Tình hình hoạt động tại ngân hàng từ năm 2011-2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại agribank (Trang 25)

NH tiến hành đổi mới tồn diện mơ hình tổ chức, màng lưới kinh doanh theo hương tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh., Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hố các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng., Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên mon hoá., tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hố cơng nghệ..

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mơ hình Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng

Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nơng thơn mới, qua đó góp phần vào thành cơng bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính phủ.

Cũng trong năm 2011, Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank

trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung.

Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động

kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tương đương 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là Ngân hàng Thương mại có quy mơ tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh

doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát giảm dần.

Trong năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh tốn cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.

Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Năm

2013, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội vẫn cịn rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị khách hàng giảm sút, tình hình cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động, cho vay, phí dịch vụ… Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong chi nhánh và sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo các cấp trên cơ sở bám sát các định hướng, chỉ đạo điều hành từ Trụ sở chính, hoạt động kinh doanh của Agribank Bình Dương đã có bước tăng trưởng ổn định và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

2.2 Phân tích tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề của ngân hàng từ năm 2011-2013: 2.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề:

Bảng 2.1. Tình hình doanh số cho vay theo ngành nghề qua 3 năm 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thương mại dịch vụ 54.372 274.831 526.157 220.459 405,46 251.326 91,45 Ngành xây dựng 62.837 139.677 278.910 76.840 122,28 139.233 99,68 Công nghiệp chế biến 61.721 170.362 301.278 108.641 176,02 130.916 76,85 Ngành khác 38.638 139.298 203.482 100.660 260,52 64.184 46,08 Tổng doanh số cho vay 217.568 724.168 1.309.827 506.600 232,85 485.659 67,06 (Nguồn: Phịng Tín dụng)

- Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề nhìn chung có xu hướng tăng. Cụ thể từ năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 217.568 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 724.168 triệu đồng, và đến năm 2013 doanh số đã tăng lên đến 1.209.827 triệu đồng. Cụ thể từng khoản mục trong doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề như sau:

 Đối với ngành thương mại dịch vụ:

- Trong thực tế, nhu cầu vốn ngắn hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, luân chuyển hàng hoá, các tiểu thương trong các trung tâm thương mại, các chợ là rất lớn. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thương mại dịch vụ vào năm 2012 đạt 274.831 triệu đồng, chiếm 37,95% so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng thêm 220.459 triệu đồng so với năm 2011. Đến cuối năm 2013, doanh số này tiếp tục tăng cao và đạt 526.157 triệu đồng, chiếm 40,17% so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 251.326 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với 91,45%. Nguyên

nhân là do các ngành thương mại dịch vụ đang phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây và các ngành này tập trung nhiều ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

 Đối với ngành xây dựng:

- Cùng với sự tăng nhanh doanh số cho vay thì chỉ tiêu ngành xây dựng cũng tăng nhanh trong ba năm qua. Năm 2011, doanh số là 62.837 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 139.677 triệu đồng, chiếm 19,29% trên tổng doanh số cho vay, tương ứng tăng 76.840 triệu đồng. Đến năm 2013, doanh số tiếp tục tăng lên 278.910 triệu đồng, tăng 139.233 triệu đồng, tương ứng với 99,68%, chiếm 21,29% trên tổng doanh số cho vay. Đạt được kết quả như vậy là do hiện nay các công ty đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút vốn đầu tư của nước ngồi, phát triển quy mơ công ty.

 Đối với ngành công nghiệp chế biến:

- Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp chế biến tuy chiếm tỷ trọng không cao bằng các ngành khác nhưng vẫn tăng liên tục suốt ba năm qua. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 170.362 triệu đồng, tăng 108.641 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 176,02%, chiếm tỷ trọng 23,52% trên tổng doanh số cho vay. Bước sang năm 2013, doanh số lại tăng lên, đạt 301.278 triệu đồng, tăng 130.916 triệu đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 23% trên tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến đang dần dần phát triển, các công ty đang đầu tư khai thác trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, nước uống.

 Đối với các ngành khác:

- Ngồi các ngành trên thì các ngành khác như nơng lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, phục vụ cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối. Do kinh tế xã hội đang phát triển, chủ yếu địa bàn tập trung phát triển những ngành công thương nghiệp, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất, nâng cao đời sống người dân, nên ngân hàng chú trọng tập trung cho vay các đối tượng khác, chứ không tập trung vào nơng lâm nghiệp.

2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013: 2011-2013:

Bảng 2.2. Tình hình doanh số thu nợ theo ngành nghề qua 3 năm 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thương mại dịch vụ 52.594 281.637 497.227 229.043 435,49 215.590 76,55 Ngành xây dựng 60.528 169.283 304.263 108.755 179,68 134.980 79,74 Công nghiệp chế biến 63.849 293.749 490.792 229.900 360,07 197.043 67,08 Ngành khác 52.493 201.279 263.130 148.786 283,44 61.851 30,73 Tổng doanh số thu nợ 229.464 945.948 1.555.412 716.484 312,24 609.464 64,43 (Nguồn: Phịng Tín dụng)

- Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Doanh số cụ thể ba năm qua đều tăng, năm 2011 là 229.464 triệu đồng, năm 2012 là 945.948 triệu đồng và đến năm 2013 tăng đến 1.555.412 triệu đồng, ta sẽ phân tích từng chỉ tiêu cụ thể:

 Đối với ngành thương mại dịch vụ:

- Đây là một ngành có nhiều triển vọng đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Qua bảng số liệu có thể thấy doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng. Năm 2011, doanh số thu của ngành đạt được 52.594 triệu đồng, đến năm 2012 là 281.637 triệu đồng, đã tăng 229.043 triệu đồng, ứng với 435,49%. Doanh số năm 2012 chiếm 29,77% trên tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2013, doanh số tăng lên 497.227 triệu đồng, tỷ trọng của ngành cũng tăng theo, chiếm 31,97% trên tổng doanh số. Đạt được

kết quả như trên là sự đóng góp khơng nhỏ của tập thể cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra giám sát từng khoản vay, thường xuyên nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, góp phần tạo nên thành cơng trong công tác thu hồi nợ trong thời gian vừa qua. Điều đó cũng chứng tỏ các doanh nghiệp trên địa bàn có phương hướng hoạt động hiệu quả, đem lại nhiều kết quả tốt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.

 Đối với ngành xây dựng:

- Việc thu nợ ngắn hạn của ngành xây dựng cũng khá thuận lợi. Đến năm 2013, doanh số thu đã đạt đến 304.263 triệu đồng, tăng 134.980 triệu đồng so với năm 2012, chiếm 19,56% trên tổng doanh số. Về mặt cơ cấu thì ngành xây dựng chiếm tỷ trọng khơng được cao trên tổng doanh số thu nợ. Ngân hàng nên có nhiều chính sách thu nợ tốt hơn để tránh tình trạng các doanh nghiệp khơng thanh tốn các khoản nợ.

 Đối với ngành công nghiệp chế biến:

- Đây là ngành chiếm tỷ trọng thu nợ khá cao trong tổng doanh số. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ chỉ chiếm 27,82% trên tổng doanh số thu nợ, nhưng đến năm 2012 doanh số này chiếm 31,05% và đến cuối năm 2013 chiếm tỷ trọng 31,55% trên tổng doanh số thu nợ. Với doanh số năm 2012 đạt 293.749 triệu đồng, tăng 229.900 triệu đồng tương ứng với 360,07% so với năm 2011, trên đà tăng trưởng đó đến cuối năm 2013 thì doanh số thu đạt 490.792 triệu đồng, tăng 197.043 triệu đồng tương ứng với 67,08% so với năm 2012. Doanh số thu nợ ngành này tăng trong ba năm qua, các cơng ty chế biến có điều kiện phát triển nên thu hồi được vốn và lãi, tạo điều kiện thuận lợi trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

 Đối với các ngành khác:

- Tuy doanh số thu nợ qua ba năm có tăng, nhưng tăng không đáng kể. Doanh số thu chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng doanh số, từ năm 2011 đến năm 2013, doanh số thu được là 263.130 triệu đồng, khá thấp so với ba ngành trên, chỉ chiếm 16,92% tỷ trọng trên tổng doanh số. Do địa bàn tỉnh tập trung vào cơng thương nghiệp nên ít phát triển

nông lâm nghiệp và các ngành khác, các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực nơng lâm khó có thể thu được nhiều lợi nhuận, nên khả năng thu hồi nợ của họ cũng thấp hơn. Tuy nhiên ngân hàng cũng đã phát huy tốt các chính sách thu nợ của mình, khơng để bị thiếu nợ.

2.2.3. Phân tích dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 2013

- Dư nợ là chỉ số thể hiện số tiền mà ngân hàng còn phải thu khách hàng trong một thời điểm nhất định, nếu dư nợ cao sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn ngân hàng có thể phát vay trong chu kỳ kế tiếp, ngồi ra nó cịn phản ánh mức đầu tư vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ theo ngành nghề qua 3 năm 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thương mại dịch vụ 48.391 185.493 275.371 137.102 283,32 89.878 48,45 Ngành xây dựng 80.218 235.831 368.529 155.613 193,99 132.698 56,27 Công nghiệp chế biến 53.841 240.389 305.284 186.548 346,48 64.895 26,99 Ngành khác 57.391 239.475 103.426 182.084 317,27 -136.049 -56,81 Tổng dư nợ 239.841 901.188 1.052.610 661.347 275,74 151.422 16,80 (Nguồn: Phịng Tín dụng)

 Đối với ngành thương mại dịch vụ:

- Nhìn bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực này ngày một tăng qua ba năm. Dư nợ tín dụng năm 2012 đạt 185.493 triệu đồng, tăng 137.102 triệu đồng

so với năm 2011, tương ứng tăng 283,32% và tiếp tục tăng trưởng đến năm 2013 đạt 275.371 triệu đồng, tương ứng với 48,45%. Tuy nhiên ngành này chỉ chiếm tỷ trọng tương đối, không cao. Tỷ trọng năm 2012 trên tổng dư nợ là 20,58%, đến năm 2013 chỉ chiếm 26,16%. Dù tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với ngành này khá cao, chiếm 40,17% trên tổng doanh số cho vay năm 2012, nhưng tỷ trọng thu nợ chỉ có 31,27%, điều này làm cho ngân hàng hạn chế bớt việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng nhiều hơn nữa thì việc hỗ trợ vốn của ngân hàng cũng sẽ tích cực hơn để thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa.

 Đối với ngành xây dựng:

- Ngành xây dựng là ngành có tỷ trọng cao nhất trên tổng dư nợ năm 2013. Năm 2011 chiếm 33,45%, năm 2012 chiếm 26,17%, năm 2013 chiếm 35,01% trên tổng dư nợ tín dụng. Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng cao bởi vì địa bàn tỉnh đang thực hiện xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu chung cư mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cho nên ngân hàng rất tích cực trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình.

 Đối với ngành công nghiệp chế biến:

- Trên cơ cấu tổng dư nợ tín dụng, thì xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến chính là ngành cơng nghiệp chế biến. Năm 2012 dư nợ đạt 240.389 triệu đồng, tăng 186.548 triệu đồng, tương ứng tăng 346,48% so với năm 2011. Đến năm 2013 đã đạt đến 305.284 triệu đồng, tăng 64.895 triệu đồng, tương ứng tăng 26,99% so với năm 2012. Nhìn chung ngành cơng nghiệp chế biến phát triển ổn định, vẫn giữ được khả năng trả nợ nên ngân hàng cũng không hạn chế việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này.

 Đối với các ngành khác:

- Nhìn bảng số liệu ta thấy tỷ trọng các ngành khác không ổn định. Từ năm 2011 đến năm 2012, tỷ trọng tuy có tăng lên, chiếm 26,58% trên tổng dư nợ tín dụng, nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống cịn có 9,83%. Cụ thể là năm 2012, tăng từ 57.391 triệu đồng

lên đến 239.475 triệu đồng, tăng tương ứng đến 317,27%. Đến năm 2013, giảm xuống chỉ còn 103.426 triệu đồng, giảm 56,81%. Nguyên nhân là do những năm gần đây, tình hình cho vay đối với nơng lâm nghiệp, kinh doanh nhà hàng khách sạn gặp rủi ro tương đối cao nên ngân hàng chủ trương lựa chọn sàng lọc kỹ lưỡng từng đối tượng vay, đặc biệt đối với nông nghiệp, nên dư nợ đối với lĩnh vực này giảm mạnh mặc dù tổng dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua ba năm.

2.3 Phân tích tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng từ năm 2011- 2013:

2.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế:

 Tính đến 30/6/2012, tổng dư nợ cho vay (cả ngoại tệ quy đổi VND) đạt 451.504 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cuối năm 2011. Trong 6 tháng cuối năm 2012, Agribank mở rộng cho vay bằng VND, cho vay bằng đồng ngoại tệ để đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2012 khoảng 10%, đối với các Chi nhánh thuộc địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn thì tăng trưởng dư nợ cho vay khoảng 15%; tập trung vốn cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, mở rộng cho vay xuất khẩu, cho vay tiêu dùng.

 Cho vay đối với khách hàng cá nhân

 Tính đến 31/12/2013 dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank tăng 50.148 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 10,44 % so với 31/12/2012; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại agribank (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)