.Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 110 - 136)

3.2 .Một số giải pháp cụ thể

3.2.2.2 .Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu

Từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngồi đặc biệt là điều kiện về mơi trường, thời tiết. Số phận người nơng dân do đó trở nên bấp bênh hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

* Tham gia tích cực các lớp huấn luyện ni trồng sản phẩm xuất khẩu:

Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nơng dân tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lớp đào tạo nào mà chỉ học hỏi kinh nghiệm theo kiểu truyền miệng. Vì thế mà hiệu quả sản xuất khơng cao, việc áp dụng một số giống mới vào sản xuất do không được áp dụng đúng kỹ thuật đã gây tổn thất không nhỏ. Tháng 10/2003, hàng loạt nông dân áp dụng giống lúa cao sản do viện nông nghiệp tiến hành nghiên cứu đã lâm vào tình cảnh bi thảm khi tồn bộ số lúa họ trồng đều lép hạt. Số là giống lúa này chỉ thích hợp trồng vào mùa xuân, song do chưa được phổ biến kỹ, họ đã tiến hành trồng vào thời điểm hè-thu. Ấy là chưa kể đã có rất nhiều gia đình nhổ lúa, trồng tôm sú và đã gặp cảnh tôm chết hàng loạt vì chưa có kiến thức thực sự về phịng và chữa bệnh cho tơm. Bởi thế, các hộ gia đình cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện ni trồng, ở đó họ sẽ vừa được học hỏi những kiến thức đúng đắn về nuôi trồng, lại vừa được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn.

* Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: Thực tế cho thấy việc tham gia bảo

hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không lường trước gây ra cho cây trồng, vật ni, giúp người dân có được một lượng vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ví như đối với công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam, trong vụ tôm 2002, công ty đã bán bảo hiểm tôm sú cho 15 khách hàng với tổng hợp đồng 30 triệu. Trong thời gian bảo hiểm có 6 khách hàng

bị rủi ro và công ty đã trả bảo hiểm 400 triệu đồng. Song vấn đề bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với những người dân. Họ không tin tưởng lắm vào các loại hình bảo hiểm và chỉ tiến hành bảo hiểm đối với những vật nuôi, cây trồng gặp nhiều rủi ro. Vì thế mà đã có rất nhiều người nơng dân mất trắng đành phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa đi làm mướn. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, thiết nghĩ ngay tại thời điểm hiện nay, người nông dân nên xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc.

* Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Hoạt động sản xuất của nông dân Việt Nam chủ yếu vẫn cịn phân tán, có tính

chất manh mún, nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp những người nơng dân có thêm tiếng nói, họ nhất thiết sẽ phải đồn kết với nhau để có thể chống lại sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như đòi hỏi những quyền lợi họ đáng lẽ được hưởng. Ở các quốc gia phát triển, hình thức này đã được thực hiện từ lâu và các hiệp hội này đã hoạt động rất tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của hàng nhập khẩu. Điển hình là Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép làm tăng giá bán cá tra, cá basa của ta trên thị trường họ. Các hiệp hội của Việt Nam ra đời sẽ liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể giúp giảm phí trung gian, tăng lợi nhuận và doanh thu cho các hộ gia đình. Với lợi nhuận tăng lên như vậy, chắc chắn những hộ nông dân sẽ trung thành hơn trong việc thực hiện các cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài một số giải pháp đối với những người dân sản xuất đầu vào xuất khẩu nói trên, lực lượng lao động trong bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nỗ lực hết mình để có thể đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam đạt được mục tiêu làm đòn bẩy, đưa đất nước trở thành quốc gia bán công nghiệp vào năm 2010. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy chỉ đạt được khi lực lượng lao động của chúng ta ln tự nâng cao trình độ, không ngừng học hỏi và đặc biệt là tạo được cho mình tác phong lao động cơng nghiệp, có tính kỷ luật cao. Người ta hẳn vẫn chưa quên sự

kiện đau lòng khi một giám đốc Đài Loan đánh ba công nhân Việt Nam hồi năm 1998. Đành rằng hành vi này là khơng thể chấp nhận được song khách quan nhìn nhận, tính kỷ luật của các cơng nhân Việt Nam cịn chưa cao, tính “tự do” vẫn hiện hữu. Ấy là chưa kể đến việc ở một số doanh nghiệp, hễ có bất bình là cơng nhân lại kéo nhau biểu tình mà khơng hề thương lượng trước với giám đốc. Điều này đã khiến năm 2002, trên báo Lao động ngày 13/8, Chính phủ đã phải tuyên bố cấm biểu tình ở các doanh nghiệp dệt may, thủy sản.

Lộ trình hội nhập ngày một đến gần, hơn bao giờ hết, để ngoại thương Việt Nam phát triển, để chính sách tỷ giá phát huy vai trị địn bẩy của nó, các giải pháp trên rất cần được thực sự xem xét.

Kết luận

Ngoại thương Việt Nam đã bước đi trên chặng đường đổi mới được gần 20 năm. Từ đó đến nay, thế giới thực sự đã đổi khác. Các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn bởi sự vận động của những luồng hàng hóa, dịch vụ khơng thể nào kìm hãm nổi. Cùng với sự di chuyển các luồng hàng hóa dưới tốc độ chóng mặt, tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như USD, JPY, EUR cũng liên tục biến động, phản ánh chính xác tương quan sức mua giữa các nước trên thế giới. Là một quốc gia đang bước những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập, đã đến lúc Việt Nam chúng ta phải có những nhìn nhận đúng đắn hơn về công cụ tỷ giá, đặc biệt là tác động tích cực của tỷ giá hối đối lên ngoại thương Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay sẽ chủ yếu được gây dựng nhờ việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại..., rằng với cơ cấu xuất-nhập khẩu ở thời điểm hiện tại thì tỷ giá hối đối sẽ khơng có tác động mấy đến hoạt động ngoại thương Việt Nam..Xin thưa nếu sản phẩm của chúng ta có cải tiến đến đâu, mẫu mã có phong phú đến cỡ nào, khi vận động dưới một chế độ tỷ giá bị áp đặt cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của nó như tại thời điểm này thì cánh cửa hội nhập chắc chắn sẽ dần khép lại. Ấy là chưa kể đến việc hàng hóa của Việt Nam vốn kém tính cạnh tranh trên trường quốc tế, chất lượng thấp, giá thành cao... Các doanh nghiệp nhà nước với thói quen làm ăn kiểu cũ dù được đầu tư khá nhiều song đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu khơng được là bao. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, trong khi đó mấy năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài lại không ngừng suy giảm.

Lúc Việt Nam bước chân lên thương trường quốc tế cũng chính là lúc hàng hóa Việt Nam liên tiếp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Đằng sau những thái độ cởi mở, giảm dần mức thuế quan hay cho hưởng đãi ngộ tối huệ quốc là những rào cản vơ hình do các quốc gia trên thế giới ngấm ngầm tạo ra nhằm bảo vệ sản xuất nước họ. Chiêu bài mà các nước phát triển thường sử dụng để ngăn cản sự xâm lấn của hàng hóa các nước đang phát triển trên thị trường nước họ chính là

bán phá giá hàng hóa. Điều này cho thấy việc cạnh tranh dựa trên giảm giá thành sản xuất tiến đến giảm giá bán hàng xuất khẩu khơng cịn là biện pháp tối ưu. Bài học đau lòng về vụ kiện cá tra, cá basa cịn đó và tơm của chúng ta cũng rất có thể sẽ lâm vào tình cảnh tương tự, khi ấy liệu các nhà hoạch định của chúng ta có cịn quay lưng với tỷ giá ? Thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tỷ giá hối đoái được trả về vận động theo đúng xu thế tự nhiên của nó.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

(1) Augustine Arize - Dùng đồng Peso là yêu nước - Tạp chí Dân chủ Argentina – 3/2002.

(2) Nguyễn Ngọc Bích, T.S. Nguyễn Đức Dị, T.S.Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuấn -Từ điển kinh tế kinh doanh Anh-Việt- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000.

(3) Hải Bình, Thúy Ngà - Thị trường tiền tệ và chứng khoán thế giới nửa đầu năm

2003 - Thơng tin tài chính, 7/2003.

(4) T.S. Võ Văn Đức, Đỗ Quang Hưng -Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp

xuất-nhập khẩu Việt Nam hiện nay – Tài Chính, 8/2002.

(5) Mc. Grawhill - Quản trị tài chính quốc tế- Nhà xuất bản quốc tế , 2002.

(6) Nguyễn Thanh Hà - Nhìn nhận về những biến động về tỷ giá USD tại Việt Nam

trong thời gian qua – Tài Chính, 9/2001.

(7) Nguyễn Thanh Hà - Vì sao đồng đơ la sụt giá ?- www.econet.com (15/10/2003), (8) Quang Hải - Cung cầu ngoại tệ mất cân bằng có phải do điều tiết ?– Báo Đầu tư, 3/2003.

(9) Thanh Hải - Rủi ro trong thanh tốn điện tử– Tạp chí Tin học và đời sống, 12/2002.

(10) Lê Xuân Hiếu - Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và phá giá đồng nội tệ – Tài Chính, tháng 7/2001

(11) T.S. Nguyễn Xuân Hiếu, T.S.Nguyễn Hồng Sơn -Chế độ tỷ giá và hiệu quả

kinh tế ở các nước đang phát triển – Tài Chính, 4/2003.

(12) Trọng Hồ - Hiểu thế nào về nhập siêu cho đúng hiện nay - Thương mại, số 26/2003.

(13) Nguyễn Thị Thanh Hoài - Giải pháp khi hàng Việt Nam bị nước ngoài điều tra

bán phá giá – Thương mại, số 36/2003.

(14) T.S. Nguyễn Đắc Hưng - Hồn thiện chính sách quản lý ngoại hối và công cụ

(15) Th.s Nguyễn Văn Khách -Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2003-2004 – Tạp chí Ngân Hàng, số 6/2003.

(16) Nguyễn Văn Lộc -Tỷ giá VND/USD hiện nay và các giải pháp điều chỉnh – Tài Chính, 11/2001.

(17) Võ Đại Lược - Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, 10/2003.

(18) Hồng Minh - Đồng Euro chiếm gần 10% dự trữ ngoại hối của Việt Nam – Báo Thanh niên, số 12/2003.

(19) Thành Nam - Tỷ phú Soros và quỹ đầu cơ tiền tệ – Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 28/10/1999.

(20) Trần Nguyên Nam - Đánh giá về hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – Tài chính, 2/2002.

(21) PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ -Tỷ giá hối đoái và nghệ thuật điều

chỉnh- Nhà xuất bản tài chính, 1998.

(22) Vũ Ngọc Nhung - Những vấn đề tiền tệ- ngân hàng- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

(23) Paul A.Samuelson & William D. Norhaus - Kinh tế học vĩ mơ - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2001.

(24) Lan Phương -USD giảm giá, lợi hay hại ?– www.vcb.com.vn, 12/2003

(25) HQ -Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đang chất lên các ngân hàng- Thời báo ngân hàng, số 92(871), 14/11/2003.

(26) T.S Nguyễn Hồng Sơn -Tài chính tiền tệ thế giới năm 2001-Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2002.

(27) TS. Nguyễn Đình Tài -Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái và vấn đề

kinh tế đối ngoại - Nhà xuất bản giáo dục, 1995.

(28) Lê Hồng Tâm -Rủi ro vay vốn ngoại tệ và sự lựa chọn nghiệp vụ bảo lãnh

ngân hàng của doanh nghiệp– Tạp chí thương mại, số 29/2003.

(29) Lê Hồng Tâm -Vận dụng nghiệp vụ Option-ngân hàng giúp doanh nghiệp bảo

(30) Trọng Tâm -Nửa đầu năm 2003 nhìn lại thị trường ngoại hối, những điều đúng

và khơng đúng với dự đốn– Thị trường tài chính tiền tệ, 1/8/2003.

(31) Nguyễn Ngọc Thanh -Lịch sử tỷ giá Việt Nam- Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 3/2003.

(32) PGS. TS. Đỗ Văn Thành, T.S Vũ Đình Ánh, Th.s Nguyễn Văn Tạo -Một số

giải pháp kinh tế tài chính phục vụ chiến lược hướng về xuất khẩu– Bộ Tài Chính,

2001.

(33) Thanh Thảo -Bao giờ tỷ giá đồng NDT thay đổi ?– Thơng tin tài chính, 8/2003. (34) Trần Thị Ngọc Trang -Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất– Tạp chí Phát triển kinh tế, 8/2001

(35) PGS.Đinh Xuân Trình -Giáo trình thanh tốn quốc tế trong ngoại thương- Nhà xuất bản giáo dục, 2001.

(36) T.S. Nguyễn Cơng Trực -Phân tích tỷ giá và cơ chế hình thành tỷ giá tại Việt

Nam- Viện nghiên cứu Tài Chính, 2000.

(37) Lê Xuân -Khi đồng Việt Nam tăng giá- Thời báo Kinh tế Sài Gòn- Số 12/2003. (38) Bình n -C/O: bài tốn khó tìm lời giải- Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử, 12/9/2003.

(39) TTQ -Thông tin kinh tế, 12/10/2003.

(40) Niên giám thống kê 2002; Nhà xuất bản thống kê.

(41) Thống kê tháng 10/2003; Vụ chính sách tiền tệ, NHNN.

(42) Việt Nam – Cải cách theo hướng rồng bay- Viện phát triển Havard, 1999

Tiếng Anh

(43) Aktuelle Analysen –Getting inflation in Russia down: A tricky task- Bundesinsitut fur ostwissenschaftliche und internationale Studien, 8/11/2000.

(44) Bob Stallman –Exchange rate regimes and management tactics- Ngân hàng thế giới, 2000.

(45) Dragi Tasevski – Exchange rate influence over inflation and development – Ministry of Finance, Russia 2003.

(46) Eduardo Fernández-Arias, Ugo Panizza, Ernesto Stein –Trade Agreements and

Exchange rate disagreements- Fortaleza_Brazil, 3/2002.

(47) Emil-Maria Claassen – Exchange rate policies in developing and post-socialist

countries –An International Center for Economic Growth Publication ICS Press,

San Francisco- California, 12/2002.

(48) Harald A.Euler –Exchange rate control under fixed E.R system- WB, 2002. (49) Johnathan Mc.Carthy –Monetary inflation, real danger for economies- Center for economic development, Berlin, 1998.

(50) Temir Burzhubaev, Tatyana Fukalova –Foreign trade and exchange rate

problem in Kyrgyzstan– IMF, 1999.

(51) Weinmar Guiner –Interest rates and the exchange rate control- Institute of strategic economic development of Germany, 2000.

(52) Yokiko Ama –Japan 20 years before- University of Tokyo, 8/1998.

(53) Yu Yongding –The Yuan depreciation and its impacts on Chinese economy- Institute of the Asia economics and politics development, 11/2002.

(54) Vietnam: Preparing for Take-off ? – WB 2003

(55) Yen Vu -Banking system in Vietnam- www.thebanker.com, 22/12/2001 (56) Economic Times, 17/10/2003.

Phụ lục 1

1.1.Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 1995-2003

Đơn vị: %

Nhóm Năm

Máy móc thiết bị Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng

1995 27.5 57.8 16.5 1996 33.2 56 10.8 1997 28 63 9 1998 27.6 55.7 6.7 1999 28.4 66.4 5.2 2000 30.9 63.8 5.3 2001 30.5 61.6 7.9 2002 32 62.9 5.1 2003 (ước) 28 67.2 6.8

1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân theo châu lục giai đoạn 1999-2002 1999 2000 2001 2002 2000/2001(%) 2002/2001(%) Tổng kim ngạch (triệu USD) 11541,0 14455,0 15027,0 16796,0 104,0 Châu Á Kim ngạch (triệu USD) 6656,6 8716,4 9086,0 8711,0 104,2 95,9 Tỷ trọng (%) 57,7 60,3 60,5 52,1 Châu Âu Kim ngạch (triệu USD) 3078,0 3363,6 3795,0 3981,0 113,2 103,2 Tỷ trọng (%) 26,7 23,2 25,3 23,5 Châu Mỹ Kim ngạch (triệu USD) 714,0 954,0 1398,0 2730,0 146,5 195,3 Tỷ trọng (%) 6,2 6,6 9,3 16,3 Châu Phi Kim ngạch (triệu USD) 137,7 144,5 171,0 129,0 118,3 75,4

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 110 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w