối đoái lên tổng thể hoạt động ngoại thương. Thông thường, tác động của tỷ giá lên ngoại thương được xem có hiệu quả nếu nó đem lại thặng dư cán cân thương mại và kém hiệu quả khi cán cân thương mại thâm hụt, song làm thế nào để có được thặng dư thương mại thơng qua điều hành tỷ giá, nghiên cứu tác động nâng giá, phá giá tiền tệ dưới đây sẽ phần nào trả lời được điều đó.

1.3.3. Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động ngoại thương:

1.3.3.1. Phá giá tiền tệ:

Phá giá tiền tệ là việc chính phủ một nước quyết định giảm mạnh giá trị trao đổi đồng tiền nước mình(2). Biện pháp phá giá này chỉ được các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả nổi có điều tiết (quản lý) theo đuổi(45). Các quốc gia nhập siêu nặng, kim ngạch xuất khẩu khơng cao thường tìm đến phá giá

như một liều thuốc cứu chữa cán cân thương mại đang hấp hối. Theo lý thuyết, việc phá giá nội tệ tương đương với việc giảm mạnh giá trị đồng nội tệ hay giảm tỷ giá nội tệ, khi đó, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, ngoại thương được cải thiện, cán cân thương mại cân bằng thậm chí sẽ thặng dư. Tuy nhiên, thực tế lại rẽ theo hướng khác, tùy từng các quốc gia khác nhau, tùy từng điều kiện ngoại thương, môi trường kinh doanh, chất lượng cũng như cơ cấu xuất khẩu khác nhau mà mức độ phá giá giúp cải thiện ngoại thương khác nhau. Điều kiện tiên quyết để phá giá giúp cải thiện ngoại thương chính là các quốc gia khác khơng phá giá hoặc phá giá ở mức thấp hơn so với nước có chủ định phá giá. Điều kiện thứ hai sẽ được xây dựng dựa trên mơ hình Marshall-Lerner trình bày ngay sau đây.

Năm 1937, hai nhà kinh tế học Alfred Marshall và Abba Lerner (Mỹ) đã xem xét mức độ ảnh hưởng của phá giá lên hoạt động xuất, nhập khẩu. Quan điểm chính là phá giá sẽ tác động đến cán cân vãng lai trong đó chủ yếu là cán cân thương mại theo hai hướng, một là làm giảm thâm hụt (xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu), hai là đẩy thâm hụt tiến tới trầm trọng hơn (tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn tăng xuất khẩu). Một mơ hình dưới tên gọi Marshall-Lerner được đưa ra, đây là mơ hình đầu tiên và cũng khá chính xác khi phân tích tác động của phá giá đến ngoại thương thông qua tác động của phá giá lên cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh tốn, mơ hình căn cứ vào việc tính tốn độ co giãn xuất khẩu, co giãn nhập khẩu so với tỷ giá hối đoái.

Độ co giãn xuất khẩu so với tỷ giá chính là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của giá trị xuất khẩu bằng nội tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (d (X/X)/d(S/S)) và chính bằng độ co giãn của xuất khẩu với giá, kí hiệu: ηx; độ co giãn nhập khẩu so với tỷ giá bằng phần trăm thay đổi của giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ so với phần trăm thay đổi của tỷ giá (-d(N/N)/d(S/S)), kí hiệu: ηn. Và xuất phát từ trạng thái cân bằng cán cân thanh toán, phá giá sẽ chỉ giúp cải thiện cán cân thương mại, tăng cường hoạt động ngoại thương thông qua tăng xuất khẩu khi ηx + ηn >1, trường hợp ngược lại ηx + ηn <1 thì cán cân thanh tốn sẽ chỉ thâm hụt trầm trọng hơn mà thôi, việc phá giá không giúp cải thiện hoạt động ngoại thương. Nghiên cứu còn chỉ ra đối với các nước đang phát triển, tổng này thường <1 và do đó phá giá khơng có

lợi cho ngoại thương, trong khi tại các nước phát triển, chỉ cần giảm tỷ giá nhẹ chưa cần phá giá thì đã giúp cải thiện cán cân thương mại.Tại sao lại như vậy?

Có ηx + ηn = d(X/X)/d(S/S) + (-d(N/N)/d(S/S))

Do các quốc gia đang phát triển có tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hoặc những mặt hàng không thể thay thế lớn trong cơ cấu nhập khẩu nên cầu nhập khẩu các nước này được xem là không co giãn tức khi tỷ giá giảm 1%, nhu cầu nhập khẩu giảm ít hơn 1%, tỷ số -d(N/N)/d(S/S) mang hệ số âm. Trong khi hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là thơ sơ chế, nguyên vật liệu lại cho sản xuất hàng xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trường hợp mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đủ bù đắp chi phí, thì tỷ giá giảm 1% khơng đưa đến việc kim ngạch xuất khẩu tăng >1%, khi đó, hệ số co giãn xuất khẩu sẽ <= 1, trừ đi hệ số co giãn nhập khẩu >1, tổng tất yếu phải <1. Đối với các nước phát triển, tình hình hồn tồn ngược lại, nhập khẩu chủ yếu nông sản, thơ sơ chế có độ co giãn cao, xuất khẩu máy móc,thiết bị tồn bộ, chi phí để phục vụ xuất khẩu khơng tăng nhanh bằng kim ngạch xuất khẩu, suy ra ηx + ηn >1.

Kết quả của Marshall-Lerner ngày nay vẫn được rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nước mình trên cơ chế cetacis paribas. Mơ hình tỏ ra có hiệu quả cao và được nhiều nhà kinh tế học cân nhắc khi xem xét tác động của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương. Mặt khác, do ngoại thương không đơn giản

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w