.Giai đoạn trước đổi mới 1986

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 59 - 63)

Đã từ lâu, tỷ giá hối đối ln là người bạn song hành của hoạt động ngoại thương Việt Nam. Thời kì phong kiến, tỷ giá được hình thành dựa trên cơ sở ngang giá vàng, bạc, tiền nội địa với tiền của các thương nhân nước ngoài, do hoạt động mua bán diễn ra tự do nên tỷ giá hối đối cũng được hình thành một cách tự do giữa các thương nhân với nhau. Năm 1858, sau khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, ngoại thương bị đặt dưới sự quản lý khe khắt của chế độ thực dân, tỷ giá giữa đồng tiền Đông Dương do Ngân hàng Đông Dương phát hành với đồng France Pháp cũng như việc qui đổi ra đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh, đồng Yên đều do chính quyền thực dân qui định. Bước sang 1954 cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ là sự trở về của chính quyền cộng sản Việt Nam, thực hiện quản lý mọi hoạt động kinh tế đất nước.

Suốt giai đoạn 1955 đến 1986, về cơ bản nước ta tồn tại chế độ đa tỷ giá, không phản ánh thực sự sức mua thực tế của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa nước ngồi. Người ta nhắc nhiều tới tỷ giá chính thức, một loại tỷ giá được chính phủ hai bên tự ý xác lập, tự ý qui định quan hệ so sánh giữa đồng tiền hai nước trên cơ sở xem xét rất khiêm tốn các nhân tố ảnh hưởng. Tỷ giá chính thức đầu tiên được chính phủ thành lập với Trung Quốc năm 1955 trên cơ sở căn cứ vào 34 mặt hàng tiêu dùng, chủ yếu tại Hà Nội và Bắc Kinh, đứng ở mức 1CNY= 1470 VND. Thời gian này, tỷ giá đồng Rúp (Liên Xơ) được xác định trên cơ sở tính chéo; 1Rúp Liên Xô = 0,5 Nhân dân tệ, tỷ giá chéo là 735 VND = 1 Rup(31). Và tỷ giá tính chéo với đồng Rúp này lại được xem là cơ sở để xác định tỷ giá hối đoái với các nước tư bản khác như Anh, Mỹ…đồng Nhân dân tệ cùng đồng Rúp bỗng nhiên trở thành đồng tiền trụ cột của tỷ giá Việt Nam. Rõ ràng nhận thấy cách tính tỷ giá như trên bộc lộ rất nhiều nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất là tỷ giá bị cố định cứng nhắc do đó không phản ánh được cung cầu thị trường, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực dỗng ra, các chức năng của tỷ giá như thúc đẩy hoạt động ngoại thương bị hủy hoại, cán cân thanh toán mất cân đối nghiêm trọng khiến nền kinh tế

lâm vào tình trạng đói kém triền miên. Thế nhưng cách ấn định tỷ giá này vẫn tiếp tục đeo bám dai dẳng nền kinh tế của chúng ta trong một thời gian dài.

Sau đổi tiền 1959, đặc biệt là sau chiến tranh biên giới 1979, đồng Rúp lên ngơi và nhanh chóng được coi là chuẩn mực cho việc ấn định tỷ giá của Việt Nam. Tỷ giá chính thức (tỷ giá mậu dịch) lúc này được xác lập giữa đồng Việt Nam và Rúp chuyển nhượng thơng qua thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng quốc tế về hợp tác kinh tế (một ngân hàng có trách nhiệm thực hiện thanh tốn thương mại, viện trợ song biên giữa các nước thành viên trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước đây: SEV). Trong suốt thời kỳ 70, 80 thế kỷ trước, tỷ giá này cố định và được sử dụng để ghi sổ cân bằng thanh toán giữa Việt Nam và các nước thành viên khối SEV. Song song với tỷ giá mậu dịch là tỷ giá phi mậu dịch, qui định cho các hoạt động khác như ngoại giao, ngoại kiều, học sinh, sinh viên…được xác lập trên mức giá bán lẻ một số hàng tiêu dùng, xem ra có vẻ gần “thực tế hơn” bởi đã phản ánh chút ít đến sức mua thực tế đồng nội tệ song vẫn bị cố định trong từng khoảng thời gian nhất định.

Cũng thời kì này, do nền kinh tế kiểu tập trung, mệnh lệnh nên các thành phần kinh tế tư nhân bị ruồng rẫy, khinh rẻ . Các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, bởi thế các chủ thể tham gia kinh doanh cũng chính là các doanh nghiệp này. Chính sự tồn tại trên đã tạo điều kiện cho một loại tỷ giá nữa tồn tại đó là tỷ giá kết tốn nội bộ “sử dụng trong các giao dịch nội bộ giữa ngân hàng với các tổ chức ngoại thương, giữa các tổ chức ngoại thương với ngân sách nhà nước có liên quan theo cơ chế giá nội địa”(29), được thực hiện thông qua cơ chế thu, bù chênh lệch ngoại thương. Một cơ chế hết sức vô lý với quan niệm phần lãi trong hoạt động ngoại thương sẽ được góp vào ngân quỹ nhà nước, nếu hoạt động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước chẳng may lỗ thì nhà nước sẽ rút ruột bù lỗ. Những tưởng cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương do rủi ro lỗ đã được nhà nước gánh chịu, song thực tế hoạt động ngoại thương tại các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu ngày càng trở nên ảm đạm. Việc tỷ giá kết tốn nội bộ ln được ấn định nhỏ hơn tỷ giá thị trường cộng với việc kết hối 100% ngoại tệ đã khiến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam ln trong tình cảnh eo hẹp. Ví

như có thời kì tỷ giá thị trường là 2000đ ăn 1 đơla thì tỷ giá do NHNNVN quy định để kết hối chỉ có 200 VND/USD. Lợi nhuận thu được từ các hợp đồng xuất, nhập khẩu khơng đáng kể, thêm vào đó là việc chi phí đầu vào bị nâng cao hơn, vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khiến họ buộc phải bấu víu vào ngân sách nhà nước như là một phương kế cuối cùng để tồn tại; nền kinh tế đã nghèo, càng nghèo.

Bên cạnh những tác động đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã trình bày ở trên, thời kỳ này do tỷ giá được ấn định cố định cộng với sự tiêu điều bởi họa chiến tranh liên miên đã khiến tỷ giá khơng phát huy được vai trị cơ bản của nó. Tỷ giá với cách ấn định chủ quan duy ý chí dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt đứng bên cạnh người bạn lạm phát. Song nếu nói tỷ giá hồn tồn khơng có tác động gì đến hoạt động ngoại thương thời kỳ này là khơng chính xác, chính sự hạn chế, tù túng của tỷ giá cũng đã khiến hoạt động ngoại thương trở nên ngột ngạt, bế tắc. Việc áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đã làm cho việc bù lỗ nhập khẩu vượt quá mức chịu đựng của ngân sách, thủ tiêu động lực xuất khẩu, càng xuất càng lỗ, ấy là chưa kể đến hàng loạt tỷ giá mặt hàng riêng lẻ thuộc tỷ giá kết toán nội bộ như tỷ giá bông, tỷ giá sắt, tỷ giá xăng dầu…áp đặt theo tư duy chủ quan duy ý chí khiến hoạt động ngoại thương bị xé lẻ, manh mún, lâm vào tình cảnh nhập siêu trầm trọng.

Bảng 3: Tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với xuất nhập khẩu giai đoạn 1958-1985 Mốc thời gian Tỷ giá KTNB Tỷ giá chính

thức Xuất % Tăng, giảm

khẩu Nhập khẩu 1958 4,21 3,59 100 100 1959 4,21 3,59 131,52 148,03 1961-1966 4,21 2,94 101,26 111,6 1967-1970 5,08 3,75 67 112,83 1971-1972 5,08 2,71 128,72 107,7 1973-1974 4,21 2,44 165,6 133,66 1975-1980 3,84 1,85 116,98 112,88 1981-1984 12 9 118,49 105,17 1985 15 15 107,53 106,44

Trong suốt giai đoạn 1958-1985, có thể nhận thấy tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh một vài lần trong đó tỷ giá kết tốn nội bộ thường xun được áp đặt cao hơn tỷ giá chính thức. Bảng 3 cho thấy xu thế tăng giảm của tỷ giá thời kỳ 1958 đến 1975 không kéo theo mức giảm, tăng của xuất khẩu như quy luật chung. Năm 1966, tỷ giá giảm từ 4,21 đồng/đôla xuống 5,08 đồng/đôla song xuất khẩu lại khơng tăng trưởng, thậm chí cịn sụt giảm 33% so với năm trước. Xu thế này cho thấy hiện tượng tăng giảm của tốc độ xuất nhập khẩu không phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hay nói đúng hơn xuất nhập khẩu vận hành trên một quỹ đạo độc lập với tỷ giá.

Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá kết tốn nội bộ khơng được xây dựng dựa trên ngang giá sức mua do đó khơng phản ánh đúng sự vận động thương mại giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng và thống nhất đất nước, với tình cảnh kinh tế vừa được khôi phục đã bị kẻ địch tàn phá nên nhu cầu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng, chiến đấu không hề giảm sút, tỷ giá thực của đồng nội tệ dù có giảm đến bao nhiêu chăng nữa thì nhập khẩu vẫn tăng lên. Viện trợ khơng hồn lại cũng như tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu. Viện trợ năm 1975 lên đến 50% kim ngạch nhập khẩu, khoản nợ giai đoạn 1955-1975 đã lên đến 5,5 tỷ Rúp/đôla. Nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 thế kỉ trước tưởng chừng sẽ bị tê liệt nếu khơng có động lực nhập khẩu trợ giúp. Cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, các mặt hàng nhập khẩu trải dài từ máy móc thiết bị cho đến hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, vải, xà bơng...

Giai đoạn 1980-1985, tỷ giá chính thức cũng như tỷ giá kết toán nội bộ lệch rất xa khỏi trục tỷ giá thực, nền kinh tế lâm vào tình trạng bất ổn, chính sách tài chính-tiền tệ tỏ ra không hiệu quả, tỷ giá bắt đầu tác động tiêu cực lên hoạt động ngoại thương. Trong khi kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ tăng trưởng với sự xuất hiện hàng loạt các nước công nghiệp mới, sức mua của thế giới tăng mạnh dẫn đến giá trị đồng tiền các quốc gia tư bản phát triển trên thế giới tăng cao thì Việt Nam chúng ta vẫn “cò cưa” chế độ bao cấp tem phiếu, khủng hoảng trầm trọng kéo theo sản xuất trong nước bị đình đốn. Giá trị thực của đồng Việt Nam giảm sút, nếu đúng theo qui luật cung-cầu tiền tệ, đồng Việt Nam sẽ bị mất giá mạnh. Thế nhưng, tỷ giá

kết toán nội bộ của chúng ta vẫn được giữ cố định ở mức dao động trung bình từ 10 đến 15 VND/đơ la, tình trạng này đã khiến đồng Việt Nam bị định giá cao hơn nhiều lần so với các đồng tiền khác trên thị trường thế giới. Trên thị trường chợ đen, tỷ giá liên tục leo thang và tình trạng này lập tức đã tác động rất xấu đến hoạt động xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu thay vì kết hối tồn bộ số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu đã bằng mọi cách giấu giếm để có thể quay sang bán ăn chênh lệch trên thị trường chợ đen. Có thể nói, sự chênh lệch ngày một lớn giữa tỷ giá chính thức, tỷ giá kết tốn nội bộ và tỷ giá thị trường đã thủ tiêu động lực xuất khẩu, khiến giá trị xuất khẩu tăng chậm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu cơ hối đoái, làm xuất hiện cơ chế phá giá ngầm đồng nội tệ cũng như đẩy nhanh tốc độ lạm phát. Năm 1985, mức chênh lệch đã lên đến đỉnh điểm, đạt 666,6%, đây cũng là năm có mức nhập siêu cao nhất 1.158,9 triệu Rúp/đơla (21).

Nói tóm lại, thời kỳ 80-85, tỷ giá hối đoái tác động lên hoạt động ngoại thương chủ yếu thông qua biểu hiện kim ngạch xuất nhập khẩu; tỷ giá khơng tác động gì mấy đến cơ cấu hàng xuất-nhập khẩu do sản xuất trong nước còn nghèo nàn chủ yếu dựa vào viện trợ. Mặt khác, tỷ giá cũng khơng có tác dụng mở rộng hay thu hẹp thị trường bởi việc trao đổi, buôn bán với Liên Xô là yếu tố bắt buộc trong điều kiện bị bao vây, cấm vận kinh tế. Xét một cách khách quan thì tỷ giá hối đối không phải là nhân tố duy nhất đẩy ngoại thương Việt Nam đến bên bờ vực thẳm bởi ngoại thương hoạt động khơng chỉ dựa vào tỷ giá mà cịn dựa vào hàng loạt các luật lệ, quy tắc mà yếu tố chi phối chủ đạo là nguyên tắc độc quyền ngoại thương. Song chế độ đa tỷ giá với việc sử dụng tỷ giá kết toán nội bộ một cách cứng nhắc, không tuân theo quy luật quốc tế trong thu-chi dù sao cũng đã gây rất nhiều khó khăn trong cơng tác điều hành quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước nói chung cũng như kìm hãm hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Một phần của tài liệu tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w