.Một số giải pháp vĩ mô khác

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 100 - 105)

3.2 .Một số giải pháp cụ thể

3.2.1.3 .Một số giải pháp vĩ mô khác

* Xây dựng hệ thống ngân hàng thông tin hỗ trợ hoạt động tỷ giá và xuất nhập khẩu:

Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam, thơng tin chính là thứ bảo bối giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và cạnh tranh được trên trường quốc tế. Thế nhưng thông tin về hoạt động xuất-nhập khẩu cũng như tỷ giá hiện nay lại rất manh mún, chủ yếu được quy tụ từ báo chí. Các trung tâm thơng tin hỗ trợ việc quản lý tỷ giá và xuất nhập khẩu cịn thiếu, dẫn đến tình trạng tìm hiểu các thông tin chi tiết về thị trường các quốc gia khác như thông tin về luật pháp, biến động tiền tệ, tâm lý người tiêu dùng...vẫn cịn rất khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thương vụ của Việt Nam tại các quốc gia trong công tác cung cấp thông tin thị trường và định chế thương mại chính tại thị trường các quốc gia ấy lại hoạt động chưa mấy hiệu quả. Điều này đã khiến hoạt động ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu phải trả giá khá đắt. Điển hình là tháng 5 năm 2003, một lô hàng gốm sứ từ Việt Nam xuất khẩu sang Ả rập Xê – út đã bị trả về với lý do lơ hàng khơng thích hợp tiêu thụ trên thị trường này. Số là nhà sản xuất Việt Nam đã in hình đức Phật Di Lặc lên trên hàng hóa của mình, hình ảnh “thoải mái” của đức Phật trên những chiếc lọ nếu ở thị trường Việt Nam là biểu tượng của sự vui vẻ thì trên thị trường xứ đạo Hồi này, đó lại là một điều “sỉ nhục”. Doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng này đã mất thị trường Ả rập Xê-út và tai hại hơn nếu chúng ta không thiết lập ngay ngân hàng thông tin như đã đề cập thì sẽ cịn rất nhiều doanh nghiệp nữa lâm vào tình cảnh này.

Các ngân hàng thơng tin có thể được xây dựng bởi các chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với sự hỗ trợ tài chính của nhà nước, nhưng tốt hơn cả là nhà nước nên đứng ra thành lập ngân hàng thơng tin, sau đó sẽ thu lệ phí từ các doanh nghiệp sử dụng nó.

* Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới:

Bản thân các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiếm khi có thể tự quảng bá trên thị trường thế giới do đó sự hỗ trợ của nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp này tham gia hội chợ, triển lãm nước ngoài là một điều hết sức cần thiết. Đến nay, Nhà nước cũng đã hỗ trợ một phần tài chính cho một số doanh nghiệp trong việc tham gia triển lãm và hội trợ quốc tế, song biện pháp này cần được mở rộng về cả phạm vi và hình thức hỗ trợ như khấu trừ một phần thuế thu nhập doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định với chi phí tham dự hội chợ, triển lãm nước ngồi hoặc hỗ trợ thêm một phần tài chính nếu doanh nghiệp ký kết được hợp đồng cho sản phẩm mới, thị trường mới.

*Ngăn chặn, đẩy lùi hồn tồn hoạt động bn lậu và gian lận thương mại:

Buôn lậu, gian lận thương mại là những hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động ngoại thương Việt Nam. Chúng làm xáo trộn thị trường trong nước, kìm hãm phát triển xuất khẩu, hủy hoại năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và cuối cùng, gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng ngay tại thời điểm này, hoạt động buôn lậu vẫn liên tiếp diễn ra, hàng lậu vẫn tiếp tục trôi nổi tại thị trường trong nước, gian lận thương mại khơng giảm, điển hình là một số doanh nghiệp sản xuất thép đã nhập khẩu dây thép song lại khai báo là lõi que hàn khiến thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 5%, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Do đó để từng bước đẩy lùi bn lậu, gian lận thương mại, chúng ta có thể tiến hành biện pháp chủ yếu sau:

 Tăng cường thêm lực lượng kiểm soát sự ra vào các luồng hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

 Trang bị thêm hệ thống tia chiếu phát hiện hàng lậu, thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ và thanh lọc đội ngũ chống buôn lậu, gian lận thương mại.

 Đảm bảo sự phối hợp đồng giữa các cơ quan trong việc quản lý, triển khai kế hoạch thực hiện nhằm hạn chế tình trạng bn lậu, gian lận hiện nay.

* Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, thực hiện chiến lược trong sạch hóa đội ngũ cán bộ hải quan:

Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong thời gian qua song thủ tục hải quan vẫn còn gây nhiều phiền phức cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó một số giải pháp sau cần được cân nhắc:

 Đơn giản hóa trong việc thủ tục mở tờ khai hải quan, ví dụ giám đốc hoặc phó giám đốc có thể ủy quyền cho cán bộ ký tờ khai

 Nghiên cứu hình thành việc mở tờ khai một lần đối với lô hàng lớn xuất, nhập nhiều lần.

 Tiến hành thống nhất hệ thống mã số hàng hóa quốc tế với hệ thống mã số thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhằm làm giảm bớt tình trạng xử lý tương đối tùy tiện của một số cán bộ hải quan. Ví dụ một mặt hàng hóa chất khi được coi là một loại nguyên liệu sẽ chịu mức thuế nhập khẩu thấp hơn hẳn so với thuế nhập khẩu nếu coi mặt hàng này là một loại hàng tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng nên tăng cường giám sát các hoạt động nhân viên mình do trong đội ngũ hải quan đã xuất hiện một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Hơn 70% các vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn đều có sự góp mặt của các cán bộ, nhân viên hải quan. Rất nhiều cán bộ hải quan đã tiếp tay cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp, nhập khẩu hàng hóa trốn thuế khiến chiến lược ngoại thương về thay thế nhập khẩu của nhà nước hoạt động không mấy hiệu quả. Trong khi đó, hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường các nước tư bản lại thường xuyên phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng thậm chí khe khắt từ phía hải quan nước họ. Vì vậy, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ hải quan cũng chính là làm lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, giúp sự vận động giữa hàng xuất khẩu với hàng nhập khẩu trở nên công bằng hơn.

* Công khai thông tin đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Việc công

khai thông tin hiện đang là điểm yếu của giới điều hành, quản lý hoạt động xuât nhập khẩu. Các thông tin quan trọng như hạn ngạch xuất nhập khẩu hàng năm thường không được phổ biến đến các doanh nghiệp. Do đó đã xuất hiện tình trạng mua, bán hạn ngạch, ưu tiên cấp riêng hạn ngạch cho một số doanh nghiệp mà năng lực thực tế còn hạn chế. Chính điều này đã giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như thủ tiêu sự đồn kết giữa các doanh nghiệp trong việc cùng nhau vươn ra thị trường quốc tế. Và có thể nói, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề kinh doanh phục vụ xuất khẩu nếu không được xoa dịu bằng việc cơng khai thơng tin thì về mặt dài hạn động lực phát triển của hoạt động ngoại thương Việt Nam cũng sẽ bị ăn mòn.

*Mở thêm một số điểm cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O và tiến hành cấp C/O vào thứ bẩy cho doanh nghiệp các tỉnh, địa phương: Hiện nay, Phịng thương

mại và cơng nghiệp Việt Nam -VCCI có 8 điểm cấp giấy chứng nhận C/O, đó là Hà Nội, TP HCM, Hải Phịng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Thơ. Tuy nhiên, các địa điểm cấp C/O chưa được đặt một cách hợp lý, khoảng cách giữa các văn phòng này còn khá xa nhau nên đối với một số doanh nghiệp, riêng việc đi lại xin giấy chứng nhận cũng đã mất nửa ngày. Chẳng hạn như văn phòng Khánh Hòa và Đà Nẵng cách nhau tới 600 km. Đến được nơi xin cấp giấy phép nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, họ lại phải quay trở về văn phịng cơng ty để làm thủ tục lại từ đầu. Việc này vừa tốn kém, vừa làm mất thời gian của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc VCCI... khơng làm việc trong ngày cuối tuần cũng gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp. “Có những hơm chúng tơi cần có giấy xác nhận ngay trong ngày thứ bảy, nhưng đáng tiếc là văn phịng của VCCI lại khơng làm việc vào ngày này. Như vậy, chúng tôi lại phải chờ đợi đến thứ hai tuần sau” - giám đốc một công ty thủy sản ở TP HCM phản ánh. Với việc chờ đợi này, các doanh nghiệp có thể sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí lớn do xuất hàng chậm ngày. Trong một cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ, ơng Lê Văn Quang, Giám đốc Công ty Minh Phú (Cà Mau) cũng đã cho biết, C/O nộp trước 10h sáng mới nhận trong ngày, nộp sau thời gian này, ngày hơm sau mới được nhận. Theo tính tốn từ

Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cách làm việc này có thể gây cho doanh nghiệp xuất khẩu thiệt hại khoảng 850.000 đồng cho một lô hàng trị giá 250.000 USD nếu xuất hàng chậm mất 1 ngày (53).

* Hồn thiện và thống nhất các chính sách điều hành quản lý hoạt động ngoại thương, tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản ban hành từ nhiều cơ quan quản lý, gây khó dễ cho cơng tác triển khai thực hiện. Đây là biện pháp luôn

được các cấp, bộ ngành nhắc tới với mục tiêu làm định hướng chỉ đạo cho hoạt động của mình, thế nhưng việc thực hiện lại chẳng mấy hiệu quả. Việc quản lý chồng chéo vẫn diễn ra, ví như đối với vụ việc nhập khẩu thép phế liệu hồi tháng 5/2003 của công ty Gang Thép Thái Nguyên trên con tàu Century Luck và Global mặc dù được BTM cũng như một số cơ quan khác ủng hộ song đã bị “gác ở cửa môi trường ” và một điều lạ là ở phía nam, doanh nghiệp cũng nhập loại hàng tương tự mà khơng thấy bị ách tắc gì. Ngun nhân chính chính là sự khó hiểu của quyết định 65/2001/QĐ- BKHCNMT, điều 2 khoản 2 có quy định tỷ lệ tạp chất lẫn trong thép phế liệu được phép nhập khẩu phải là “một lượng không đáng kể” khiến các cơ quan quản lý mỗi nơi hiểu một kiểu và các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu rốt cuộc vẫn là các tổ chức duy nhất gánh chịu mọi thiệt hại.

* Cải cách thủ tục mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu: Các thủ tục mua hóa đơn, các yêu cầu về giấy tờ cần có để

mua hóa đơn thuế tại Việt Nam hiện nay đã tiêu tốn rất nhiều sinh lực của các doanh nghiệp. Quy định đặt ra chỉ có lợi cho vấn đề quản lý mà khơng hề nghĩ đến những tình trạng nhiêu khê mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải. Thông tư của Bộ Tài Chính 120/2002/TT-BTC (ban hành tháng 12/2002) quy định về việc để mua và sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp cần có sơ đồ trụ sở, hợp đồng thuê nhà có xác nhận của UBND phường sở tại... và nhất là phải đích thân giám đốc mang theo chứng minh thư mới được mua hóa đơn. Điều này đã khiến một số giám đốc trong chuyến đi cơng tác nước ngồi phải vội vàng quay về chỉ để “mua hóa đơn”, chưa hết, để đổi được hóa đơn cũ đã hết hạn, ông Nguyễn Khắc Phụng, giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Hà Nội phải chuẩn bị tới 12 loại giấy tờ khác nhau, đồng thời cán bộ thuế u cầu đích thân ơng phải đi đổi... Chính những sự phiền nhiễu khơng đáng có

này đã khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc, ở cơ quan quản lý nào, doanh nghiệp cũng bị gây khó rễ. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tập trung vào sản xuất chừng nào mà sức lực của họ vẫn bị chi phối bởi các thủ tục nhũng nhiễu như trong việc mua hóa đơn kể trên.

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w